“Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” là gì?
“Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” là một châm ngôn trong giới tài chính, dựa trên lịch sử hiệu suất sinh lợi kém hiệu quả của cổ phiếu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10, so với giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4. Nếu nhà đầu tư mô phỏng chiến lược đầu tư này, họ nên bán cổ phiếu của họ vào tháng 5 (hoặc ít nhất là vào cuối mùa xuân) và mua lại vào tháng 11 (hoặc giữa mùa thu).
Nguồn gốc của cụm từ “Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường”
Cụm từ “Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” được cho là có nguồn gốc từ một câu nói tiếng Anh cũ: “Bán trong tháng Năm và biến mất, quay lại vào ngày thánh Leger”.
Cụm từ này có nguồn gốc từ một một phong tục rời khỏi Luân ôn, đi đến những vùng quê tránh nóng trong những ngày hè của giới quý tộc, thương nhân giàu có và ông chủ ngân hàng. Ngày thánh Leger đề cập đến là St. Leger’s Stakes – đây là chặng cuối của cuộc đua ngựa thuần chủng, được tổ chức vào giữa tháng 9 của Vương quốc Anh.
Nhà đầu tư Mỹ dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong khoảng thời gian từ Lễ tưởng niệm chiến sĩ tử trận tới Ngày lễ lao động) đã bắt chước xu hướng này và áp dụng nó như một câu ngạn ngữ đầu tư. Thực chất, trong hơn nửa thế kỷ qua, các mô hình thị trường chứng khoán đã ủng hộ lý thuyết chiến lược đầu tư này.
Thống kê theo lịch sử cho thấy:
- Từ năm 1950 – 2013, chỉ số Dow Jones có mức lợi nhuận thấp hơn trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10 khi so với khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4.
Video đang HOT
- Từ 2013, số liệu thống kê cho thấy, mô hình theo mùa này có thể không còn hiệu quả như trước nữa và những người theo nó có thể bỏ lỡ lợi nhuận đáng kể trên thị trường chứng khoán.
Áp dụng chiến lược “Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi sử dụng Backtest để kiểm tra tính hiệu quả của việc thực thị thi chiến lược “Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường”.
Kết quả cụ thể như sau:
- Nếu tính từ ngày đầu thành lập thị trường, chiến lược giao dịch này có mức sinh lợi hàng năm là 11,51%, chỉ cao hơn một chút so với lãi gửi ngân hàng. Tuy nhiên, rủi ro độ lệch chuẩn là 24,11%. Bất kỳ nhà đầu tư nào nếu không đạt được tỷ suất lợi nhuận 11,51% với rủi ro lớn hơn 24,11% được coi là thất bại trên thị trường Việt Nam.
- Nếu tính từ 1/1/2009 trở lại đây (giai đoạn thị trường bắt đầu có sự chuyên nghiệp hơn, các công ty chứng khoán bắt đầu có hệ thống viết báo cáo phân tích, nhà đầu tư cũng đã tham khảo thông tin để giao dịch qua nhiều kênh hơn bao gồm cả việc xem xét giao dịch của thị trường chứng khoán thế giới, các quỹ đầu tư ETF hay các quỹ ngoại khác vào Việt Nam nhiều hơn, có nhiều đánh giá, phân tích thị trường hơn) thì mức sinh lời hàng năm chỉ đạt 3,74%, thấp hơn rất nhiều so với lãi tiền gửi ngân hàng vốn dĩ tối thiểu ở mức 8% trong 10 năm qua.
Tất nhiên, rủi ro độ lệch chuẩn cũng chỉ là 7,97%. Bất kỳ nhà đầu tư nào nếu đạt tỷ suất lợi nhuận trên mức 3,74% với rủi ro thấp hơn 7,97% được sẽ được coi là chiến thắng trên thị trường Việt Nam vào lúc này.
- Chúng tôi thử kết hợp chiến lược “Mua trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” với điều kiện giá đóng cửa trên đường trung bình động MA(200). MA(200) vốn là đường xác định xu hướng dài hạn mà rất nhiều nhà đầu tư sử dụng.
Chạy dữ liệu từ năm 1/1/2009 tới nay cho thấy, mức sinh lợi hàng năm là -0,43% với độ lệch chuẩn là -1,45%. Chiến lược này còn tệ hơn vì tạo ra mức thua lỗ cho thấy việc xác định xu hướng dài hạn cũng hiệu quả.
Thực tế, chiến lược “Bán trong tháng 5 và biến khỏi thị trường” không thực sự hiệu quả với thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2009 trở lại đây.
Theo quan điểm của chúng tôi, các nhà đầu tư không nên bán hết cổ phiếu và nên thay đổi danh mục đầu tư của mình. Các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có thể ít bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng chậm theo mùa trên thị trường trong mùa hè và đầu mùa thu.
Phố Wall đi xuống khi giá dầu lần đầu tiên rơi xuống vùng âm
Chỉ số Dow Jones giảm 592,05 điểm, hay 2,44%, chốt phiên ở mức 23.650,44 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 51,4 điểm, hay 1,79%, xuống 2.823,16 điểm.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 20/4, khi giá dầu lần đầu tiên rơi xuống vùng âm trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ số Dow Jones giảm 592,05 điểm, hay 2,44%, chốt phiên ở mức 23.650,44 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 51,4 điểm, hay 1,79%, xuống 2.823,16 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 89,41 điểm, hay 1,03%, xuống 8.560,73 điểm.
Trong 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500, chỉ số năng lượng giảm 3,7% trong phiên này và từ đầu năm đến nay đã giảm 45%, mức giảm mạnh nhất.
Hợp đồng dầu West Texas Intermediate của Mỹ giao tháng Năm giảm 307,44%, xuống mức -37,9 USD/thùng, lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch ở mức âm.
Khi hàng tỷ người trên khắp thế giới ở nhà do dịch, nhu cầu dầu đã giảm sút mạnh. Theo người phụ trách chiến lược thu nhập cố định của WisdomTree Asset Management tại New York, Kevin Flanagan, nhu cầu dầu sẽ không sớm tăng trở lại và đang có tình trạng dư cung.
Giá dầu giảm có thể thúc đẩy nền kinh tế khi khuyến khích tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn, nhưng điều này đòi hỏi người dân phải ra ngoài.
Ngược lại xu hướng chung, giá cổ phiếu của Amazon tăng 0,8% và Netflix tăng 3,4%. Các tập đoàn này được hưởng lợi khi nhu cầu tăng do hàng triệu người ở nhà trong bối cảnh dịch bệnh.
Dù giảm trong phiên này, chỉ số S&P 500 vẫn phục hồi 26,1% so với mức thấp hồi tháng Ba vừa qua, một phần nhờ các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD của chính phủ cũng những dự đoán rằng dịch COVID-19 tại Mỹ sắp đạt đỉnh. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn thấp hơn gần 17% so với mức cao kỷ lục hồi tháng Hai năm nay.
Tại thị trường Việt Nam, đóng cửa phiên 20/4, chỉ số VN-Index tăng 5,37 điểm (0,68%), lên 794,97 điểm, còn chỉ số HNX-Index giảm 0,78 điểm (0,71%) xuống 109,68 điểm./.
Lê Minh
Chứng khoán 17/4: Cổ phiếu Bia Sài gòn bứt phá, VN-Index tăng gần 4 điểm Thị trường chứng khoán ngày 17/4 tiếp tục ghi nhận chỉ số VN-Index tăng mạnh, trong đó cổ phiếu Bia Sài Gòn (SAB) đang đóng vai trò đầu tàu kéo thị trường đi lên khi tăng 5% từ đầu phiên. Thị trường chứng khoán ngày 17/4 tiếp tục ghi nhận đà tăng lên của VN-Index; VN30-Index... trong đó, hàng loạt nhóm cổ phiếu...