Những vấn đề về da của trẻ sơ sinh,mẹ nên nắm rõ
Hăm, rôm, tăng tiết bã nhờn, chàm, viêm da dị ứng là những biểu hiện về da hay gặp nhất ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc tìm ra nguyên nhân, phát hiện trước những biểu hiện ban đầu sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tốt nhất cho các bé đó
1. Tăng tiết bã nhờn
Trẻ bị bệnh này thường nổi những nốt phát ban trên da đầu và lông mày, phía sau tai hoặc trên cổ, mặt và ngực, là những nơi tiết ra nhiều và đọng nhiều mồ hôi. Bệnh phổ biến ở trẻ duới 6 tháng tuổi.
Biểu hiện
Trên da đầu và lông mày, tăng tiết bã nhờn trông giống như gàu. Phía sau tai, tăng tiết bã nhờn có xu hướng nứt và có vảy, trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da và má. Bệnh không gây khó chịu cũng như đau đớn cho bé.
Nguyên nhân
Cho tới nay thì các nguyên nhân gây nên bệnh chưa đuợc làm rõ.
Những gì mẹ nên làm
Các biện pháp khắc phục truyền thống là xoa 1 ít dầu ô liu lên da đầu bé sau đó nhẹ nhàng rửa sạch. Hoặc trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng loại dầu gội đầu có tác dụng chống gàu dành riêng cho bé để gội đầu, rửa vùng tai và gáy cho bé để khắc phục tình trạng này.
2. Viêm da dị ứng
Là phản ứng của da khi bé tiếp xúc với xà phòng hay chất tẩy rửa…
Biểu hiện
Đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.
Nguyên nhân
Video đang HOT
Do những hoá chất lạ có trong quần áo hay đồ dùng hàng ngày tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé.
Những gì mẹ nên làm
Duỡng ẩm ngay vùng da bị dị ứng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại kem hydrocortison hoặc thuốc kháng histamin. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với những vật dễ gây kích thích làn da nhạy cảm như xà phòng, chất tẩy rửa…
3. Rôm
Còn được gọi là Miliaria, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng bé.
Biểu hiện
Cơ thể bé xuất hiện những mụn đỏ nhỏ.
Nguyên nhân
Da bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt nên nếu thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, hay nếu bạn mặc quần áo cho bé quá chật trong một thời gian dài… cũng dẫn đến tình trạng nổi rôm.
Những gì mẹ nên làm
Hãy giữ cho cơ thể bé luôn thoải mái, thoáng mát. Mặc cho bé những bộ quần áo mát mẻ, không gò bó, khi thời tiết quá nóng, ẩm không nên cho bé chơi ngoài trời.
4.Chàm
Chàm dễ bị nhầm lẫn với ban đỏ, viêm da; khô nẻ thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Nhiều bé khi gãi sẽ gây nhiễm trùng, chảy nước vàng do vảy bị bong tróc.
Biểu hiện
Xuât hiện các vùng loang lổ trên da làm cho da chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.
Nguyên nhân
Do di truyền từ trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc do trong không khí có ít độ ẩm gây khô da; do trang phục, vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm.
Những gì mẹ nên làm
Rửa sạch da nhẹ nhàng, sau đó dưỡng da bằng loại kem dành cho bé da bị chàm 2 lần/ ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cũng nên lưu ý tránh các loại xà phòng thơm hoặc các loại kem làm mềm da cho bé bởi chúng có thể làm tình trạng da bé tồi tệ hơn.
5. Hăm
Hăm là vấn đề về da rất hay gặp ở ở trẻ. Nó là hiện tượng phát ban, tấy đỏ ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cổ, bẹn…thường xuất hiện ở những trẻ mũm mĩm, dưới 6 tháng.
Biểu hiện
Vùng da bị tấy đỏ, có những nốt giống như phát ban, xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi những vùng da này bị ảnh hưởng do tiếp xúc bên ngoài như khi tắm, hoặc cử động gây ra cọ xát…
Nguyên nhân
Do độ ẩm duới da “tồn đọng” quá nhiều mà không thoát ra đuợc khiến làn da bé bị bí, không đuợc thông thoáng gây nên những vết hăm.
Những gì mẹ nên làm
Rửa sạch vùng da bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và luôn giữ dakhô thoáng, dùng một loại kem đặc trị để chữa trị và ngăn ngừa.
Theo www.phunutoday.vn
Các khoáng chất "then chốt" cho các mẹ bầu sinh con khỏe mạnh,thông minh
Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra.
Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau .Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Sắt:
Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh và làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như ngao, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.
Canxi:
Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
Kẽm:
Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
Iốt:
Thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển... Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.
Axit Folic:
Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.
Bổ sung các vitamin
Như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1,Vitamin B2,Vitamin C....
Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá...; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai...
Theo www.phunutoday.vn
Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh Các mẹ bỉm sữa đã trang bị cách trị cảm cúm cho bé con nhà mình chưa? Đây là kiến thức cần có bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị cảm cúm. Hiểu biết chung về cảm cúm Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng...