Bằng một đằng, chuyên môn một nẻo
Có ít nhất hai trưởng khoa tiếng Anh của hai trường ĐH lớn tại TP.HCM đều không phải tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh mà là tiến sĩ ngôn ngữ học so sánh.
Có khoa tiếng Anh hầu như không ai là tiến sĩ đúng chuyên ngành. Để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, họ bèn… đi học ngôn ngữ học so sánh.
TS Vũ Thị Phương Anh – phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập – dẫn chứng như trên về thực trạng nhiều giảng viên có bằng cấp… chẳng dính dáng đến chuyên môn giảng dạy. Thực trạng bằng cấp một đằng, chuyên môn một nẻo này được nhiều chuyên gia nhìn nhận “đã tồn tại từ lâu và hiện rất phổ biến”.
Thạc sĩ kinh doanh dạy… thiết kế web
“Khối ngoại ngữ thì học ngôn ngữ học so sánh như là lối thoát cho những người không lấy được bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên môn.
Bằng một đằng, chuyên môn một nẻo
Còn quản lý giáo dục là lối thoát cho những người phó trưởng khoa lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ rồi làm trưởng khoa, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng… Theo quan sát của tôi, vấn đề này rất phổ biến”
TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANHTheo tìm hiểu của chúng tôi, lớp cao học quản trị kinh doanh của một trường ĐH ngoài công lập ở TP.HCM có đến 80% học viên “xuất thân” từ những ngành học trái ngành. “Nhiều người theo học khi đang là giảng viên công nghệ thông tin, điện – điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học và những ngành kỹ thuật, công nghệ khác.Lấy bằng thạc sĩ xong, có người tiếp tục giảng dạy chuyên môn cử nhân của mình. Học cao học các ngành kỹ thuật, công nghệ… khó nhai lắm.Còn cao học quản trị kinh doanh thi đầu vào hơi khó một chút. Nhưng vào được rồi chỉ cần đi học đầy đủ là qua hết” – một học viên của lớp nói.
Ngoài ra, hưởng ứng quy định “ba công khai” của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH đã công khai đội ngũ giảng viên của trường trên trang thông tin điện tử.
Không khó để tìm thấy giảng viên có bằng thạc sĩ ngành này nhưng giảng dạy ở ngành kia. Đơn cử trường ĐH T ghi rõ giảng viên T.Đ.H.T. (khoa công nghệ thông tin), thạc sĩ quản trị kinh doanh, nhưng chuyên ngành giảng dạy là… tin học lập trình VB.NET.
Trong học kỳ 1 năm học này, thạc sĩ T.Đ.H.T. được xếp thời khóa biểu giảng dạy môn tin học kế toán. Tương tự, thạc sĩ quản trị kinh doanh D.Đ.V. cũng được ghi chú chuyên môn giảng dạy là thiết kế website…
TS Kiều Xuân Hùng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM – cho biết: “Những năm gần đây, trường có nhiều giảng viên là cử nhân công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, xây dựng… đi học và lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện trường đang chuẩn hóa, siết chặt lại chuyên môn của đội ngũ giảng viên nên chỉ tuyển dụng những người có bằng thạc sĩ đúng với chuyên môn từ ĐH. Song song đó, trường hợp thạc sĩ trái ngành từ trước trường khuyến khích đi học lại thạc sĩ đúng chuyên môn mới được đứng lớp và tính giờ giảng theo trình độ thạc sĩ”.
Tương tự, trưởng phòng đào tạo một trường ĐH ngoài công lập thừa nhận ở trường hiện có khoảng 10 giảng viên có bằng thạc sĩ trái chuyên môn. Một người công tác lâu năm trong lĩnh vực giáo dục (đề nghị không nêu tên) nhận định: “Chưa có thống kê đầy đủ nhưng ước tính số giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ trái với chuyên môn đang đứng lớp tại các trường ĐH, CĐ hiện chiếm khoảng 20%. Thực tế này dẫn đến nhiều giảng viên bằng cấp cao nhưng chuyên môn giới hạn”.
Video đang HOT
Kẽ hở trong quy định
Theo một số chuyên gia giáo dục, những ngành như quản lý giáo dục, ngôn ngữ học so sánh, quản trị kinh doanh… lâu nay luôn là lối thoát để nhiều giảng viên “củng cố” bằng thạc sĩ, tiến sĩ của mình theo quy định để giảng dạy, quản lý.
TS Vũ Thị Phương Anh phân tích: “Giảng viên chọn học trái ngành là bởi dễ học. Những ngành họ chọn đa số là ngành xã hội, nhân văn, kinh tế, quản lý giáo dục… bởi học cao học những ngành này học viên có thể tự làm bài tập ở nhà, thậm chí có thể nhờ người khác làm thay. Những giảng viên này vẫn đứng lớp được vì chỉ nhắc lại kiến thức trong sách vở chứ nghiên cứu khoa học rất yếu. Thành ra số thạc sĩ, tiến sĩ cứ tăng lên trong khi chất lượng giáo dục đi xuống”.
Tương tự, PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Viện nghiên cứu giáo dục – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận “phong trào đi học trái ngành hiện rất nhiều, rất phổ biến” bởi luật không quy định người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên môn mới được giảng dạy.
TS Hậu nói: “Khá nhiều người ở chuyên môn học lên của mình có những tiêu chí họ không đáp ứng được. Đặc biệt là những ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật học lên cao đòi hỏi phải tốn công sức, tiền bạc. Trong khi đó, chỉ cần học chuyển đổi vài môn là có thể học ở ngành khác đơn giản hơn.
Do đó đang tồn tại một thực trạng kiểu như có cử nhân tiếng Anh học thạc sĩ quản lý giáo dục và hưởng lương theo giờ giảng tiếng Anh của thạc sĩ”. TS Nguyễn Văn Nam – Trường ĐH Lạc Hồng – thừa nhận để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định, nhiều giảng viên sẵn sàng đi đường tắt là học trái ngành.
Để giải quyết vấn đề, theo TS Vũ Thị Phương Anh, Luật giáo dục ĐH cần quy định rõ người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ phải đúng chuyên môn mới đủ điều kiện giảng dạy.
Theo tuổi trẻ
Tuyển 50 chỉ tiêu cuối cùng vào Học viện CNTT Bách Khoa
Hai chuyên ngành tuyển sinh là Cử nhân Quản trị mạng và Bảo mật hệ thống quốc tế, và Cử nhân Quản trị Tài chính Kế toán quốc tế CIMA Việt Nam.
Với mục tiêu dành cơ hội cuối cùng cho những thí sinh có nguyện vọng tham gia học tập các chương trình đào tạo công nghệ thông tin và quản trị tài chính kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế trong năm học 2012-2013, Học viện CNTT Bách Khoa(BKACAD), trực thuộc ĐHBK HN thông báo tuyển sinh 50 chỉ tiêu cuối cùng cho hai chuyên ngành đào tạo Cử nhân Quản trị mạng và Bảo mật hệ thống quốc tế, và Cử nhân Quản trị Tài chính Kế toán quốc tế CIMA Việt Nam trong tổng 300 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012, thời gian khai giảng dự kiến vào đầu tháng 10.
Những thí sinh trên cả nước đáp ứng những điều kiện cụ thể ở phía dưới có thể đăng ký ngay hôm nay để có cơ hội trở thành tân sinh viên của Học viện CNTTBách Khoa - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Chuyên ngành tuyển sinh cụ thể như sau:
Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa (BKACAD) - Đơn vị đào tạo nguồn nhân lực CNTT tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam
Được thành lập tháng 11/2004, Học viện Công nghệ thông tin Bách Khoa(Bachkhoa Information Technology Academy - BKACAD) là sự hợp tác chính thức của Đại học Bách Khoa Hà Nội với các đối tác nước ngoài như tập đoàn Cisco Systems, Microsoft, Sun Oracle, Prometric, VUE, CIMA, Aptech trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, triển khai công nghệ thông tin và quản trị tài chính kế toán quốc tế.
Phòng Lab thực hành tiêu chuẩn quốc tế.
Với sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị hiện đại và với đội ngũ kỹ thuật, chuyên gia giàu kinh nghiệm, Học viện được đánh giá là học viện đào tạo có uy tín trong hệ thống các Học viện mạng của Cisco tại Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Những cột mốc quan trọng của Học viện:
&bull Tháng 11/2004: Học viện CNTT Bách Khoa (BKACAD) được thành lập.
&bull Tháng 08/2005: Trở thành học viện mạng Cisco cấp khu vực.
&bull Tháng 10/2005: Trở thành trung tâm khảo thí quốc tế VUE.
&bull Tháng 01/2007: Trở thành học viện uỷ quyền của Microsoft.
&bull Tháng 10/2007: Nhận giải thưởng Học viện mạng Cisco xuất sắc nhất VN.
&bull Năm 2008, 2009, 2010, 2011: 4 năm liền đoạt giải nhất cuộc thi Kỹ năng mạng Việt Nam (Vietnam Skills Competition) do Cisco Systems tổ chức.
&bull Tháng 2/2009: Triển khai Chương trình Hàn lâm khởi nghiệp SUN (SAI) và trở thành đối tác chính thức về đào tạo và nghiên cứu của Sun Microsystems.
&bull Tháng 2/2011: Ký kết thỏa thuận hợp tác với NIIT và Aptech (Ấn Độ) triển khai chương trình Mỹ thuật đa phương tiện và Lập trình viên quốc tế.
&bull Tháng 3/2011: Chính thức được Cisco System trao giải thưởng Học viện Mạng xuất sắc nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
&bull Tháng 2/2012: Ký kết thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc (viết tắt CIMA ) triển khai chương trình Quản trị tài chính kế toán quốc tế.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 5/9 đến ngày 30/9 (tính theo dấu bưu điện). Thí sinh đăng ký hồ sơ theo các hình thức sau:
Hình thức đăng ký trực tiếp tại Học viện: Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển và tuyển thẳng trực tiếp tại văn phòng Ban tuyển sinh Học viện CNTT Bách Khoa(BKACAD) - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Hình thức đăng ký theo đường bưu điện: Thí sinh điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ nhập học theo mẫu và phiếu báo điểm thi đại học, cao đẳng 2012 có dấu đỏ sau đó gửi qua đường bưu điện về Ban tuyển sinh của nhà trường.
Hình thức đăng ký online: Thí sinh có thể đăng ký theo địa chỉ email bên dưới. Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
1. Đơn xin tuyển thẳng theo mẫu tại đây
2. Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu tại đây 3. Phiếu báo điểm thi ĐH/CĐ 2012
4. Chứng minh thư nhân dân
5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
6. Bản sao giấy khai sinh
7. Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
8. Bản sao công chứng học bạ THPT
9. Bốn ảnh 3x4
Để tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh năm 2012 của Học viện, thí sinh có thể liên hệ theo địa chỉ:
Ban tuyển sinh học viện công nghệ thông tin bách khoa (BKACAD)
Tại Hà Nội: Phòng 502A, tầng 5 nhà D5, ĐH Bách Khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 04. 36231023, Fax: 04. 36231024
Email: contact@bkacad.edu.vn Website: www.bkacad.edu.vn
Tư liệu: BKACAD
Theo Infonet
Xu hướng mới: Học không cần đến trường Bùi Huy Khang, sinh năm 2002, là một trong số ít cậu bé không đến trường tiểu học như các bạn khác. Lựa chọn cách học không vì bằng cấp Mặc dù đã lên 10 tuổi nhưng Khang mới đang học chương trình tương đương lớp 2 của chương trình tiểu học này. Anh Bùi Huy Kiên, bố của Khang cho biết: "Cháu...