Bán thực phẩm bẩn, rửa rau bằng nước bẩn sẽ bị phạt nặng
Hành vi sử dụng nước không đảm bảo để rửa, sơ chế sản phẩm sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định.
Người dân dùng nước ở dòng kênh bẩn rửa rau trước khi đem ra chợ bán ở xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội (ảnh Hồng Phú)
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản – Nafiqad (Bộ NN&PTNT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm về sử dụng nước bẩn, các phụ gia tẩm, ướp thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Nafiqad cho hay, gần đây, một số cơ quan báo chí phản ánh nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm như rửa rau dưới dòng nước thải, dùng hóa chất nhuộm ruốc, măng tươi tẩm hóa chất… Nafiqad đã yêu cầu các đơn vị liên quan tại địa phương báo chí phản ánh kiểm tra, xác minh và xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm.
Video đang HOT
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản cho biết, quy định xử phạt các hành vi sử dụng nước bẩn, không đảm bảo để rửa sơ chế, chế biến thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia không được phép sử dụng trong thực phẩm để ngâm, tẩm, ướp, bảo quản thực phẩm… đã có đầy đủ trong Nghị định 178 của Chính phủ.
“Các sự cố vệ sinh, an toàn thực phẩm liên tiếp được phản ánh, nó không chỉ ra ở một số địa phương bị phạt hiện mà có thể còn xuất hiện ở các nơi khác. Quy định mức xử phạt đã có từ lâu nhưng thường vẫn còn chuyện nể nang không phạt.Vì vậy, chúng tôi yêu cầu phải kiên quyết xử phạt nghiệm, tránh bỏ sót”, ông Tiệp cho hay.
Theo Nghị định 178 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, cơ sở kinh doanh có hành vi sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Trước đó, báo chí cũng phản ánh người dân ở xã Yên Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên và xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, người dân dùng nguồn nước bẩn có rác, nước thải sinh hoạt để rửa rau hàng ngày mang đi bán. Tại Phú Yên, người dân dùng phẩm màu để nhuộm ruốc tươi… gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Mới đây, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Đà Nẵng 25 mẫu măng tươi, dưa cải tại các chợ và cơ sở chế biến trên địa bàn để kiểm tra. Trong 9 kết quả gửi phân tích, có tới 7 mẫu phát hiện chất vàng ô, 2 mẫu măng màu trắng tự nhiên không phát hiện có chất cấm.Chất vàng ô là chất sử dụng trong công nghiệp nhuộm, xây dựng, cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Theo_Dân việt
Hà Nội: "Xốc" tiến độ các dự án cấp nước sạch nông thôn
UBND TP Hà Nội vừa cho ý kiến về tình hình cung cấp nước sạch và tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nông thôn TP.
Trong Công văn số 2338/VP-NNNT, ban hành ngày 4/4/2016, UBND TP cho biết đã nhận được văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về tình hình cung cấp nước sạch và tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nông thôn thành phố. Cụ thể, theo số liệu điều tra bộ chỉ số nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà Nội năm 2015, trên địa bàn nông thôn TP có khoảng 3.805.366 người được sử dụng nước hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 98,04%; khoảng 1.379.896 người được sử dụng nước sạch đạt QCVN 02:2009/BYT, chiếm tỷ lệ 35,5%.
Liên quan đến việc cơ quan báo chí mới có bài viết: "Báo động: Thủ đô cổ quá nhiều "điểm nóng" ô nhiễm nước", UBND TP đánh giá phần nào báo đã nêu được thực trạng chất lượng nguồn nước và tính bức thiết về nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu vực nông thôn TP hiện nay. Tuy nhiên, việc phản ánh của bài báo mới chỉ căn cứ thực trạng một số điểm nóng chưa đánh giá hết được tổng quan và những nỗ lực của TP trong công tác cấp nước sạch nông thôn trong thời gian qua.
Về một số giải pháp trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung cao độ chỉ đạo để đến hết năm 2017 đưa toàn bộ 7 dự án trạm cấp nước đầu tư bằng nguồn vốn WB vào vận hành khai thác. Giai đoạn 2016-2020, nếu bố trí được nguồn lực, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị TP sớm đầu tư 6 trạm cấp nước đã được phê duyệt bằng nguồn ngân sách TP; trường hợp không cân đối được nguồn ngân sách đề nghị TP có cơ chế đặc thù giao doanh nghiệp đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Bên cạnh đó, tiếp tục giao doanh nghiệp tiếp nhận và quản lý đầu tư các trạm cấp nước dở dang hoặc hoạt động không hiệu quả để đầu tư mở rộng; kêu gọi doanh nghiệp thực hiện đầu tư trạm cấp nước theo quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ đối với mạng cấp nước đô thị làm cơ sở mở rộng đấu nối cấp nước cho khu vực nông thôn. Để giải quyết nhu cầu một số vùng bức xúc về sử dụng nước, UBND TP tiếp tục cấp kinh phí để thực hiện lắp đặt các thiết bị lọc nước hộ gia đình theo kế hoạch.
Cùng với đó, làm tốt hơn nữa công tác truyền thông nâng cao năng lực; nâng cao hiệu quả quản lý vận hành và phát triển bền vững các công trình nước sạch tập trung; tăng cường công tác theo dõi đánh giá về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Về việc trên, UBND TP giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu và trả lời thông tin báo nêu; đẩy nhanh tiến độ thực hiện 7 dự án thuộc Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng vốn vay Ngân hàng Thế giới; tăng cường công tác theo dõi, đánh giá và quản lý chất lượng nước sạch nông thôn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất giải quyết đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến đầu tư 6 dự án cấp nước sạch đã được phê duyệt bằng nguồn ngân sách TP, kinh phí hỗ trợ thiết bị xử lý nước hộ gia đình, báo cáo UBND TP trước 15/4/2016. Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
Đà Nẵng: Người dân tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng Người dân Đà Nẵng tự ý cho chất cấm để làm đẹp măng, đây là chất màu tổng hợp chỉ được sử dụng trong công nghiệp để nhuộm vải, giấy, gỗ... Liên quan đến chất cấm Auramine o (còn gọi chất vàng ô) dùng để nhuộm vải, giấy, gỗ được một số tư thương ở thành phố Đà Nẵng dùng để nhuộm măng...