Bản tin COVID-19 ngày 2/8: Hàng nghìn người Đức phản đối biện pháp chống dịch
Hàng nghìn người biểu tình phản đối các biện pháp giãn cách xã hội tại Berlin trong khi giới chức lo ngại vì số ca mắc COVID-19 tăng cao.
Biểu tình ở Berlin
Đám đông người huýt sáo và cổ vũ, tuần hành qua trung tâm thành phố Berlin. Những người biểu tình giương cao những tấm bảng có các khẩu hiệu bao gồm: “Corona, báo động giả”, “Chúng tôi bị buộc phải bịt miệng”, “Phòng thủ tự nhiên thay vì tiêm phòng” và “Kết thúc sự hoảng loạn của corona – mang lại quyền cơ bản”.
Hoạt động quản lý đại dịch của Đức được coi là tương đối thành công. Số người chết của nước này là hơn 9.150 trong hơn 210.670 trường hợp mắc bệnh, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Biểu tình tại Đức.
Nga nối lại du lịch hàng không quốc tế
Video đang HOT
Nga bắt đầu nối lại các chuyến bay quốc tế, 4 tháng kể từ khi nước này áp đặt các lệnh hạn chế chống dịch COVID-19.
Sân bay Sheremetyevo, Matxcơva là nơi đầu tiên ở Nga khởi động lại các dịch vụ quốc tế. Có thể nhìn thấy hàng dài hành khách chờ làm thủ tục khi các chuyến bay được nối lại tại sân bay bận rộn nhất của Nga.
Các rạp chiếu phim ở Matxcơva cũng bắt đầu mở cửa trở lại với các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Mọi người được đo nhiệt độ và được yêu cầu đeo khẩu trang khi đến rạp.
Nga đang chuẩn bị chiến dịch sản xuất vaccine hàng loạt vào tháng 10, theo Bộ trưởng y tế Mikhail Murashko. Bác sĩ và giáo viên sẽ là những nhóm đầu tiên được tiêm phòng.
Nga hiện có khoảng 843.890 ca mắc COVID-19, 14.034 người chết.
Nơi dịch bệnh ảnh hưởng nặng nhất
Hơn 4,5 triệu ca COVID-19 được báo cáo tại Mỹ, trong tổng số hơn 17,4 triệu ca trên toàn cầu. Số ca bệnh tại Mỹ tiếp tục tăng hàng trăm ca mỗi ngày. Một dự đoán mới cho rằng sẽ có hơn 230.000 người Mỹ chết vì COVID-19 tính đến tháng 11. Mississippi là bang có số ca mắc COVID-19 cao nhất với 21,11%, tương đương khoảng gần 60.000 ca.
Brazil báo cáo thêm 45.392 ca COVID-19 và 1.088 người chết trong vòng 24 giờ. Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, nước này có hơn 2,7 triệu ca bệnh và 93.563 người chết.
Ấn Độ báo cáo số người mắc COVID-19 tăng một ngày ở mức kỷ lục, 57.118 ca. Tổng số ca bệnh ở nước này lên đến gần 1,7 triệu, đứng thứ 3 toàn cầu. Trong đó chỉ riêng tháng 7 có gần 1,1 triệu ca. Số người chết tăng lên 36.511.
Bộ Y tế Nam Phi xác nhận số ca COVID-19 vượt qua 500.000, trong khi số ca ở Châu Phi nói chung là gần 1 triệu.
Quốc gia công nghiệp hóa nhất ở châu Phi đã ghi nhận 10.107 ca COVID-19 mới, 4 tháng kể từ khi trường hợp đầu tiên được xác nhận tại nước này.
Hàng nghìn người Australia biểu tình chống phân biệt chủng tộc
Hàng nghìn người Australia đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội khi tuần hành để kêu gọi công lý và phản đối phân biệt chủng tộc.
Với sự hiện diện dày đặc của cảnh sát, các cuộc biểu tình hôm nay chủ yếu diễn ra ôn hòa. Người biểu tình tuần hành trên phố hoặc tập trung tại các công viên, mang theo áp phích "Không có công lý, không có hòa bình" hoặc "Xin lỗi vì sự bất tiện, chúng tôi đang cố thay đổi thế giới".
"Có những người, như bố tôi và dì Mingelly, đã thúc đẩy sự thay đổi từ khi bằng tuổi tôi, tức 50 năm trước", Jacinta Taylor, một người tổ chức cuộc biểu tình ở thành phố Perth, thủ phủ bang Tây Australia, nói với đám đông. "Tôi không muốn phải chờ đến 80 tuổi mới thúc đẩy sự thay đổi này cho con cháu tôi".
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd. Floyd bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì gáy gần 9 phút ở bang Minnesota hôm 25/5 và qua đời tại bệnh viện sau đó.
Người biểu tình mang theo các khẩu hiệu, áp phích khi tuần hành trên đường phố Perth, Australia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Perth chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất so với tất cả thành phố lớn ở Australia, dù thủ hiến bang Mark McGowan kêu gọi hủy bỏ sự kiện cho đến khi Covid-19 kết thúc.
Một người biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" ở Melbourne đã có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV trong tuần này. Thủ tướng Scott Morrison cảnh báo các cuộc tụ tập đông người đang khiến việc phục hồi của đất nước sau đại dịch gặp rủi ro.
Bộ trưởng Y tế bang Tây Australia Roger Cook tuần này khuyên người dân không nên tham gia các cuộc tụ tập lớn, dù vợ ông cho biết bà sẽ tham gia biểu tình. Người biểu tình cũng tập trung với số lượng nhỏ ở Melbourne và Sydney, kêu gọi tự do cho những người tị nạn bị mắc kẹt vô thời hạn trong nhà tù.
Gần 2.000 người biểu tình ở thủ đô của Bulgaria phản đối lệnh hạn chế 7 người đàn ông và 1 phụ nữ bị bắt giữ trong cuộc biểu tình với sự tham gia của 2.000 người ở thủ đô Sofia, Bulgaria nhằm phản đối các lệnh hạn chế. Theo Đại diện Bộ Nội vụ Bulgaria cho biết hôm qua (14/5), cuộc biểu tình trên do nhóm cánh tả Vazrazhdane tổ chức thực hiện. Đây cũng là hoạt...