Bằng cử nhân bị … xếp xó, vì đâu?
Hàng trăm độc giả đã gửi bình luận sau khi đọc bài viết “Những tấm bằng bị … xếp xó” trên báo điện tử Dân trí. Các ý kiến của độc giả đã phần nào chỉ ra các lý do tại sao các sinh viên khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp đại học?
Hãy cùng độc giả báo điện tử Dân trí tìm hiểu nguyên nhân thực trạng này.
Hậu quả của việc “thừa thầy” nhưng “thiếu thợ”
Lý giải về nguyên nhân sinh viên tốt nghiệp đại học khó kiếm việc, nhiều độc giả cho rằng đây là hậu quả của việc “thừa thầy” nhưng “thiếu thợ”.
“Có bao nhiêu học sinh PTTH trước khi rời khỏi mái trường cấp 3 mơ ước trưởng thành từ những nghề lao động chân tay?” – Người gửi: Nguyễn Sỹ Thanh, email:thanhthanhsy@gmail.com
“Không có gì lạ ở xã hội nhiều “thầy” ít “thợ”. – Người gửi: Trần Anh, email:thaianhohe@gmail.com
Sinh viên khối Ngân hàng và kinh tế tham dự một hội chợ việc làm tại Hà Nội.
“Tình hình thất nghiệp hiện nay chỉ chủ yếu nhắm vào khối Kinh tế là chính, còn khối Kỹ thuật thì tôi có thấy mấy ai thất nghiệp đâu, mà các trường nghề hiện giờ có mời thì họ cũng chẳng muốn vào học, ai cũng muốn làm “quan” cả, chẳng ai chịu làm “dân” thì hỏi sao chẳng thất nghiệp nhiều.” – Người gửi: Vũ Ngọc Doanh, email:doanh0910@gmail.com
“Tôi thấy cũng thấy chẳng có nói bạn nào học công nhân học nghề, trung cấp ra thất nghiệp nhỉ. Chắc mọi người quá ảo vọng vào tấm bằng đại học nên mới vậy.” – Người gửi: Le Hung, email:lehunginco2008@yahoo.com.vn
Video đang HOT
“Các bạn đừng mơ học những ngành nhàn mà lại khó xin việc, bạn cứ học như Cơ khí, Điện, CNTT Phần cứng mạng xem, bạn xin việc dễ cực, thu nhập lương cũng khá, các công ty doanh nghiệp tuyển rất nhiều” – Người gửi: Ninh Dũng, email:dungmytom@gmail.com
“Xem ra các bạn trẻ nên nhìn nhận lại việc chọn nghề chứ không nên tìm mọi cách để vào đại học. Quan trọng là nghề nào phù hợp và có thể kiếm cơm được dể dàng”. – Người gửi: Lê Hùng, email:Robertanunda@gmail.com
Thiếu kinh nghiệm
“Đó là vì các công ty hiện nay đều tuyển nhân viên có kinh nghiệm ít nhất 2 năm. Thử hỏi SV mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm?” – Người gửi:Tran Hung, email:tranhungmm@gmail.com
“Hầu như khi đi xin việc làm, nhà tuyển dụng đều yêu cầu có kinh nghiệm, nhưng đối với những sinh viên mới ra trường như mình lấy đâu kinh nghiệm ra để đáp ứng được yêu cầu đó?” – Người gửi:Lam, email:cobe_digan2005@yahoo.com
“Sinh viên ra trường bằng Khá, Giỏi nhưng thiếu kỹ năng làm việc. Các công ty bây giờ họ cần kỹ năng làm việc hơn là học vấn chuyên môn”. – Người gửi:Trần Anh Tuấn, email:tuan.tran.qa@gmail.com
“Nếu các bạn không tiếp xúc công việc từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì khi ra trường đi làm, kỹ năng làm việc chỉ là con số 0. Doanh nghiệp bây giờ cần người làm được việc chứ không chỉ cần tấm bằng.” – Người gửi: Hung, email:hungnguyen_vn83@yahoo.com.vn
Cử nhân cứ “bám riết” thành phố!
“Việc làm quá trời mà, hiện giờ cần nhiều lao động lắm, các công ty đang thiếu lao động mà. Các bạn đừng suy nghĩ mình học ông này bà nọ rồi tự cao, đòi hỏi công việc này công việc nọ, ai ai cũng muốn bám lấy các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội… để làm gì? Các tỉnh vùng sâu vùng xa, hải đảo… hoặc các khu công nghiệp ở Bình Dương… đang rất cần nhân lực để làm việc, cứ chi phải vào thành phố lớn. Còn về lương thấp không quan trọng, đủ ăn sống qua ngày là được rồi, 1 tháng thu nhập 2 triệu đồng là tạm được, đủ ăn không thể chết đói rồi, không cần đòi hỏi nhiều, vì hiện giờ còn nhiều người có thu nhập rất thấp, thậm chí không đủ ăn.
…Việc bằng cấp học xong mà lỡ có không sử dụng được thì cũng không sao, để đó làm kỉ niệm, mình cứ xem như cha mẹ cho tiền ăn học là để mình nâng cao trình độ, hiểu biết, mở mang trí óc với mọi người, chúng ta xếp bằng lại để đi làm công nhân phụ hồ, bán hàng… cũng được, làm bất cứ việc gì có thể kiếm ra tiền để nuôi cái bụng miễn là việc làm đó được pháp luật cho phép. Điển hình như mình đây nè, mình tốt nghiệp đại học nhưng mình xin việc chưa được nên mình chọn nghề phụ hồ kiếm sống, thu nhập cũng khá phết các bạn, 1 ngày ăn uống xong mình cũng để dành được 20 ngàn lận, nên mình rất hạnh phúc. Chúc các bạn cũng hạnh phúc”. – Người gửi: Công nhân phụ hồ, email:shs@yahoo.com
“Vì sao học xong không trở lại quê hương để góp sức xây dựng quê nhà mà cứ bám lấy thành phố để kêu ca than vãn cho nó khổ. Đúng một vòng luẩn quẩn” – Người gửi: email:anhhungcuunet888@yahoo.com.vn
Khó kiếm việc nhưng vẫn kén chọn
Nhiều khi sinh viên thất nghiệp là xuất phát từ chính bản thân họ, có những sinh viên quá kén chọn, nên muốn không nộp đơn xin vào công ty nhỏ.
Như lời bình luận của bạn đọc dưới đây:
“Mình thì thấy là có một số bạn đòi hỏi quá cao hay các bạn ấy cứ nhìn đi đâu ấy. Chồng mình có một công ty nhỏ, tuyển người mãi mà không được chỉ vì tên công ty không nổi hay công ty nhỏ quá. Có bạn còn nói luôn là: chấp nhận làm cho công ty danh tiếng với mức lương thấp hơn bên mình (kể cả không đúng chuyên ngành nữa)” – Người gửi:Dao Thuy Huong, email:daothuyhuong@gmail.com
“Dù học đại học hay không, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền và hạnh phúc gia đình,các bạn nên nghĩ thoáng ra một chút nữa, có bằng đại học là rất tốt, nhưng chỉ dựa vào mỗi bằng đại học thôi thì chưa đủ. Các bạn cần trau dồi thêm kĩ năng kinh nghiệm của cuộc sống, hãy làm tất cả những việc các bạn có thể làm, mình tin các bạn sẽ sớm có chỗ đứng nếu hội tụ được những yếu tố đó. Chúc các bạn thành công” – Người gửi:Khánh Nam, email:khanhnam183@gmail.com
Theo dân trí
Trường nghề đang... 'ế ẩm'
Chưa có năm nào các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề lại rơi vào cảnh điêu đứng như mùa tuyển sinh năm 2012.
Quá ít người học
Thông tin từ nhiều trường nghề (trung cấp nghề và cao đẳng nghề) cho thấy mùa tuyển sinh năm 2012 hết sức ế ẩm và không biết thí sinh đi đâu. Một trong những trường đào tạo nghề chủ lực của TPHCM là Trường CĐ nghề TPHCM chỉ tiêu đến 1.800 nhưng đến nay chỉ tuyển được khoảng 1.500 chỉ tiêu.
TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Tình hình tuyển sinh năm nay rất khó khăn. Những năm trước trường tuyển đủ trong tháng 10 năm nay kéo dài đến tháng 12 nhưng vẫn ít người đăng ký học. Để đủ chỉ tiêu, hiện nay trường vẫn tiếp nhận thí sinh đến đăng ký học".
Trong khi đó, Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TPHCM chỉ tiêu cần tuyển là 750 nhưng đến nay mới ngót nghét 300 sinh viên theo học. Dù vẫn cố gắng tuyển sinh thêm nhưng Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng "không còn hy vọng tuyển được vì nguồn tuyển không còn".
Nhiều trường Cao đẳng và trung cấp nghề đang bị 'ế ẩm'
Dù có sự liên kết và đầu tư khá mạnh cho các trang thiết bị, liên kết giải quyết đầu ra cho sinh viên nhưng Trường CĐ nghề Công nghệ thông tin Ispace từ đầu năm đến nay mới tuyển được khoảng hơn 400 chỉ tiêu so với chỉ tiêu cần tuyển là 1.000.
Th.S Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng nhà trường, than thở: "Các trường nghề năm nay tuyển sinh khó quá. Mọi năm đến cuối tháng 10 là trường đã kết sổ nhưng năm nay phải tiếp tục kéo dài đến hết tháng 12. Nhưng hy vọng tuyển được 50% - 60% là không thể vì thí sinh đã bị hút hết vào các trường ĐH, CĐ".
Cùng chung cảnh ngộ, Trường CĐ Nghề Hàng hải đến nay cũng mới tuyển được khoảng 400 sinh viên, học sinh cho cả bậc cao đẳng và trung cấp nghề. Trong đó, nhiều ngành như quản trị mạng máy tính, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, sửa chữa máy tàu thủy có quá ít thí sinh và không thể mở ngành.
Trong khi đó, phía các trường trung cấp nghề và hệ trung cấp nghề lại càng ế ẩm hơn. Có trường chỉ tiêu đến 1.000 nhưng chỉ tuyển được 100 - 300 học viên. Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: "Thông tin từ các trường đào tạo trung cấp nghề cho thấy tình hình tuyển sinh năm nay quá báo động. Có trường dù chỉ tiêu rất nhiều nhưng kết quả tuyển sinh đến thời điểm này lại không tuyển được".
Trước thực tế tuyển sinh quá khó như hiện nay, nhiều trường trung cấp nghề lẫn trung cấp chính quy đã và đang ráo riết sang nhượng trường để tránh tình trạng vỡ nợ.
Giải pháp nào?
Thực tế cho thấy, nhiều trường cho rằng chính việc tuyển sinh ĐH-CĐ kéo dài thời hạn xét tuyển đến 30-11 là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi còn nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở bản thân các trường nghề chưa thật sự thu hút được người học.
Ở phía quản lý, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: "Bức tranh tuyển sinh hệ nghề năm nay ảm đạm hơn, trong đó hệ trung cấp nghề gặp khó nhiều nhất. Chính bản thân trường nghề cũng chưa đầu tư đúng mức và chạy theo đào tạo các ngành kinh tế nên đầu tư cho các ngành kỹ thuật là rất kém. Do đó, nếu thí sinh vào học nghề ở những trường ĐH, CĐ đào tạo chất lượng hơn những trường CĐ nghề thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, nếu người học vào học nghề chỉ lấy cái "mác" ĐH thì đó là quan điểm sai lầm".
Dưới góc độ chuyên gia tư vấn tuyển sinh, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: "Có nhiều nguyên nhân khiến người học chưa mặn mà với trường nghề nhưng chủ yếu là chất lượng đào tạo, đầu ra, thang bảng lương và chính sách liên thông cho người học. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là các trường nghề chưa tự thân "vận động" để đưa thông tin đến với người học. Do đó, người học muốn tìm thông tin đào tạo của trường nghề còn khó hơn tìm thông tin về các trường ĐH".
Một nguyên nhân cũng khá quan trọng nữa là công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông quá yếu. Qua thực tế khảo sát công tác hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, giáo viên hướng nghiệp gần như rất ít thông tin về đào tạo ở các trường nghề.
Ngoài ra, ở tầm vĩ mô cũng cần xem xét việc quy về một mối (chuyển đào tạo nghề về cho Bộ GD-ĐT quản lý) nhằm đưa ra giải pháp tổng thể để công tác đào tạo nghề phát triển là điều cần phải tính tới.
Theo Tiin
Làm sao phân biệt trường nghề? Tôi hiện là sinh viên một trường cao đẳng nghề tại TP.HCM. Trước đây, nhà trường cam kết chúng tôi vào học hệ CĐ chính quy và được liên thông tất cả các trường trong cả nước. Suốt quá trình học chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi với nhà trường là "chính quy" hay "nghề" nhưng vẫn chưa nhận được câu trả...