Bảng cân nặng của trẻ sơ sinh năm 2018 theo đúng chuẩn WHO bố mẹ không nên bỏ qua
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình lớn lên và phát triển một cách toàn diện. Trong đó cân nặng giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển toàn diện đó.
Theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh thường xuyên trong những tháng đầu đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết của mỗi bà mẹ. Cân nặng thay đổi thông báo tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Nếu mẹ cảm thấy có sự thay đổi bất thường nào về cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ cần thông báo với bác sĩ y tế ngay lập tức để xác định chính xác tình hình sức khỏe bé.
“Trẻ sơ sinh” là cụm từ để chỉ trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi, tức là kể từ khi bé rời bụng mẹ cho đến hết 6 tháng đầu đời. Trong 6 tháng đầu đời này, sự thay đổi rõ rệt và trông thấy nhất ở trẻ sơ sinh chính là cân nặng.
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ có cân nặng lúc mới chào đời từ 3,2 – 3,8 kg. Đến khi bé được 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng gấp đôi trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng tùy vào sự phát triển của bé trai hay bé gái và từng bé sẽ có những cân nặng khác nhau.
Bảng cân nặng cho trẻ sơ sinh
Để kết quả cân nặng của bé được đo một cách chính xác, mẹ phải chuẩn bị kỹ càng. Trước tiên mẹ nên cho bé đi vệ sinh, buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để đo. Nhớ trừ thêm trọng lượng của quần áo (Khoảng 200-400 gram).
Với trẻ sơ sinh đủ tháng, cân nặng sẽ dao động trong khoảng 3,2 đến 3,8 kg, chiều cao khoảng 50 đến 53. Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên thường xuyên kiểm tra chỉ số cân nặng và chiều cao của trẻ đến hết 12 tháng sau sinh.
Video đang HOT
Trẻ 6 tháng tuổi có cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh.Trong giai đoạn từ 1-12 tháng đầu, bé trai có xu hướng nặng cân và cao hơn so với các bé gái. Điều này rất bình thường. Mẹ không cần quá lo nhé!
Tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh trong năm đầu tiên. Chiều caocủa trẻ có thể tăng trung bình 2,5cm/ tháng trong 6 tháng đầu, và 1,5cm/ tháng trong 6 tháng tiếp theo.
Tuy nhiên, trong năm thứ 2 và thứ 3, tốc độ này sẽ có xu hướng chậm lại.Trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức có mức tăng trưởng như nhau trong những tháng đầu đời. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trở đi, các bé uống sữa công thức thường có mức tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa sữa công thức tốt hơn sữa mẹ đâu.
Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng có dấu hiệu bất thường.
Theo www.phunutoday.vn
Các khoáng chất "then chốt" cho các mẹ bầu sinh con khỏe mạnh,thông minh
Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra.
Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau .Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Sắt:
Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh và làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như ngao, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.
Canxi:
Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
Kẽm:
Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
Iốt:
Thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.
Axit Folic:
Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.
Bổ sung các vitamin
Như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1,Vitamin B2,Vitamin C....
Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai...
Theo www.phunutoday.vn
Tìm ra thủ phạm khiến thai nhi nặng dưới 2.500g Chỉ số cao của một protein trong bánh rau lần đầu tiên được thấy là có liên quan đến cân nặng sinh thấp nguy hiểm, và điều này có thể là chìa khóa để bảo vệ thai nhi không bị tử vong trong bụng mẹ. Mức protein humanin cao trong bánh rau của những phụ nữ sinh con nhẹ cân có thể đã...