Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran
Hình ảnh vệ tinh và phân tích từ các chuyên gia xác nhận tổn thất lớn, khiến Iran trở nên dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn trong việc thay thế hệ thống bị phá hủy.
Hình ảnh đăng trên website của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho thấy thiết bị bay không người lái được cho là của Israel bị bắn rơi gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông tin từ các chuyên gia chia sẻ với tờ The National (UAE) ngày 4/11, cuộc không kích quy mô lớn của Israel vào Iran đã gây thiệt hại nghiêm trọng hơn nhiều so với các báo cáo trước đây. Điều này khiến Iran hiện đang rất dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công tiếp theo.
Hình ảnh vệ tinh đã cho thấy nhiều hệ thống radar và tên lửa phòng không tiên tiến của Iran đã bị phá hủy hoặc hư hại trong đợt tấn công từ Israel hôm 26/10 vừa qua. Trong đó có hệ thống radar Ghadir – có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 1.100km và máy bay ở tầm 600km.
Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ đánh giá, thiệt hại đối với hệ thống phòng không đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phòng thủ của Iran. Điều này khiến các cuộc tấn công tiếp theo của Israel vào Iran trở nên dễ dàng và ít rủi ro hơn.
Cuộc tấn công được thực hiện bởi khoảng 100 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-35, F-16 và F-15. Quân đội Israel đã tiến hành ba đợt không kích tầm xa, nhằm vào ít nhất 20 mục tiêu trên khắp Iran.
Video đang HOT
Megan Sutcliffe, chuyên gia về Trung Đông tại công ty tình báo Sibylline, nhận định việc phá hủy các hệ thống radar đã làm suy yếu đáng kể khả năng phản ứng của Iran trước các cuộc tấn công trên không. Các cuộc tấn công bổ sung vào hệ thống radar ở Iraq và Syria cũng làm Iran giảm khả năng phát hiện các đợt tấn công tầm xa trong khu vực.
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran – vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.
Ngoài ra, Israel còn nhắm vào các hệ thống phòng thủ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Iran. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hệ thống phòng không quanh nhà máy lọc dầu Abadan và khu phức hợp hóa dầu Bandar Imam Khomeini – nơi sản xuất hàng triệu tấn sản phẩm dầu mỏ để xuất khẩu, đã bị phá hủy.
Việc sửa chữa các thiệt hại này có thể mất nhiều tháng. Một khó khăn lớn là hệ thống phòng không của Nga đang phải hoạt động hết công suất để chống lại các cuộc tấn công từ Ukraine, nên việc thay thế các hệ thống bị phá hủy sẽ mất thời gian. Nga cũng có thể đòi giá cao, buộc Iran phải tìm kiếm nguồn cung khác, chẳng hạn từ Trung Quốc.
Các cơ sở sản xuất vũ khí của Iran cũng bị nhắm tới. Cơ sở tên lửa Shahroud ở tỉnh Semnan – nơi chế tạo tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn và khu công nghiệp quốc phòng Parchin đã bị tấn công. Theo các chuyên gia, Iran có thể mất tới một năm để khôi phục khả năng sản xuất tên lửa tiên tiến.
Với những thiệt hại này, Iran khó có thể cân nhắc tấn công trực tiếp vào Israel trong vài tháng tới, ít nhất là cho đến khi hoàn thành việc sửa chữa hệ thống phòng không. Tình hình có thể trở nên phức tạp hơn nếu Donald Trump – người ủng hộ mạnh mẽ Israel và chống Iran, đắc cử tổng thống Mỹ.
Ukraine chấp nhận mọi điều kiện để có hệ thống phòng không, tăng tốc giao UAV
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố nước này sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện mà các nhà tài trợ phương Tây đưa ra để được cung cấp hệ thống phòng không tầm xa.
"Đằng sau cánh cửa đóng kín, tôi đã nói với tất cả các đối tác rằng: 'Các bạn thân mến, bất cứ điều gì các bạn muốn. Bạn muốn chúng được cho thuê, hãy cứ làm như vậy. Bạn muốn hệ thống phòng không bảo vệ biên giới của bạn, chúng sẽ làm như vậy. Chỉ cần đưa hệ thống phòng không cho chúng thôi", Ngoại trưởng Dmytro Kuleba trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình TSN của Ukraine hôm 14/4.
Ông nhấn mạnh việc chuyển giao bất kỳ loại vũ khí nào đều cần có sự chấp thuận của Mỹ. "Tôi không tin, và tôi cho rằng không ai ở Ukraine tin quân đội Mỹ hùng mạnh không có ít nhất một khẩu đội Patriot để gửi cho chúng tôi", ông Kuleba nói thêm.
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Ảnh: Lục quân Mỹ
Một khẩu đội MIM-104 Patriot do tập đoàn Raytheon của Mỹ sản xuất có giá hơn 1 tỷ USD. Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine cần ít nhất 5 - 7 hệ thống Patriot để bảo vệ năng lực sản xuất công nghiệp khỏi các cuộc tấn công tầm xa của Nga.
Còn theo Ngoại trưởng Ukraine, Kiev đang đàm phán với các nhà tài trợ phương Tây để nhận thêm 2 hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất, và một hệ thống SAMP/T của Pháp - Italia. Theo truyền thông phương Tây, Ukraine đang vận hành ít nhất 3 khẩu đội Patriot, và 1 hệ thống SAMP/T. Kiev được cho đã tiếp cận Ba Lan, Tây Ban Nha, và Romania để có thêm vũ khí.
Ukraine tăng tốc cấp UAV cho quân đội
Ukraine đã giao số lượng máy bay không người lái (UAV) cho quân đội trong năm nay nhiều gấp 3 lần so với cả năm 2023.
Theo hãng tin Reuters, đây là tuyên bố của Đại tá Vadym Sukharevskyi, chỉ huy lực lượng UAV Ukraine. Ông Sukharevskyi cho biết 99% UAV được quân đội Ukraine sử dụng là sản phẩm nội địa.
"Quá trình này vẫn tiếp tục, và sẽ ngày càng phát triển. Không phải bí mật, những hạn chế về nguồn lực trong pháo binh của chúng tôi đang được bù đắp bằng UAV như UAV FPV (góc nhìn thứ nhất), và UAV thả bom", ông Sukharevskyi nhấn mạnh.
Việc cả Nga và Ukraine tăng cường sử dụng UAV đã chuyển xung đột trên tiền tuyến sang tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự, năng lượng, và giao thông của nhau.
Theo ông Sukharevskyi, các UAV của Ukraine hiện có thể tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 1.200km.
Tổng thống Ukraine tiết lộ về việc Mỹ phản ứng với các cuộc tấn công nhà máy lọc dầu của Nga Tổng thống Zelensky thừa nhân phản ứng của Mỹ không tích cực về vấn đề này, nhưng khẳng định không ai có thể ngăn cản vì Kiev sử dụng vũ khí của riêng mình. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng thống Volodymyr Zelensky mới đây thừa nhận rằng Mỹ không tán thành việc Ukraine tấn công bằng máy bay không người...