Bản thiết kế “có một không hai” của ngôi nhà ở TP. Hồ Chí Minh
Ngôi nhà được xây dựng với phương châm bảo vệ những giá trị truyền thống, phát huy những giá trị hiện đại trong kiến trúc.
Ngôi nhà ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh có lối thiết kế khác lạ, được hình thành giữa các khung betong đơn giản. Nhà được xây dựng trên khu đất 64 m2 ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Tín ngưỡng văn hoá là một trong những yếu tố chi phối nhiều nhất đến bản thiết kế.
Công trình nằm trong một con ngõ nhỏ, xung quanh là những ngôi nhà thấp tầng mang nhiều đặc trưng của kiến trúc nhà ở miền Nam Việt Nam.
Ngôi nhà gồm 4 tầng, trong đó tầng 1 là không gian sinh hoạt chung.
Lối vào nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Tầng 1 được thiết kế thông thoáng, liền mạch. Phần bên ngoài là phòng khách, đi sâu vào bên trong là giếng trời và khu bếp.
Khu bếp.
Video đang HOT
Tầng 2 là không gian thờ tự và một xưởng may nhỏ.
Không gian nhiều ánh sáng ở phòng ngủ.
Toàn bộ nội thất đều thể hiện tín ngưỡng văn hoá của gia đình.
Bức tường gạch, khung sắt mang lại cảm giác đơn giản, mộc mạc cho ngôi nhà.
Không gian làm việc thoáng đãng.
Đội ngũ thiết kế đã đưa ra nhiều giải pháp để biến ngôi nhà trong ngõ nhỏ trở thành một không gian mở, nhiều ánh sáng.
Khoảng không gian thư giãn.
Khác với hầu hết công trình nhà ở khác tại đô thị, nhà vệ sinh hướng ra bên ngoài, đón ánh sáng trực tiếp thông qua ô cửa sổ rộng.
Theo Lâm Tùng/Archdaily/ndh.vn
Đàn bà - mùi vị của ngôi nhà
Đàn bà hãy cứ thả tình yêu thương của mình lang thang vào những thói quen có vẻ giản dị đời thường như vậy. Để rồi những mùi vị quen thuộc của ngôi nhà sẽ khiến các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau.
"Chồng mình lạ lắm. Đi thì thôi nhưng về đến nhà chưa thấy xe của mình là hay ngóng ngóng. Hôm nào anh ấy về sớm mà vợ con chưa về là cứ loanh quanh ngoài sân đợi. Đến bác giúp việc còn bảo hôm nay Hiền về muộn, anh T. cứ ngóng, chốc lại bảo sao mẹ con nó về muộn thế nhỉ. Có hôm trưa làm việc gần nhà, anh chồng lại gọi điện hỏi em có đi đâu không để anh về. Mình buồn cười bảo thì anh cứ về chứ sao, bảo anh về một mình buồn chết. Mình mà đi đâu vài ngày, con trai nhỏ thì thủ thỉ mẹ ơi, mẹ đi công tác con ngủ với bố nằm gối của mẹ xơm ơi là xơm", những điều nghe mà tim muốn tan chảy ấy, hóa ra lại rất bình thường trong gia đình của chị Lê Hiền (Hà Nội).
Chị Lê Hiền dù sống rất hiện đại nhưng vẫn luôn tôn trọng những giá trị truyền thống khi xây dựng một ngôi nhà thật ấm áp.
Thế nhưng, bí quyết để xây nên một tổ ấm nơi bão dừng sau cánh cửa, có mùi vị của ngôi nhà thấm đẫm yêu thương, muốn ai đi xa cũng phải lưu luyến nhớ về ấy của chị Hiền thì lại thật giản đơn. Tất cả nằm ở một chữ YÊU. Yêu mình, yêu chồng, yêu con, yêu cuộc sống. Tình yêu trở thành chất keo gắn kết những thành viên trong gia đình của chị lại với nhau.
"Mình luôn cho rằng cuộc sống muôn hình vạn trạng, không có mô hình cuộc sống gia đình hay tình yêu nào là chuẩn. Nhưng hãy giữ mình là trung tâm của cuộc sống chính mình. Chỉ cần mình hạnh phúc, mình yêu hoặc thậm chí mình chấp nhận được là được. Suy cho cùng, con người sống để yêu nhau. Nên cứ yêu thật nồng nàn, yêu thật sâu và yêu thật lâu. Nếu chưa biết hoặc chưa giỏi chỗ nào hãy học hỏi từ chỗ đó. Học cách để yêu mình đúng cách hơn, học cách để yêu chồng đúng cách hơn chẳng bao giờ là lãng phí. Hạnh phúc vốn có tính lan toả. Sống cạnh một người phụ nữ luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc, vui vẻ, yêu đời, người đàn ông cũng sẽ lây lan với tình yêu hạnh phúc đó", chị Hiền chia sẻ.
Những bình hoa thể hiện sự tinh tế, ngọt ngào của chủ nhân.
Bởi vậy, chị tự nhận ra ngoài xã hội mình không có gì nổi trội xuất sắc, nhưng về nhà với 3 người đàn ông, chị giống như cái rốn của vũ trụ, mọi thứ cứ xoay quanh mẹ. Từ bố đến con cứ "mẹ ơi mẹ à". Kết hôn đã 15 năm, chị cứ dần theo thời gian học làm vợ làm mẹ, anh xã cũng điều chỉnh để làm người chồng người cha tốt, con cái học hành vui chơi trong tình yêu của cha mẹ.
Sau nhiều năm kết hôn, điều chị thích nhất không phải cái gì to tát mà là tổ ấm nhỏ vẫn luôn giữ được nếp sum họp, sự vui vẻ, hào hứng trong các bữa ăn. Đã có hàng ngàn bữa ăn diễn ra trong sự vui vẻ và ấm cúng. Tất nhiên, đôi khi có cả những bữa ăn diễn ra trong im lặng, dỗi hờn.
Nhưng trong nhà chị có một quy tắc: "Vợ chồng mình tuy không ai nói với ai nhưng có một điểm chung mình để ý bao năm nay đó là không bỏ bữa ăn. Giận nhau, vợ không bỏ nấu. Giận nhau, chồng không bỏ ăn. Mình có thể bỏ nấu vì hôm đó mệt, hôm đó bận, hoặc chỉ đơn giản là không thích nấu, nhưng chưa bao giờ vì giận quá mà không thèm nấu. Chồng mình có thể không ăn cơm nhà vì tiếp khách, vì bận, vì tụ họp bạn bè chứ cũng chưa bao giờ vì giận vợ giận con. Cũng có thể nhờ cái thói quen này mà mâu thuẫn trong gia đình mình thường được hóa giải rất nhanh. Lúc bực thì bố mẹ ngồi ăn chả nói năng gì nhưng bọn trẻ con vẫn chí chóe vui đùa, rồi câu 1 câu 2 rồi dần qua căng thẳng".
Những bữa cơm đơn giản nhưng luôn hợp gu với các thành viên trong gia đình.
Trong nhà lúc nào cũng phải có góc bình yên để tận hưởng thời gian quý giá được ở bên nhau.
Chị Hiền chia sẻ, không phải nhờ tài nấu ăn xuất sắc mà cái chất keo ấy được duy trì trong gia đình. Bởi trăm hay không bằng tay quen và quan trọng nhất là sống cùng nhau, hiểu sở thích của nhau nên những món chị nấu mới vừa miệng với cả nhà. Chị đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc sắp xếp bữa ăn: "Tập trung vào món chính. Quan điểm của mình, ăn đủ thoải mái nhưng không bừa phứa. Thực ra nếu là bữa tối thông thường mình cũng nấu khá đơn giản, chọn 1-2 món trọng tâm, lượng vừa đủ. Bữa ăn cũng luôn có ít nhất 2 món rau vì anh xã đặc biệt thích rau, rau luộc, salad... Con và mẹ thích rau xào, rau nấu canh. Và luôn có ít nhất 1 món không dầu mỡ. Chuyên môn hoá nấu nướng bằng những thiết bị làm bếp như lò nướng, nồi chiên không dầu, máy ép chậm, máy đánh trứng, máy nhồi bột...".
Tuy thích nấu ăn, nhưng chị Hiền cũng không nhất nhất mọi bữa ăn phải diễn ra trong nhà. Thỉnh thoảng, chị vẫn... bỗng dưng không thích nấu và sẵn sàng buông đũa, gác chảo, cả nhà ra ngoài ăn: "Đừng quan trọng hóa cứ ra ăn ngoài là phải triệu to triệu bé. Có khi đèo nhau đi ăn bát cháo trai, hay đĩa mì xào cũng vui và hạnh phúc lắm rồi. Hoặc nhiều hôm nấu ăn ở nhà, không thích bày biện, cũng chả thích đi ăn thì lại có gì ăn đấy. Trứng luộc, đậu luộc, muối vừng... Nói chung mọi chuyện nên phiên phiến thôi, quan trọng nhất là mình sắp xếp bữa ăn sao cho phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế, thời gian và sức khoẻ của mọi người".
Giữ cho mình luôn tươi mới, sống tích cực cũng là bí quyết xây tổ ấm của chị Hiền.
15 năm đã qua, nhưng cái cảm giác cả nhà ngồi quây quần bên nhau vui vẻ thưởng thức bữa ăn vẫn ấm áp như ngày đầu. Có khi vợ xuýt xoa "ôi em nấu món này mặn rồi", có chồng an ủi "thôi ăn với cơm là vừa". Nhiều khi cái đơn giản vậy nhưng lại là sợi dây buộc với nhau rất chặt.
Nhưng ngoài chuyện sắp xếp bữa ăn, chị Hiền còn hiểu hơn ai hết rằng nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Chị chắc chắn không biến mình trở thành một bà nội trợ suốt ngày tất bật, vương mùi hành mỡ. Chị thuộc tuýp người hay để ý đến không gian sống, nhỏ nhưng gọn, giản dị mà thơm tho. Ví dụ chăn drap gối không cần mua quá nhiều, 2 bộ thay đổi là đủ rồi. Nhưng 1 tuần nên thay giặt một lần. Phơi phóng cho khô ráo, thơm tho. Bởi cảm giác nằm úp mặt xuống cái gối cái đệm có mùi thơm tự nhiên của nắng đã thật dễ chịu lắm rồi. Nếu cần thì có thể dùng thêm các loại nước thơm nếu muốn.
Nhà cửa muốn thơm tho thì hút bụi, dọn sạch. Chị hay cắm hoa có mùi thơm tự nhiên rất dễ chịu. Nhà chị có vườn nên lúc thì hái bát hoa bưởi, lúc thì hoa mộc..., hương thơm cứ thoang thoảng sảng khoái vô cùng. "Nói chung là làm sao cho sạch, thơm thì nhiều bí quyết hay ho lắm, mình hay tìm một số trang hướng dẫn các mẹo hay, các bài hay để học hỏi. Nguồn thì nhiều nhưng mình tham khảo có chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện của mình là được. Khi mình đẹp mình thơm rồi nhớ làm cho ngôi nhà mình đang ở cũng thơm cũng sạch cùng. Giữa một không gian sống thoáng mát, dễ chịu mình có cảm giác cái đẹp cái thơm nó cũng dễ đi vào lòng người hơn rất nhiều", chị Hiền tâm sự.
Chị Hiền đang có những ngày thong dong, chạm tay đến với giấc mơ từ thời còn sinh viên của mình.
Những chia sẻ của chị Hiền có thể sẽ khiến nhiều người cho rằng cái gì quen mãi sẽ thành nhàm chán. Nhưng quan điểm của chị lại khác, bởi cuộc sống gia đình lại rất cần những thói quen. Người đàn bà hãy cứ thả tình yêu thương của mình lang thang vào những thói quen có vẻ giản dị đời thường như vậy. Để rồi mưa dầm thấm lâu, những mùi vị quen thuộc của ngôi nhà sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau. Đi đâu rồi cũng muốn về.
Còn bản thân chị, cũng không quên thi thoảng làm mới mình bằng những chuyến đi, thay vì quanh quẩn trong ngôi nhà. Như hiện tại chị đang tận hưởng thong dong ở nước Anh, chạm tay vào giấc mơ từ thời còn là sinh viên. Và chị biết, khi chị đi, 3 người đàn ông còn lại ở nhà sẽ thỉnh thoảng nhớ đến bóng dáng chị, nhắc đến chị như một thói quen đầy yêu thương.
Cát Tường
Theo phunuonline.com.vn
Phim Việt mùa Tết: Cũ mà kĩ hay mới nhưng mẻ? Xu hướng giải trí dần thay đổi, yêu cầu các nhà làm phim phải liên tục làm mới bản thân qua mỗi mùa phim Tết. Thế nhưng có lẽ vì chạy theo thị hiếu mà họ quên rằng bên cạnh tiếng cười, các bộ phim còn cần một thông điệp sâu sắc đúng như chức năng của một tác phẩm nghệ thuật. Tết...