Bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổ.i kiếm gần 10 triệu/tháng khiến nhiều người khen, nhưng vẫn còn 1 điểm gây tranh cãi
Còn trẻ mà đã biết vun vén chi tiêu đâu ra đấy, không khen không được.
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô gái 22 tuổ.i đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Tranh cãi vì khoản chi 1,5 triệu đồng để làm nail, làm tóc
Với mức thu nhập 9,7 triệu đồng/tháng cùng thêm tiề.n thưởng Tết và tiề.n hoàn trả quỹ du lịch, cô dự định chi tiêu Tết hết tổng cộng 17,2 triệu đồng; 1 triệu dư ra để dành trang trải khoảng thời gian chờ lương sau nghỉ Tết.
Bảng dự trù chi tiêu của cô gái 22 tuổ.i
“Trước Tết em phải chi thêm khoản tiề.n nhà tháng 2 vì kiểu gì chủ trọ cũng đòi trước Tết, tiề.n nhà đã bao gồm điện nước vì em ở chung với bạn ạ. Tiề.n ăn chủ yếu ăn buổi trưa ở công ty, em sẽ mang cơm, còn buổi tối thường thì có hôm em ăn, có hôm không, đồ ăn mẹ em có gửi từ quê nên cũng tiết kiệm.
Các khoản khác anh chị xem giúp em có cắt giảm được gì nữa không ạ, vì em cũng muốn đến hôm ngày thần tài mua nửa chỉ vàng gửi mẹ giữ hộ em ạ. Em cảm ơn anh chị” – Cô viết.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải khen cách cô dự trù chi tiêu Tết. Tuy nhiên, CĐM lại chia làm “2 phe” với bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổ.i này. Một bên cho rằng cô nên cắt khoản 1,5 triệu đồng để làm nail, làm tóc. Một bên lại phản đối, cho rằng cô còn trẻ, việc chi từng đó tiề.n để chăm sóc ngoại hình đón Tết là hợp lý, không nên cắt bỏ.
Nhiều người khuyên cô nên cắt khoản tiề.n làm nail, làm tóc, thậm chí là cả tiề.n mua quần áo diện Tết nếu muốn tiết kiệm tối đa
Cũng có rất nhiều người khuyên cô nên chi tiề.n làm nail, làm tóc vì “còn trẻ, chăm chút chỉn chu ngoại hình là đúng, không có gì vô lý mà cần cắt giảm”
Tựu trung lại, người theo chủ nghĩa tiết kiệm tối đa cho rằng chỉ chi tiề.n cho những đầu mục “không chi không sống được”; còn người theo chủ nghĩa vừa tiết kiệm vừa tận hưởng cuộc sống thì cho rằng chi tiề.n chăm chút ngoại hình là việc nên làm.
Không có quan điểm nào là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, vì suy cho cùng, chi tiêu và tiết kiệm vẫn là câu chuyện cá nhân. Chỉ cần bản thân thấy đủ, thấy hợp lý là được.
Nhưng phải làm sao để vừa chăm sóc bản thân, chăm chút ngoại hình mà vẫn dư tiề.n tiết kiệm?
Video đang HOT
2 việc cần làm để vừa có tiề.n tiết kiệm, vừa có tiề.n đầu tư cho bản thân
1 – Chuẩn bị trước các khoản tiề.n cần chi trong năm
Tiề.n tiêu Tết, tiề.n biếu bố mẹ là 2 trong số những khoản tiề.n gần như bắt buộc phải chi mỗi năm. Để chủ động hơn, bạn có thể dự trù trước số tiề.n cần chi theo từng khoản chi cụ thể:
Ảnh minh họa
- Tiề.n đi lại (cả 2 chiều)
- Tiề.n lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)
- Tiề.n chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)
- Tiề.n mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiề.n hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiề.n mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2 – Phân bổ chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ
Đây là công thức được tạo ra bởi T. Harv Eker – Tác giả của 2 cuốn sách bán Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind) và Làm giàu nhanh (Speed Wealth).
Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 chiếc lọ để duy trì thói quen tiết kiệm, đồng thời có một lối sống cân bằng (không hưởng thụ quá mức nhưng cũng không phải sống quá khổ, quá tằn tiện).
Ảnh minh họa
1. 55% thu nhập cho Quỹ nhu cầu thiết yếu: Chi phí sinh hoạt, ăn uống, di chuyển,…
2. 10% thu nhập cho Quỹ giáo dục: Mua sách, đăng ký tham gia các khóa học cải thiện kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn đang theo đuổi.
3. 10% thu nhập cho Quỹ trải nghiệm: Mua các sản phẩm chăm sóc bản thân hoặc mua trải nghiệm mới (đi du lịch, dùng bữa tại các nhà hàng sang trọng,…)
4. 10% thu nhập cho Quỹ tự do tài chính: Hay còn có tên gọi khác dễ hiểu hơn chính là quỹ hưu trí – khoản tiề.n giúp bạn sống thảnh thơi, an tâm lúc về già.
5. 10% thu nhập cho Quỹ tiết kiệm dài hạn: Khác với quỹ tự do tài chính, quỹ tiết kiệm dài hạn là khoản tiề.n phục vụ cho các nhu cầu lớn trong cuộc sống của mỗi cá nhân như mua nhà, mua xe, kết hôn,…
6. 5% thu nhập cho Quỹ giúp đỡ người khác: Đây là khoản quỹ để bạn đi làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè…
Harv Eker khuyên mọi người nên lập 6 tài khoản ngân hàng khác nhau tương đương với 6 chiếc lọ trên và chia thu nhập vào từng tài khoản vào ngày đầu mỗi tháng, để tránh việc khoản quỹ này “lẹm” vào khoản quỹ kia.
Trong trường hợp bạn chưa đủ tự tin để duy trì các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống (chi phí thuê nhà, ăn uống, đi lại), Harv Eker khuyên bạn có thể cân nhắc dồn 5% thu nhập cho Quỹ giúp đỡ người khác vào Quỹ nhu cầu thiết yếu. Ông cũng nhấn mạnh rằng để duy trì thói quen tiết kiệm và có một lối sống cân bằng, khoản Quỹ giúp đỡ người khác là đầu mục duy nhất mà bạn nên cắt bỏ trong thời gian ngắn hạn.
Bảng chi tiêu của mẹ TP.HCM khiến ai xem cũng ngỡ ngàng: Mỗi tháng dành 320k làm từ thiện, tiề.n ăn cả tháng chưa tới 3 triệu!
Sống ở thành phố lớn mà tiề.n ăn cho 2 người chỉ 3 triệu quay đầu, tin được không?
Sống ở thành phố lớn, cái gì cũng đắt đỏ là điều chúng ta đều đã biết. Thế nên mới có chuyện người người kêu than nhận lương 10-15 triệu xong, trả tiề.n thuê nhà, chi tiề.n ăn uống đi lại, là chẳng dư đồng nào nữa.
Tuy nhiên mới đây, chia sẻ của một bà mẹ đơn thân đang sinh sống tại TP.HCM đã chứng minh điều ngược lại: Sống ở thành phố mà biết cách vun vén thì dư sức tiết kiệm.
Hiện tại, bà mẹ này đang nuôi 1 con nhỏ 6 tuổ.i. Tổng tất tần tật các chi phí của 2 mẹ con trong 1 tháng chỉ dừng lại ở con số 12.280.000. Trong đó, tiề.n ăn chỉ gói gọn trong 2.900.000 - Đây chính là điều khiến CĐM ngỡ ngàng.
Nguyên văn chia sẻ của mẹ đơn thân ở TP.HCM về các khoản chi cố định trong tháng. Với mức chi tiêu như thế này, cô cho biết "cuộc sống bình thường, không thấy khổ cũng không thấy sướng"
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải trầm trồ thán phục cách quản lý, phân bổ chi tiêu quá khéo của bà mẹ này. "Soi" chi tiết từng gạch đầu dòng, có thể thấy tất cả các khoản chi đều được giới hạn ở mức tối thiểu nhưng không khoản nào bị thiếu, từ ăn chơi hưởng thụ tới làm từ thiện.
Không thể không khen cách chi tiêu của bà mẹ này. Được biết, cô đang sống ở quận Bình Tân (TP.HCM)
Sở dĩ, tiề.n ăn của 2 mẹ con chưa tới 3 triệu dù sống ở thành phố lớn vì con ăn trưa ở trường, mẹ được công ty bao ăn bữa trưa, cộng thêm sức ăn không nhiều nên tiề.n ăn ít cũng không có gì khó hiểu
Khoản "Gia dụng - thiết bị" thực ra không đến 2 triệu/tháng. Vậy là chi phí cố định hàng tháng của 2 mẹ con chỉ khoảng 11,5 triệu đồng
3 bí quyết nhỏ giúp bạn giảm chi phí ăn uống mà vẫn đảm bảo cả nhà được ăn ngon, đủ chất
Nếu không đặt nặng chuyện trải nghiệm "cao lương mỹ vị", cũng không ưu tiên ăn hàng hơn tự nấu tại nhà, công tâm mà nói, việc cắt giảm chi phí ăn uống khi sống ở thành phố lớn, không phải chuyện bất khả thi.
Ngân sách cho khoản này đương nhiên còn phụ thuộc vào số lượng thành viên cũng như sức ăn của từng gia đình. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể tham khảo 3 cách dưới đây để giảm bớt tiề.n ăn hàng tháng, mà vẫn đảm bảo cả nhà được ăn ngon, ăn đủ chất chứ không phải ăn khổ.
1 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn
Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không chọn quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.
Ví dụ: Mỗi bữa, mình cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 2 bữa (bữa trưa và bữa tối) như vậy, số lượng thịt và rau cần chọn cho cả tuần lần lượt là 2,8kg và 4,2kg.
Ảnh minh họa
Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.
2 - Thời tiết nào, thức nấy
Nếu bạn chưa biết: "Thời tiết nào, thức nấy" là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái thời tiết hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái thời tiết có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.
Việt Nam vốn là "thiên đường nhiệt đới". Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam cao phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ thời tiết nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?
Lương 8,5 triệu nhưng chi 12 triệu/tháng cho con 3 tuổ.i, mẹ bỉm khiến dân tình chịu thua không biết vun vén hộ kiểu gì! Mẹ bỉm này còn nhận rằng mình mua đồ không hề suy nghĩ. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc quản lý chi tiêu gia đình không chỉ là bước đệm vững chắc cho tài chính cá nhân mà còn là chìa khóa giúp duy trì sự hạnh phúc và ổn định lâu dài cho cả gia đình. Việc quản lý chi...