Bằng chứng băng tồn tại trên mặt trăng sao Thổ
Hình ảnh mới cho thấy băng xuất hiện ở nửa bắc của mặt trăng Enceladus, một trong những nơi tiềm năng nhất hệ Mặt Trời để tìm kiếm sự sống.
Ảnh chụp cực bắc mặt trăng Enceladus (trái) và cực nam (phải). Ảnh: NASA.
Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu do tàu vũ trụ Cassini của NASA thu thập trong 13 năm khám phá sao Thổ để tạo ra hình ảnh tổng hợp về mặt trăng Enceladus. Đây là những hình ảnh hồng ngoại chi tiết nhất về thiên thể này đến nay, Futurism hôm 18/9 đưa tin.
Sau khi nghiên cứu ảnh hồng ngoại, nhóm chuyên gia tại NASA phát hiện bằng chứng về “băng tươi” ở bắc bán cầu của Enceladus. Họ cho rằng lượng băng này bắt nguồn từ bên trong Enceladus và trồi lên bề mặt. Đây có thể là tín hiệu tốt đối với tiềm năng phát hiện sự sống trên thiên thể này.
Nhiều nhà khoa học coi Enceladus là một trong những nơi hứa hẹn nhất để tìm kiếm dấu vết sự sống trong hệ Mặt Trời. Năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện Enceladus phun những luồng hơi và hạt băng từ nơi nghi là đại dương ngầm ẩn dưới một lớp vỏ băng dày. Trong hình ảnh tổng hợp mới, các tín hiệu hồng ngoại cũng khớp với hoạt động địa chất này. Hoạt động này có thể dễ dàng quan sát ở cực nam Enceladus, nơi những “vằn hổ” phun luồng hơi và hạt băng từ đại dương ngầm lên.
Video đang HOT
Khi nghiên cứu hình ảnh tổng hợp mới, nhóm chuyên gia cũng tìm được những đặc điểm tương tự ở bắc bán cầu của Enceladus. Điều này cho thấy bắc bán cầu có băng tồn tại, hoạt động địa chất phun trào cũng diễn ra ở cả hai bán cầu.
“Hình ảnh hồng ngoại cho chúng tôi thấy bề mặt của cực nam vẫn trẻ. Điều này không gây ngạc nhiên vì chúng tôi đã biết về những luồng vật chất băng phun lên ở đó”, Gabriel Tobie, nhà khoa học tại Đại học Nantes, đồng tác giả của nghiên cứu mới, chia sẻ.
“Nhờ những hình ảnh hồng ngoại mới, chúng tôi có thể lội ngược thời gian để tìm hiểu và biết một vùng rộng lớn tại bắc bán cầu cũng trẻ. Có thể hoạt động địa chất ở nơi này diễn ra gần đây hơn, xét theo dòng thời gian địa chất”, ông bổ sung.
Tranh cãi về sự sống ngoài hành tinh "uống xăng" để tồn tại
Các nhà khoa học đang tranh cãi về khả năng "sự sống ngoài hành tinh uống xăng" để duy trì sự sống ở mặt trăng của sao Thổ.
Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, được xem là nơi đầy hứa hẹn trong việc truy tìm "sự sống ngoài hành tinh". Ảnh minh họa: Fox News
Tờ Daily Star tuần trước đưa tin, "sự sống ngoài hành tinh" sống nhờ hóa chất, chủ yếu là Metan và Etan, có thể tồn tại trên Titan (mặt trăng lớn nhất của sao Thổ) ở nhiệt độ đóng băng, âm 179 độ C.
Các nhà khoa học đã tranh luận về định nghĩa "sự sống ngoài hành tinh" khi xem xét hệ sinh thái nào có khả năng duy trì sự sống.
Lynn Rothschild, nhà sinh vật học và thiên văn học, làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Ames của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), chia sẻ với News Alerts: "Bạn không thể tìm kiếm một thứ nếu không biết rõ nó là cái gì".
Một số ít các nhà khoa học cho rằng, nếu sự sống ngoài hành tinh tồn tại, nó sẽ phát triển dựa vào các chất hóa học giống các chất có trên Trái đất.
"NASA cần một định nghĩa cụ thể về sự sống ngoài hành tinh để có thể xây dựng các máy phát hiện và xác định loại dụng cụ phù hợp cho các nhiệm vụ của mình", nhà động vật học Arik Kershenbaum, làm việc tại Đại học Cambridge (Anh), nói trên News Alerts.
"Nếu cho rằng các chất hóa học và sinh học quen thuộc trên Trái Đất sẽ được tìm thấy ở hành tinh khác thì đó quả là sai lầm", ông Kershenbaum nói thêm.
Một số nhà nghiên cứu thậm chí cho rằng "sự sống ngoài hành tinh" có thể đang "ăn xăng" để sống sót trên Titan, mặt trăng của sao Thổ.
Bề mặt của Titan quá lạnh để nước tồn tại nhưng một lần thăm dò năm 2005 cho thấy, có một số hồ chứa hợp chất hydrocarbon tương tự như xăng.
Một nhà khoa học cho rằng có thể có "sự sống ngoài trái đất" tồn tại ở đó. Nhà khoa học nghiên cứu về các hành tinh, Stuart Bartlett, tới từ Viện Công nghệ California (Mỹ), nhận định: "Có thể có các sinh vật trôi nổi trong bầu khí quyển của Titan và chúng hấp thụ 'xăng' để sống sót".
Titan từ lâu được coi là nơi tìm kiếm đầy hứa hẹn cho "sự sống ngoài hành tinh". Ngoài ra, Europa, mặt trăng của sao Mộc, cũng là một địa điểm đầy thú vị.
Tranh cãi về "sự sống ngoài hành tinh uống xăng" để tồn tại được đưa ra sau khi các nhà khoa học của NASA và Trung Quốc bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.
Tàu thăm dò mới nhất của NASA sẽ thu thập đất đá trên sao Hỏa gửi về Trái đất để các nhà khoa học kiểm tra về dấu hiệu của sự sống.
Mưa sao băng Perseids - Hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 8 Tháng 8 năm nay là khoảng thời gian tuyệt vời để quan sát các hành tinh. Mưa sao băng Perseids sẽ là một hiện tượng làm cho bầu trời tháng này thêm hấp dẫn, nhất là với những ai có điều kiện quan sát thuận lợi. Ảnh minh họa Mưa sao băng đáng trông đợi nhất năm Mưa sao băng Perseids là một...