Bằng cấp không qua năng lực
Nhiều doanh nghiệp ngày nay chọn người làm được việc, không coi trọng bằng cấp.
CĐ cũng có ưu thế riêng
Ông Huỳnh Thanh Minh – Giám đốc Công ty giải pháp phần mềm Asoft – cho biết: “Tôi không phân biệt giữa sinh viên (SV) tốt nghiệp CĐ và ĐH. Nhìn chung trong đội ngũ hiện tại của công ty, các bạn trình độ CĐ và ĐH không có sự khác biệt nhiều. Các yếu tố mình đánh giá cao khi tuyển dụng là có đam mê công việc lập trình, hiểu biết về công việc sẽ làm và có tinh thần tích cực, cầu tiến. Có khả năng tự tìm hiểu, tự học kiến thức mới và các kỹ thuật, nghiệp vụ đang áp dụng để phát triển. SV bậc CĐ khi có được môi trường phù hợp, có động lực thì họ đều có thể phát huy hết năng lực của mình”.
Theo ông Minh, SV tốt nghiệp CĐ còn có các lợi thế mà nhiều nhà tuyển dụng ưa thích. Đó là được đào tạo theo hướng nghề nghiệp thực tế, thực hành nhiều chứ không quá hàn lâm như ở ĐH. Vì vậy khi ra trường có thể tiếp cận công việc nhanh, giảm thời gian đào tạo thêm tại doanh nghiệp. Thứ hai, SV CĐ ít có sự lựa chọn hơn nên thường chịu khó, siêng năng và ít nhảy việc. Thứ ba, SV CĐ cơ bản về kiến thức đáp ứng được công việc tại hầu hết các doanh nghiệp nhưng chi phí lương phải trả cũng thấp hơn cho SV ĐH.
SV tốt nghiệp CĐ vẫn có nhiều cơ hội nghề nghiệp – Ảnh: Mỹ Quyên
Video đang HOT
Ông Lê Quang Hưng – Giám đốc Công ty Kizciti, hiện đang tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp CĐ – nhận định: “Một số SV tốt nghiệp ĐH thường nghĩ mình giỏi, không chịu được áp lực, thích nhảy việc. Trong khi SV tốt nghiệp CĐ có tâm lý cảm thấy mình thấp hơn nên luôn nỗ lực. Đồng thời cơ hội tìm việc khó hơn nên khi có được một công việc tốt họ thường rất cố gắng, chịu áp lực công việc giỏi, có ý định gắn bó lâu dài. Đó là những tố chất mà nhà tuyển dụng rất thích ở nhân viên”.
Đánh giá khả năng làm việc thực sự
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM – có những thông tin đáng lưu ý: “Cơ chế tuyển dụng ngày nay là phỏng vấn trực tiếp, bằng cấp chỉ là thứ yếu. Nhà tuyển dụng muốn ứng viên phải làm việc được ngay và họ đánh giá trên khả năng làm việc thực sự chứ không phải là bạn tốt nghiệp ĐH hay CĐ. Bên cạnh đó là khả năng nắm bắt nhanh, sáng tạo, luôn nỗ lực vươn lên”. Tiến sĩ Nghĩa cho rằng hiện nay chương trình đào tạo trong các trường ĐH vẫn chưa thực sự bắt kịp thực tế, học lý thuyết nhiều, thực hành ít nên điểm yếu của người tốt nghiệp ĐH là khó hòa nhập ngay với công việc. Trong khi đó, những doanh nghiệp về sản xuất, dịch vụ lại cần người vận hành nên thường thích tuyển SV tốt nghiệp CĐ hay trung cấp hơn.
Theo thống kê của Trường ĐH Sài Gòn, khoảng 89% SV bậc CĐ được tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp. Tiến sĩ Lê Anh Duy – Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp – thông tin: “Có những ngành mà nhiều doanh nghiệp thích tuyển dụng bậc CĐ hơn ĐH là kế toán, quản trị kinh doanh, khoa học môi trường, thư ký văn phòng… Bởi họ cần người có kỹ năng, tay nghề và khả năng xử lý công việc cụ thể được trôi chảy”.
Theo TNO
Hà Tĩnh: Nữ sinh bị đánh hội đồng phải nhập viện
Vào khoảng 11h45' ngày 10/4, trên đường đi học về, em Lê Thị Mỹ Duyên, HS lớp 10A3 - Trường THPT Mai Thúc Loan (Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị một số đối tượng đánh bất tỉnh tại địa bàn xã Thạch Bằng.
Hậu quả, em Duyên bị chấn thương sọ não phải đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà.
Anh Lê Huy Hoàng, xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim (Lộc Hà), là bố của nữ sinh Lê Thị Mỹ Duyên cho biết, khoảng 11h 45' ngày 10/4, anh nhận được tin báo con gái bị một số đối tượng đánh bất tỉnh tại địa bàn xã Thạch Bằng.
Anh Hoàng tức tốc đến hiện trường (gần cổng chào xã Thạch Bằng) thấy con gái nằm xoài bên đường liền đưa cháu về nhà. Đến 15h cùng ngày thì thấy con nói đau trên đầu, nôn ói, anh liền đưa cháu đến BVĐK huyện Lộc Hà cấp cứu. Tại bệnh viện, bước đầu các bác sỹ đã xác định em Duyên bị đánh vào đầu gây chấn thương não nên tiến hành truyền dịch, tiêm kháng sinh tiếp tục theo dõi.
Em Duyên đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Lộc Hà.
Nằm trên giường bệnh, em Duyên hốt hoảng kể lại: Sáng 10/4, em đến lớp học thì thấy Trần Thị Trâm, học lớp 11A7 xông vào đánh một bạn trong lớp nên Duyên vào can ngăn thì Trâm đòi đánh lại Duyên nhưng các bạn cùng lớp can ngăn kịp thời. Cuối buổi học, em đi xe đạp về đến cổng chào xã Thạch Bằng thì thấy 5 người (gồm 2 trai, 3 gái) từ trên xe máy nhảy xuống, chặn em lại rồi Trâm hỏi Mi thích đập à rồi cầm tóc, đánh đấm liên tục lên đầu và bụng em. Em bất tỉnh không biết gì nữa khi một ai đó đánh em từ phía sau... Rất may lúc đó người đi đường, cùng một số bạn đi học về kịp thời can ngăn và gọi điện về báo với anh Hoàng lên đưa con gái về.
Ông Nguyễn Công Huyền - Hiệu trưởng Trường THPT Mai Thúc Loan xác nhận, nữ sinh Lê Thị Mỹ Duyên bị em Trần Thị Trâm đánh là có thật. Hiện nhà trường đang tập trung làm rõ sự việc.
Cũng theo ông Huyền, Trần Thị Trâm là một học sinh cá biệt, có học lực trung bình yếu. Trước đây em này học ở trường Thành Sen. Trong quá trình học tại trường, Trâm rất lười học và thường xuyên gây gỗ đánh nhau trong trường, trường hợp em Duyên bị đánh là lần thứ 2 xẩy ra trong năm học này.
Theo DT
Quá nhiều "sạn" trong Atlat Trong lúc thị trấn nhỏ như Ba Đồn, Cầu Giát, An Lão... thể hiện rõ trên bản đồ thì nhiều thị trấn lớn hơn như Kỳ Anh, Phú Lộc, Vĩnh Điện, Vạn Ninh... lại không được ghi. Khi thi môn địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được phép mang theo vào phòng thi cuốn Atlat địa lý Việt Nam...