Bàng hoàng học sinh 11 tuổi tự sát vì… sợ cô giáo
Chu Châu, cậu bé 11 tuổi ở Trung Quốc đã khiến dư luận nước này bàng hoàng khi dùng một chiếc khăn quàng đỏ để tự sát sau khi cậu bị cô giáo phạt chép lại sách giáo khoa.
Theo mạng Chinasmack, ngày 29-12-2010, Chu Châu, 11 tuổi, học sinh trường Tiểu học Wuliduo, bị cô giáo yêu cầu ở lại sau buổi học để chép lại nội dung trong sách giáo khoa đến 1 giờ chiều mới được về nhà.
Sau khi ăn trưa xong, Chu Châu lên phòng riêng và dùng chiếc khăn quàng đỏ để thắt cổ tự sát.
Mẹ của Chu Châu kể rằng, hôm đó, khi không thấy con trai trở về nhà ăn trưa như thường lệ, bà đã chạy đến trường học tìm con nhưng tất cả các phòng học đều trống trơn. Đến đầu giờ chiều, bà thấy Chu Châu xuất hiện ở trước cổng trường, khóc mếu và nói: “Mẹ ơi, con đói quá. Cô giáo đã phạt con chép lại 7 trang chữ trong sách giáo khoa”.
Mẹ của Chu Châu và chiếc cặp sách nặng 7kg của cậu bé mang trước khi chết.
Video đang HOT
Sau khi dọn bữa trưa cho con trai, bà mẹ vội vàng quay trở lại nơi làm việc, đến khi bà quay về nhà thì phát hiện Chu Châu đã dùng khăn đỏ thắt cổ mình trong phòng riêng của cậu.
Người mẹ cho rằng, cái chết của con trai là do quá sợ hãi và căng thẳng trước áp lực của hình phạt từ cô giáo.
Theo Chinasmack, sau khi con trai chết, người mẹ đã mang cặp sách của cậu bé cân được 7 kg. Hiện cảnh sát đang điều tra vụ việc, tuy nhiên, cảnh sát vẫn chưa thể lấy lời khai từ cô giáo này vì hiện cô đang phải điều trị trong bệnh viện để truyền tĩnh mạch.
Ban Giám hiệu trường Wuliduo cho biết, cô giáo phạt học sinh là một giáo viên có kinh nghiệm lâu năm và sắp đến tuổi nghỉ hưu.
Theo Dân Việt
Thông minh nhất hay chỉ là những cỗ máy làm bài
Nền giáo dục của Trung Quốc hiện giờ thực sự rất hà khắc.
Kết quả của kì kiểm tra kiến thức và trí thông minh PISA mới đây cho thấy học sinh đến từ Thượng Hải đạt số điểm cao nhất toàn thế giới đã khiến các nhà giáo dục phương Tây rất ngưỡng mộ. Ở Mỹ, giới truyền thông cũng như các văn phòng bắt đầu lo ngại về sự phát triển ngày càng cao của hệ thống giáo dục Trung Quốc. Thậm chí trong vài năm gần đây, tổng thống Obama liên tục nhắc lại rằng số năm học của Mỹ ít hơn so với Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác thực sự là một điểm yếu của Mỹ trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.
Hơn 5000 học sinh Thượng Hải đến từ 152 trường học đã làm bài kiểm tra trong vòng 2 tiếng về các môn Toán, tiếng Anh và đọc, và đã đạt điểm cao nhất trong số 70 quốc gia tham dự.
Không thể phủ nhận công sức của thầy trò Thượng Hải, nhưng nếu như đã quen thuộc với hệ thống giáo dục Trung Quốc, người ta sẽ thấy điều này không có gì ngạc nhiên.
Giống như rất nhiều các nước châu Á khác cũng giành được điểm số cao như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, học sinh Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung, đến năm 15 tuổi, đã trải qua 9 năm được rèn luyện trong môi trường giáo dục lấy các bài kiểm tra làm trung tâm, và trở thành những chuyên gia trong thi cử.
Thực tế, bài thi mà các học sinh phải tham dự trong 2 năm tới - trong kì thi đại học sẽ còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, và đến khi đó, các học sinh đều trở thành những cỗ máy chuyên làm bài kiểm tra và bài thi. Những kì thi liên miên đã gây nên một hậu quả là hầu như các học sinh đều đánh mất niềm vui của tuổi thơ.
Từ khi học mẫu giáo, các em bé đã được phụ huynh cho tham gia các trường phụ đạo sau giờ học và cuối tuần, học toán và tiếng Anh. Những chiếc cặp đi học ngày càng nặng và khối lượng bài tập về nhà ngày càng nhiều. Vào cuối tuần, tại các công viên hay các tụ điểm giải trí, người ta khó có thể thấy nhiều trẻ em vì chúng đang đi học hoặc đang làm bài về nhà.
Học sinh Trung Quốc đang được đào tạo trở thành những cỗ máy làm bài thi.
Trẻ em Thượng Hải giờ đây có đầy đủ các chất dinh dưỡng và mức sống cao hơn, nhưng cuộc sống lại bị chi phối bởi các lớp học và các bài kiểm tra, vì thế không được hạnh phúc như thế hệ bố mẹ chúng, dù họ sống trong thời kì kinh tế thiếu thốn.
Mọi người ở Mỹ ngưỡng mộ học sinh Thượng Hải vì kết quả kiểm tra rất cao, nhưng ở Thượng Hải, cụm từ "làm bài kiểm tra giỏi" lại mang ý châm biếm, nói về các học sinh chỉ biết học và làm bài thi, nhưng thiếu sự tưởng tượng và tính sáng tạo.
Suy nghĩ độc lập, có logic, không có mặt trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, khi mà các giáo viên luôn yêu cầu học sinh học thuộc và nhớ sách giáo khoa, luôn chỉ có một câu trả lời đúng cho các câu hỏi và các giáo viên không thích học sinh hỏi khó mình.
Chính vì điều này mà khi có cơ hội, phụ huynh Trung Quốc thường cho con cái mình ra nước ngoài học tập. Học sinh Trung Quốc rất ngưỡng mộ nền giáo dục phương Tây giúp phát triển sự sáng tạo và cái tôi cá nhân của học sinh. Điều này rất cần thiết cho thành công sau này, cho cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Theo kênh14
Học sinh nông thôn bị bỏ lại phía sau Các chuyên gia giáo dục Trung Quốc đang lên tiếng cảnh báo sự mất cân bằng trong nguồn tài liệu nghiên cứu học tập khiến các học sinh nông thôn rất khó khăn trong việc đạt được kết quả học tập cao và thi được vào những trường đại học mơ ước. Xu hướng này có thể thấy rõ tại hai trường đại...