Bằng chứng rõ ràng cho thấy loài người vẫn đang tiếp tục tiến hóa
Các nhà khoa học vẫn luôn theo dõi tiến triển của một biến đổi tiến hóa ở loài người và biến đổi này sẽ trở nên phổ biến ở hầu hết cá thể người vào năm 2100.
Một phụ nữ đang giãn cơ cánh tay.
Tưởng như loài người chính là “điểm đích”, là “tất cả” của quá trình tiến hóa tự nhiên, nhưng sự thật là chúng ta vẫn còn xa mới trở thành hoàn hảo. Tất nhiên chúng ta đã khác rất nhiều so với tổ tiên xa xưa của mình, nhưng quá trình tiến hóa của loài người vẫn đang tiếp tục diễn ra. Một nghiên cứu mới đây phát hiện ra ngày càng nhiều trẻ sơ sinh có những đặc điểm thích ứng với môi trường và điều này có thể sẽ là biến đổi lớn ở loài người.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Giải phẫu học, Mỹ, cho thấy ngày càng có thêm người có một động mạch mới trong cánh tay. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây có thể là một biến đổi tiến hóa cho thấy loài người đang tiếp tục thay đổi cho dù là rất chậm.
Theo nghiên cứu này, một động mạch phát thường phát triển ở thai nhi nhưng dần biến mất theo thời gian thì nay tồn tại ở ngày càng nhiều người hơn. Biến đổi này tuy rất nhỏ nhưng vẫn quan trọng vì nó cho thấy cơ thể loài người vẫn đang tiếp tục tiến hóa.
Tiến sỹ Teghan Lucas, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết kể từ thế kỷ XIIX, các nhà giải phẫu học đã nghiên cứu sự xuất hiện của động mạch này ở người lớn và nghiên cứu mới đây cho thấy rõ ràng ngày càng nhiều người có động mạch này. Vào giữa những năm 1880 chỉ có khoảng 10% trẻ sơ sinh vẫn còn có động mạch này nhưng đến cuối thế kỷ XX đã có khoảng 30% trẻ sinh ra vẫn còn động mạch này. Về mặt tiến hóa, chỉ trong một thời gian ngắn như vậy thì tỷ lệ tăng như vậy là rất đáng kể.
Tiến sỹ Lucas nhận định điều này có thể là kết quả của đột biến gene xảy ra trong quá trình phát triển động mạch giữa hoặc người mẹ có các vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai, hoặc cả hai nguyên nhân. Nếu xu hướng này tiếp tục thì đến năm 2100, đại bộ phận người sẽ có động mạch giữa ở cẳng tay.
Các nhà nghiên cứu còn so sánh sự phổ biến của động mạch giữa này với xu hướng mất dần răng khôn ở trẻ sơ sinh. Ngày càng có nhiều người sinh ra không có răng khôn. Điều này là hợp lý vì răng không thường gây phiền toái nhiều hơn là có tác dụng đối với người hiện đại.
Như vậy, trong khi con người không phát triển nhiều đặc điểm ví dụ như thần giao cách cảm hoặc khả năng bẻ cong thìa chỉ bằng sức mạnh của ý nghĩ thì ít nhất chúng ta cũng biết rằng tiến hóa vẫn giúp cho con người trở thành những phiên bản tốt hơn của chính mình.
Chuyện lạ: Bất ngờ chuột chũi cái "chuyển giới" để sinh tồn
Không thể tin nổi, để sinh tồn dưới lòng đất, chuột chũi cái tự mọc tinh hoàn và tiết hormone giúp chúng trở nên khỏe hơn để đào hang.
Chuột chũi cái có một cơ quan sinh sản khá "linh hoạt" khác với mọi động vật có vú.
Nếu xét theo tiêu chuẩn của các loài khác, chúng không hoàn toàn là giống cái mà là nửa nạc nửa mỡ.
Chuột chũi có thể chuyển giới vì chúng có cả mô buồng trứng và tinh hoàn, đồng thời âm đạo biến mất vào mùa sinh sản.
Chuột chũi cái có hai nhiễm sắc thể X nhưng lại sở hữu cả buồng trứng và tinh hoàn.
Chuột chũi có thể chuyển giới tự nhiên.
Bộ phận tinh hoàn chứa tế bào Leydig sản sinh androgen (hormone nam), khiến chuột cái có nhiều testosterone như con đực, thậm chí nhiều hơn. Các nhà sinh vật học kết luận điều này rất hữu ích với loài chuột sống phụ thuộc vào khả năng đào đất.
Giáo sư Stefan Mundlos đến từ viện Di truyền Phân tử Max Planck cho biết: "Chúng tôi đặt giả thuyết ở chuột chũi, không chỉ có thay đổi trong gene mà cả ở những vùng điều hòa thuộc các gene".
Chuột chũi cái có hệ DNA của cá thể đực chịu trách nhiệm cho hormone nam ở nhiều loài. Một số đoạn DNA xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong hệ gene của chuột chũi so với những loài động vật có vú khác, làm thay đổi mức độ biểu hiện.
Để xác nhận nguyên nhân di truyền, nhóm nghiên cứu tạo ra chuột nhắt biến đổi gene giống như chuột chũi. Họ phát hiện chuột nhắt được không bị ảnh hưởng, nhưng con cái sản sinh nhiều testosterone như con đực và có thể trạng khỏe hơn chuột nhắt không biến đổi gene.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng về mặt tiến hóa của hiện tượng tái sắp xếp các gene.
Ngoài ra, trưởng nhóm nghiên cứu - giáo sư Thomas Park, chuyên gia sinh học tại Đại học Illinois, Chicago cho biết chuột chũi có thể sống đến 5 tiếng trong điều kiện thiếu ô-xy, trong khi con người sẽ chết trong vòng vài phút nếu ở tình trạng đó.
"Đây chỉ là một khám đáng lưu ý mới nhất về loài chuột chũi không lông - một loài động vật có vú máu lạnh sống lâu hơn hàng chục năm so với các loài gặm nhấm khác, chúng hiếm khi bị ung thư và cũng không gặp phải các loại cơn đau", giáo sư cho hay.
Các nhà khoa học cho biết, chúng đã sử dụng khả năng độc đáo này để sống sót trong các hang nước ngầm chật chội, đông đúc và bức bí - nơi nồng độ khí ô-xy luôn thay đổi bất thường và có thể cạn kiệt nhanh chóng.
"Thủy quái" 17 mét trong hầm mỏ: loài chưa từng thấy trên thế giới Thủy quái này thuộc nhóm mosasaur, tức thương long, nhưng đã tiến hóa kỳ dị để trở nên nguy hiểm hơn mọi loài thương long của thế giới cổ đại. Tại một mỏ phốt phát ở Morocco, các thợ mỏ đã một phen kinh hoảng khi đào được một hộp sọ... dài tới 1 mét, sở hữu chiếc mõm kinh dị gần như...