Bạn trai yêu cuồng nhiệt mỗi đêm, cô gái đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt lả người
Uống thuốc khoảng 1 tháng theo chỉ định của bác sĩ, cô gái đến bệnh viện tái khám nhưng tình trạng không cải thiện.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ sống tại Đài Loan đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt lả người.
Được biết, cô gái vốn có tiền sử mắc bệnh protein niệu , tình hình ban đầu được kiểm soát khá ổn định, nhưng gần đây chỉ số tăng vọt không rõ lý do.
Ảnh minh họa
Uống thuốc khoảng 1 tháng theo chỉ định của bác sĩ, cô gái đến bệnh viện tái khám nhưng tình trạng không cải thiện. Cô gái không xuất hiện triệu chứng cảm sốt, đau đầu, căng thẳng hoặc dị ứng nên bác sĩ cảm thấy trường hợp này rất kì lạ.
Khi bác sĩ Hồng suy nghĩ rốt cục bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe nào, cô gái đột nhiên nhỏ tiếng hỏi: “Quan hệ tình dục quá thường xuyên có gây ra protein niệu không ạ?”.
Hóa ra, gần đây cô gái đang hẹn hò với bạn trai mới, ngặt nỗi, anh chàng sung mãn chuyện yêu nên ngày nào cũng “đòi hỏi” bạn gái 4 hoặc 5 lần. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cô gái mất ngủ và thiếu ngủ.
Bác sĩ Hồng cảm thán: “Thận sợ nhất là nhóm người thức khuya, chỉ cần bạn thức khuya, bạn sẽ dễ mắc bệnh protein niệu”.
Bác sĩ Hồng nhấn mạnh, nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng protein niệu nghiêm trọng không phải do chị em quan hệ tình dục quá nhiều mà do mất ngủ, thiếu ngủ và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thận. Một tháng sau, tình trạng của cô gái đã ổn định, tình trạng protein niệu có cải thiện.
Bác sĩ Hồng đã thắc mắc cô gái xử lý tình huống này như thế nào? Và thật bất ngờ, cô gái cho biết bạn trai đi công tác nước ngoài nên tình trạng sức khỏe của cô mới được hồi phục.
Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.
Video đang HOT
Protein niệu sinh lý là khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ, với microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ.
Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu trên 300mg/ 24 giờ.
Chẩn đoán bệnh thận tiết niệu thông qua protein niệu.
Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu.
Khi lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên, lượng ít gọi là protein niệu thoáng qua gặp trong trường hợp:
Do lao động gắng sức.
Sốt cao
Suy tim phải.
Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Protein niệu tư thế: Chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu khi đứng lâu và hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi 2 giờ.
Đối với phụ nữ có thai: Đặc biệt là 3 tháng cuối nếu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.
Chanh tuy tốt, nhưng khi uống nước chanh cần chú ý "2 uống 3 không"
Chanh là một trong những loại trái cây phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, chanh có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, nhưng dùng nước chanh sai cách lại có thể mang đến những hậu quả khôn lường.
Độ chua của chanh ở mức cao, nếu ăn nguyên quả chanh sẽ rất khó chịu, nên chanh được dùng làm gia vị hoặc pha nước để uống. Những cách này không chỉ giảm bớt vị chua mà còn giữ được giá trị dinh dưỡng của quả chanh. Nhưng trước khi uống nước chanh, bạn nên chú ý đến những vấn đề này, bởi nước chanh cũng có những nhược điểm của nó.
2 người này nên uống nước chanh
1. Người muốn giảm cân
Đối với những người muốn giảm cân, mỗi ngày uống một cốc nước chanh ấm sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Chanh rất giàu vitamin C, được biết đến như một sản phẩm tốt để làm đẹp và giảm cân. Đối với những người muốn giảm cân, mỗi ngày uống một cốc nước chanh ấm sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc trước khi đi ngủ 1 tiếng, có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể, quá trình tiêu hóa được thuận lợi, phòng ngừa đầy bụng, khó tiêu.
2. Người bị cảm cúm
Nếu cơ thể đã có dấu hiệu cảm cúm thì nên uống một ly chanh ấm để hạ sốt, ngừa bệnh tiến triển.
Bởi chanh có tác dụng tiêu đờm, dưỡng ẩm cho phổi, giảm khô họng, nên rất tốt cho người bị cảm cúm. Nếu cơ thể đã có dấu hiệu cảm cúm thì nên uống một ly chanh ấm để hạ sốt, ngừa bệnh tiến triển. Để tăng hương vị, có thể cho thêm lá bạc hà hoặc sả vào nước chanh. Tinh dầu của bạc hà và sả đều có tác dụng phòng ngừa cảm sốt, lạnh bụng, kết hợp với chanh vừa thơm ngon vừa tốt cho cơ thể.
3 không khi sử dụng nước chanh
1. Không pha nước chanh với nhiều đường
Ảnh minh họa.
Chanh có thể dùng làm gia vị cho các món ăn và pha thành nhiều loại với các vị khác nhau để dễ uống tùy theo khẩu vị của từng người. Trong đó, chanh thích hợp nhất là pha với nước lọc, với muối, mật ong hoặc gừng, nhưng hạn chế tối đa pha chanh với đường, vì đường chứa nhiều calo, không tốt cho sức khỏe.
2. Không pha nước chanh quá nóng hoặc quá lạnh
Ảnh minh họa.
Theo Bác Sĩ Hiromi Shinya người Nhật Bản đã nguyên cứu và ghi chép lại trong quyển sách "Nhân tố Enzyme - Phương thức sống lành mạnh"rằng: Chanh tươi chứa hàm lượng enzym cao rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng nước quá nóng trên 60 độ C khi pha nước cốt chanh vào sẽ làm mất đi hết lượng enzym có lợi. Việc uống ly nước chanh này sẽ mang lại rất ít hiệu quả.
Ngoài ra 1 sai lầm tương tự trong việc pha nước chanh là ta sử dụng nước đá lạnh từ 0 - 5 độ C. Việc này sẽ làm cho cơ thể dễ phản ứng lại, gây ra triệu chứng khó chịu. Tốt nhất, ta nên sử dụng nước vừa không quá nóng để pha một ly nước chanh. Uống mỗi ngày sẽ tăng cường sức đề kháng cho bạn.
3. Không uống nước chanh khi bụng đói
Ảnh minh họa.
Mọi người đều lầm tưởng rằng uống nước chanh ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy không chỉ bổ sung nước mà còn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ý kiến này là sai lầm. Khi bạn đói bao tử tạo ra rất nhiều axit lúc này nếu kết hợp việc uống quá nhiều nước chanh. Làm lượng axit tăng lên rất nhiều, làm cho bạn giác giác khó chịu và cồn cào.
Viêm loét dạ dày rất dễ xảy ra khi bạn hành động như vậy, do đó hãy sử dụng nước chanh một lượng vừa đủ và nên dùng sau ăn. Nếu trước ăn bạn muốn uống nước cốt chanh thì chỉ cho 1 lượng nhỏ nhé. Đây là sai lầm sử dụng nước cốt chanh cơ bản nhất đấy.
Loại cây gia vị quen thuộc giúp cải thiện triệu chứng ho, cảm cúm Hành lá là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia đình, đồng thời nó cũng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Dưới đây là cách sử dụng hành lá để chữa cảm cúm, ho tại nhà các bạn có thể tham khảo. Hành lá là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của mỗi gia...