Bàn tay ma mị trong không gian
Một bàn tay khổng lồ và đầy ám ảnh đang vươn dài trong không gian – ít nhất đó là theo hình ảnh được ghi nhận từ kính viễn vọng Chandra tia X của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Hình ảnh bàn tay trên bầu trời đêm NASA/ SAO/NCSU/BORKOWSKI
Nghe như phim hoặc truyện khoa học viễn tưởng, như thật sự kính viễn vọng Chandra tia X đã chụp được hình ảnh rùng rợn trên, theo trang Space.com hôm 25.6.
Video đang HOT
Theo phân tích, hình ảnh bàn tay được tạo thành sau cái chết của một ngôi sao khổng lồ, gọi là vụ nổ siêu tân tinh, chỉ còn sót lại tàn tích gọi là sao xung.
Trong lúc xoay tít, sao xung tạo ra một quầng các hạt năng lượng bao phủ chính nó. Khi kết hợp với những mảnh vụn còn sót lại sau vụ nổ, cấu trúc giống như hình bàn tay xuất hiện, trải dài 150 năm ánh sáng.
Dựa trên hình ảnh thu được, “bàn tay” đang vươn đến đám mây khí khổng lồ có tên RCW 89.
Tàn tích vụ nổ siêu tân tinh ở trung tâm vụ nổ, gọi là MSH 15-52, cách Trái đất khoảng 17.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học NASA cho rằng ánh sáng đã truyền đến Trái đất cách đây 1.700 năm, có nghĩa nó là một trong những vụ nổ siêu tân tinh xảy ra gần đây nhất ở Dải Ngân hà.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters , sóng xung kích của vụ nổ lan truyền trong không gian với tốc độ khủng khiếp, đạt 14,5 triệu km/giờ nếu tính từ đầu ngón tay và 17,7 triệu km/giờ nếu tính từ lòng bàn tay.
Ngôi sao được sinh ra từ thuở hồng hoang của vũ trụ
Ngôi sao khổng lồ đỏ, có lẽ chào đời vào thời điểm vũ trụ khai sinh, đã được tìm thấy cách Trái đất khoảng 16.000 năm ánh sáng, theo báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters .
Một đại diện của sao khổng lồ đỏ ESO
Đội ngũ các nhà thiên văn học do trung tâm nghiên cứu NOIRLab của Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ dẫn đầu đã đặt tên cho ngôi sao đặc biệt trên là SPLUS J210428-004934.
Theo kết quả phân tích hàm lượng hóa học của ngôi sao, các chuyên gia phát hiện nó chứa các nguyên tố chỉ xuất hiện ở thế hệ sao đầu tiên của vũ trụ.
Vì thế, với sự trợ giúp của SPLUS J210428-004934, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm thêm các ngôi sao đồng trang lứa, mà lâu nay vốn tránh khỏi tầm quan sát của nhân loại.
"SPLUS J210428-004934 là dạng sao vô cùng nghèo kim loại, đặc điểm thường thấy ở những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ. Điều này do vũ trụ thuở sơ khai vắng bóng các dạng kim loại nặng, trong khi những ngôi sao sau này tượng hình từ các đám mây của vụ nổ siêu tân tinh, và vì thế có hàm lượng dồi dào các nguyên tố kim loại nặng.
Ngôi sao trên cũng là đối tượng có hàm lượng carbon thấp nhất từng được ghi nhận từ trước đến nay trong quá trình nhân loại khám phá những bí ẩn của vũ trụ.
Phát hiện thú vị về sự sống ngoài hành tinh, con người trên Trái Đát bị theo dõi? Các nhà thiên văn học đã xác định được 29 hành tinh mà người ngoài hành tinh có thể đã ở đó để bí mật theo dõi Trái Đất. Một báo cáo khoa học mới đây cho thấy có khoảng 29 hành tinh trong vũ trụ, nơi nhiều khả năng tồn tại sự sống ngoài hành tinh có thể phát hiện ra bằng...