Băng Cassette huyền thoại một thời nay tròn 50 tuổi
Băng Cassette giờ gần như chỉ còn đọng lại trong kí ức của chúng ta.
Bạn có nhớ lần cuối mình nghe một bài nhạc được phát từ băng Cassette là khi nào không? Mình dám cá là những đứa trẻ chừng 10 tuổi chắc là chẳng có ấn tượng gì về nó nữa cả. Mà thậm chí nếu không nhắc lại thì chắc hẳn nhiều bạn cũng đã không còn nhớ đến sự tồn tại của những chiếc băng Cassette, khởi đầu cho những tâm hồn yêu thích âm nhạc từ 20-30 năm về trước. Còn một điều khác nữa là chắc không nhiều người biết rằng, băng Cassette đã 50 năm tuổi.
Băng cassette được phát minh bởi Dale Wiggins, trưởng nhóm nghiên cứu của công ty điện tử Philips. Tháng 8 năm 1963, hãng Philips ở Hà Lan đã cho ra mắt băng Compact Cassette và máy nghe Cassette (được giới thiệu lần đầu tại Hội chợ Triển lãm Phát sóng Funkausstellung tại Berlin). Từ năm 1965, những băng nhạc Cassette thông dụng bắt đầu được bán ra thị trường, lúc đầu chỉ có thể phát bằng chất lượng âm thanh mono (âm thanh đơn kênh, đơn loa), nhưng từ năm 1966 đã có băng Cassette stereo (đa kênh).
Băng Cassette Còn được gọi đơn giản là băng nhạc. Một băng Cassette được cấu tạo từ một cuộn băng có mang từ trường trong một vỏ băng bằng nhựa, trong đó thường được ghi bằng 4 rãnh âm thanh cho 2 mặt. Cuộn băng từ trường này rộng 3,81 mm, còn độ dài của cuộn băng và độ dày của băng tùy thuộc vào thời gian có thể chạy của cả băng, như có nhiều chuẩn thông dụng C60 (30 phút âm thanh mỗi mặt, băng dài 90 m), C90 (45 phút mỗi mặt, băng dài khoảng 130 m)… Cuộn băng từ trường này lúc đầu được làm từ một hỗn hợp ferric oxide (Fe2O3), nhưng sau có loại tráng thêm chromium dioxide (CrO2), hoặc vài hỗn hợp khác để tăng cường chất lượng âm thanh.
Cho đến năm 1988, riêng hãng Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ của Hà Lan, bán được khoảng 3 tỷ băng Cassette. Những hãng sản xuất băng Cassette nổi tiếng khác có thể kể ra như TDK, Maxell, BASF, Sony, JVC, Nakamichi,… Những biến thể phát triển của băng Cassette sau này như Digital Audio Tape (DAT), Digital Compact Cassette (DCC) (phát triển trong những năm 1992-1996) … tuy nhiên với sự biến chuyển nhanh chóng của thị trường kỹ thuật số, những sản phẩm này không đủ sức cạnh tranh lâu dài với những sản phẩm khác và dần dần bị quên lãng.
Ngày nay, ở các thành phố lớn, băng Cassette gần như đã bị lãng quên khi các thiết bị kỹ thuật số khác đang phát triển quá nhanh. Tuy nhiên, sự thật là nó vẫn còn được dùng để ghi các thể loại nhạc đường phố hay dân gian của người dân ở những khu vực như Trung Đông, Ấn Độ, và châu Á, một chủ cửa hàng bán băng đĩa nói với CNN.
Ngoài ra thì vẫn còn những người lưu luyến với những ký ức đẹp về băng Cassette. Bằng chứng là có nhiều món phụ kiện được lấy cảm hứng từ hình ảnh chiếc băng từ này. Đơn cử như là những vỏ bảo vệ dành cho điện thoại di động có hình băng Cassette hay những món đồ tự chế được làm từ băng Cassette.
Kỳ thực mình vẫn còn nhớ như in cái cảm giác thích thú khi mà Ba mình tặng cho mình chiếc máy Cassette đầu tiên vào năm 1995, lúc đó mình mới 11 tuổi. Nó thực sự là một món quà ý nghĩa và mang tới cho mình nhiều niềm vui. Nhờ nó mình nghe được những bản nhạc phát qua sóng radio, rồi tìm mua các băng Cassette ở cửa hàng, hay là mượn của những thằng bạn. Lúc đó mình nghe đi nghe lại những bài hát của Michael Learns To Rock, Backstreet Boys hay The Moffats. Canh nghe từng bài hát trên sóng radio để thu lại vào băng. Một chiếc băng được thu đi thu lại nhiều lần cho đến khi nó nhão, hoặc là bị cấn và rối. Hồi đó thỉnh thoảng cũng có làm một vài cuốn băng Cassette với những bài hát hay và lãng mạn tặng cho mấy bạn cùng lớp. Thật là vui!
Giờ đây sau 50 năm tồn tại, băng Cassette đã dần dần biến mất, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ còn nhớ đến nó rất lâu. Có thể những đứa con, cháu của chúng ta chỉ có thể tìm được băng Cassette trong bảo tàng nhưng hy vọng là qua những câu chuyện kể của các bậc cha ông, chúng có thể mường tượng ra được cái cách mà những thế hệ đi trước đã nghe nhạc và đã yêu âm nhạc như thế nào.
Video đang HOT
Theo VNE
Độc đáo những sản phẩm mang phong cách cổ điển (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, đọc giả sẽ được GenK giới thiệu thêm về các sản phẩm công nghệ mang phong cách cổ điển. Tuy với vẻ cổ điển nhưng các sản phẩm này vẫn đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của khách hàng, thậm chí chất lượng còn vượt xa cả những sản phẩm phong cách hiện đại khác.
1. Wild & Wolf TRIM
TRIM là điện thoại đầu tiên sử dụng tiếng của một loài chim chích điện tử làm chuông thay vì tiếng chuông truyền thống. Bản sao này mang tất cả các phong cách và đặc điểm của chiếc điện thoại gốc xuất hiện vào những năm 1970 nhưng có nút quay số nổi hiện đại chứ không chìm như trước. Hiện nay điện thoại có giá khoảng 1,2 triệu.
2. X-Arcade Tankstick
X-Arcade Tankstick có giá khoảng 4,2 triệu, hoạt động tốt với bất kì loại máy tính hay console game nào. Tankstick cho phép bạn trải nghiệm hàng nghìn trò chơi arcade cổ điển (một dạng trò chơi được chơi trên một loại máy giải trí sử dụng bằng đồng xu, loại máy này thường được lắp đặt ở những địa điểm kinh doanh công cộng, ví dụ như quán ăn, quán bar và đặc biệt là tại những tâm giải trí game) như Galaga, Ms.Pacman và những thể loại game khác.
3. Polaroid Z2300
Mặc dù hầu hết mọi người đều nghĩ về instant camera Polaroid là một "di vật" cổ điển những thập niên 70, 80 nhưng chiếc camera này có thể làm điều mà nhiều máy ảnh kĩ thuật số ngày nay không thể làm được. Chất lượng bức ảnh không được chuẩn nhưng điểm mạnh của nó là bạn có thể in ảnh ngay khi vừa chụp xong. Polaroid Z2300 có giá khoảng 4,3 triệu.
4. Máy đánh chữ kết nối qua USB (USB typewriter)
Máy đánh chữ cổ điển này có thể kết hợp với PC, Mac hay iPad. Bạn có thể gõ trên giấy và màn hình cùng một lúc, sau đó chuyển đổi vào USB qua bộ chuyển đổi DIY. Sản phẩm có giá khoảng 1,6 triệu.
5. Atari Arcade Duo
Atari Arcade Duo là phụ kiện điều khiển được thiết kế đặc biệt dành cho iPad. Nhìn chung những trò chơi trên máy khá hay, nhưng sự hấp dẫn của nó có thể bị hạn chế bởi phím điều khiển nhẹ nhưng hơi cứng và lớn, các nút bấm không thoải mái như của iCade (một trong những phụ kiện đầu tiên của iPad). Tuy nhiên, điểm cộng của sản phẩm này là có đến 100 ứng dụng trong tầm tay của bạn. Arcadecos có giá khoảng 1,4 triệu kèm thêm các ứng dụng giá 165.000 VNĐ.
6. Braun MobileShave
Với những người bận rộn không có thời gian cạo râu thì máy cạo râu di động MobileShave sẽ là sự lựa chọn tối ưu bởi có thể sử dụng trong ôtô khi trên đường đến cơ quan. MobileShave nạp năng lượng nhờ pin AA và kích cỡ không quá cồng kềnh nên có thể để ở ngăn kéo văn phòng cho thuận tiện "tút nhan sắc" trước khi gặp khách hàng hay đối tác. Sản phẩm có giá khoảng 600.000 VNĐ.
7. Casio A168WG-9EF
Chiếc đồng hồ cổ điển dành cho cả nam và nữ từ những năm 80 đã quay trở lại với đầy đủ các chức năng như bấm giờ, báo thức hàng ngày và xem lịch. Đồng hồ có ưu điểm là màn hình vẫn sáng trong vài giây sau khi thả nút đèn nhờ tính năng hậu phát quang (afterglow). Trên thị trường chiếc đồng hồ có giá 1,5 triệu.
8. Cassette to iPod converter
Thiết bị chuyển đổi có giá 1,7 triệu này được cắm vào iPod Touch hay iPhone và chuyển đổi những file audio trong băng cassette cũ từ những thập niên 80 thành đuôi MP3. Việc sử dụng máy chuyển đổi hết sức đơn giản, bạn có thể tải các ứng dụng miễn phí, cho băng cassette và iPhone/iPod vào và nhấn nút Play. Xong! Những bản nhạc MP3 đã sẵn sàng phục vụ bạn.
9. Clearaudio Concept
Clearaudio Concept có thiết kế đơn giản mà đẹp với sự kết hợp của "bộ ba" mâm đĩa (turntable), chiếc cần (tonearm) và đầu máy quay đĩa (cartridge). Nhờ sự kết hợp công nghệ của Đức và thiết kế vượt thời gian, Clearaudio đã bắt đầu một kỉ nguyên mới trong giới công nghệ phục vụ DJ. Khách hàng phải chi khoảng 40 triệu để sở hữu sản phẩm này.
10. Denon AH-NCW500
Công nghệ bên trong Denon có thể là ưu việt nhưng chứa nhiều rủi ro (bleeding edge). Kết nối không dây qua bluetooth hỗ trợ aptX có lẽ là lựa chọn sáng giá hơn đối với sản phẩm này. Denon có khả năng loại bỏ tiếng ồn, gồm một ampli thêm điều khiển âm lượng và mic. Ngoài ra, công nghệ còn cho phép chế độ rảnh tay khi gọi điện thoại. Tuy chất liệu da nâu kết hợp với kim loại mang phong cách của những năm 80 nhưng nó lại có cái nhìn "sexy" cổ điển. Denon có giá khoảng 13 triệu, quả là một con số không phải nhỏ.
Theo Genk
12 thiết bị dạy học môn ngoại ngữ Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT bản hướng dẫn mua sắm thiết bị và bảo quản thiết bị dạy học môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Theo đó, 12 loại thiết bị nằm trong danh mục thiết bị dạy học thông dụng môn ngoại ngữ, gồm cassette tăng âm, loa, micro ti vi, đầu đĩa máy vi...