Bảng điểm toàn A của nam sinh trường Bách khoa
Nhờ sự chịu khó, ham học hỏi, ngay sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Hữu Dũng sớm tìm được công việc như ý tại một tập đoàn nước ngoài.
Nguyễn Hữu Dũng, sinh năm 1996, cựu sinh viên K59, lớp Kỹ thuật Máy tính, viện Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Máy tính, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Dũng được nhiều người biết đến khi bảng điểm với 7 môn đạt điểm A và A , một môn đạt điểm B được đăng tải trên mạng xã hội.
Cựu sinh viên Bách Khoa nhận việc ngay sau khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp và giành bằng kỹ sư loại xuất sắc.
Kết quả học tập xuống dốc ở năm đầu tiên đại học
Quê ở Phú Thọ, Dũng là cựu học sinh chuyên Toán trường THPT Chuyên Hùng Vương. Nam sinh được học tập trong môi trường giáo dục năng động, tiếp xúc các tấm gương đi trước học giỏi, đa tài. 9X đặt mục tiêu thi Đại học Bách Khoa, khối ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Máy tính.
“Mình khá áp lực khoảng thời gian thi đại học. Khi ấy mình rất kém môn hóa, cô giáo luôn nhắc nhở bản thân mình cố gắng, nếu không sẽ không đủ điểm. May mắn mình thừa 0,5 điểm và đỗ đúng nguyện vọng đã đăng ký”, Dũng nói.
Bảng điểm tốt nghiệp của Hữu Dũng. Ảnh: NVCC
Xuất phát điểm là dân chuyên Toán nhưng Dũng vẫn gặp nhiều bỡ ngỡ khi vào đại học. Năm nhất chỉ học những môn đại cương, Dũng bỏ tiết, lười học, ham chơi. Em bị khủng hoảng vì điểm số liên tục xuống dốc.
Nhưng Dũng kịp sốc lại tinh thần khi nhận được lời khuyên của một cựu sinh viên Bách Khoa đi trước.
“Mình nhớ mãi câu nói của người anh cho rằng khi vào trường thủ khoa và người đủ điểm đỗ đều xuất phát như nhau. Chỉ khi cố gắng ra trường với tấm bằng có điểm cao nhất có thể, bản thân mình mới có được công việc phù hợp”.
Những lời động viên ấy đã thay đổi suy nghĩ của chàng trai 18 tuổi, quyết tâm ra trường với tấm bằng xuất sắc.
Video đang HOT
Học đi đôi với hành
Để làm quen nhịp sống và áp lực mà các môn đại cương mang lại, Dũng mua đề cương, tham khảo đề thi năm trước. Nam sinh cho rằng, nắm được chiến lược học tập hiệu quả thì nhất định các môn đại cương sẽ không còn là trở ngại lớn.
Dũng đi học chăm chỉ hơn, dành tối đa thời gian để tập trung vào việc học. Nam sinh dành thời gian giải đầy đủ các bài trong đề thi Olympic hay học hỏi thuật toán mới, cách giải mới. Bên cạnh đó, 9X chủ động xin đi làm thực tập ở các công ty, tập đoàn lớn để học hỏi kinh nghiệm. Hết năm thứ hai, Dũng được nhận vào làm thực tập sinh tại một Trung tâm Nghiên cứu công nghệ mạng.
Dũng thích tìm hiểu yêu thích về lập trình nhúng cho các thiết bị mạng. Ảnh: NVCC
“90% sinh viên học hết năm 3 vẫn chưa biết sau này mình làm gì, phải tập trung học như thế nào. Tuy nhiên mình may mắn tìm được người hướng dẫn, chỉ bảo nhiều điều. Mình biết mình muốn gì, cần làm gì, và tập trung tối đa tâm huyết vào nó”.
Khoảng thời gian năm cuối, 9X lựa chọn làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Tái tạo bản đồ 3D sử dụng hệ thống GNSS, Lidar và IMU”.
Vừa học lý thuyết, lại đan xen thực hành về hình học không gian 3 chiều, hệ quy chiếu, Dũng rất hứng thú.
Thế nhưng, việc nghiên cứu không phải dễ dàng, có thời điểm nam sinh mất 1-2 tháng chỉ để làm đi làm lại một thí nghiệm nhưng vẫn không ra số liệu mong muốn.
Dù rất nản nhưng nhận được sự động viên, hướng dẫn của giảng viên, Dũng hoàn thành đồ án với số điểm 9.8/10. Cựu sinh viên HUST tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, CPA đạt 3.8, đứng thứ 2 khoa Kỹ thuật máy tính.
PGS.TS Lã Thế Vinh, giảng viên cao cấp tại bộ môn Kỹ thuật Máy tính, người hướng dẫn Dũng làm đồ án tốt nghiệp đánh giá cao sự chủ động của em. PGS Vinh nói: “Dũng rất chịu khó tìm tòi tài liệu, tinh thần tự chủ, độc lập làm việc tốt. Em có nền tảng kiến thức vững vàng, khả năng làm việc nhóm linh hoạt”.
Hiện, Dũng là kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm ở một tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam.
9X hài lòng vì có cơ hội thử sức ở nhiều vị trí, học hỏi được kinh nghiệm người đi trước: “Mình sẽ cố gắng trau dồi tiếng Anh để tiếp thu hiệu quả các ý tưởng, phương pháp từ các cố vấn, quản lý của đồng nghiệp quốc tế”, 9X nói.
Những điểm mới của giáo dục Việt Nam trong năm 2020
Năm 2020, có nhiều quy định mới trong giáo dục liên quan đến biên chế nhà giáo, quản lý văn bằng, công tác thi cử, áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ lớp 1...
Bỏ chế độ nhà giáo công chức suốt đời
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, từ ngày 1/7/2020, hiệu trưởng không còn là công chức, giáo viên không là viên chức. Cụ thể, tại khoản 2, điều 2 sửa đổi, bổ sung điều 25 Luật viên chức hiện hành, việc thực hiện hợp đồng loại không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;
Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
Áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới
Sau nhiêu năm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố kết quả thẩm định SGK lớp 1 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó có tổng cộng 32 bộ/cuốn SGK lớp 1 được sử dụng từ năm học 2020 - 2021 là sách của 3 Nhà Xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm TP.HCM.
Bộ GD&ĐT cho biết, theo lộ trình, trước tháng 3/2020, các địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn trong danh mục SGK được Bộ GD&ĐT ký thông qua. Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, Sở GD&ĐT cùng NXB tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, tập huấn, NXB triển khai chương trình in ấn và xuất bản.
Sách giáo khoa lớp 1 giáo dục phổ thông mới chính thức áp dụng trong năm 2020.
Cấm uống rượu, bia ngay trước giờ vào lớp
Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019 đã thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020). Theo đó, nghiêm cấm giáo viên, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Ngoài ra, Luật cũng ban hành các hành vi bị cấm khác như: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
Tăng cường bảo mật trong kỳ thi THPT Quốc gia
Theo Quy chế kỳ thi THPT Quốc gia, kỳ thi được tổ chức vào tháng 6 hàng năm trên phạm vi cả nước. Kỳ thi nhằm mục đích dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Bộ GD&ĐT cũng đã vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dự thảo bổ sung nhiều điểm mới về công tác bảo đảm an toàn, hạn chế tiêu cực trong công tác chấm thi. Cụ thể, Dự thảo quy định khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, có công an bảo vệ 24 giờ/ngày... Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo được lấy ý kiến từ nay tới ngày 10/3.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 sẽ có nhiều giải pháp để phòng chống gian lận thi cử.
Không còn cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2020. Cụ thể, Thông tư 20 bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (Chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C) tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008.
Các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C đã được cấp trước đây vẫn có giá trị sử dụng; đối với các khóa đào tạo đang được triển khai thực hiện trước ngày 15/1/2020 thì tiếp tục đào tạo và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.
6 trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ
Ngày 29/11/2019, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2020 về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, sẽ thu hồi, hủy bỏ các văn bằng, chứng chỉ thuộc các loại nêu trên nếu thuộc 06 trường hợp sau:
Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; Cấp cho người không đủ điều kiện; Do người không có thẩm quyền cấp; Bị tẩy xóa, sửa chữa; Để cho người khác sử dụng; Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Quang Anh
Theo giadinh.net
Vụ 42 học sinh cùng lớp có bảng điểm giống hệt nhau: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp nói gì? Ông Nguyễn Hoàng Kha - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) Phú Quốc, Kiên Giang cũng xác nhận, sự việc này là do giáo viên xử lý kỹ thuật hàm sai thao tác. Sau khi phát hiện, ông đã cho làm lại bảng điểm. Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện một bảng điểm...