Bạn sẽ “nạp” bao nhiêu đường trong một chai nước ngọt có ga?
Các chuyên gia khuyến cáo, trong dịp Tết, không chỉ trẻ em thường được “thả ga” uống nước ngọt heo sở thích, mà người lớn cũng dễ ‘tặc lưỡi” cả năm có ngày Tết nên vô tư uống nước ngọt, dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, trà uống sẵn là loại đồ uống có lượng đường lớn nhất về khối lượng có mức tiêu thụ mạnh nhất, tiếp đến là nước uống có ga. Đồ uống có đường khiến người uống có cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn, lại đa dạng về chủng loại khiến trẻ em, người lớn đều yêu thích. Nhưng đồ uống có đường là thủ phạm gây dư thừa năng lượng, mỡ gây các rối loạn chuyển hòa làm tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch.
“Đồ uống này càng dược ưa thích trong dịp Tết, nhiều gia đình ngày 3 bữa đều cho trẻ uống cùng trong bữa ăn. Trong khi đó, trong 1 ngày, nếu đứa trẻ chỉ uống 1 lon hoặc 1 chai đồ uống có đường thì cũng đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều, với khoảng 36gram đường tự do trong mỗi lon nước ngọt”, TS Bắc nói.
Lo ngại về mức tiêu thụ đồ uống có đường, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140 kcal. Để uống một lon nước ngọt rất nhanh, nhưng để tiêu thụ được lượng đường này sẽ mất khoảng 60 phút đi bộ.
Tuy nhiên, mọi người dễ bỏ qua bởi việc uống một lon nước ngọt rất dễ, ngon miệng, trong bữa ăn có những người uống cả hơn lon nước vẫn thấy bình thường, không có cảm giác lo sợ bị lên cân như ăn các thực phẩm khác.
Không chỉ mang những mối nguy tiềm ẩn dẫn đến tăng cân, béo phì, tim mạch… mà việc ăn quá nhiều thực phẩm ngọt ngày Tết khiến không ít người phải cấp tốc đi khám ngay đầu năm vì ngỡ bị tiểu đường…
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, việc uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều đồ ngọt cũng có thể gây tình trạng tiểu đường giả.
Đó là hiện tượng có đường trong nước tiểu nhưng xét nghiệm máu lúc đói thì không phát hiện. Tình trạng này có nguy cơ gặp nhiều trong ngày Tết, không chỉ gặp ở trẻ em, mà cũng xảy ra ở cả người lớn, còn gọi là hiện tượng tiểu đường giả.
Bởi ngày Tết, thực phẩm ngọt đường được rất nhiều người ưa chuộng trong ăn uống. Khi ăn một khối lượng đường rất nhiều trong một thời điểm nhất định thì chuyển hóa đường của cơ thể không đáp ứng nổi, làm tăng đường huyết nhất thời, dẫn đến hiện tượng một số cháu có thể tìm thấy đường trong nước tiếu sau bữa ăn.
Video đang HOT
“Nếu tìm thấy đường trong nước tiểu sau bữa ăn, điều đó cảnh báo chúng ta rằng chúng ta đã ăn một bữa quá nhiều đường. Nếu cứ duy trì thì không tốt cho cơ thể, lâu dần sẽ khiến từ tiểu đường giả thành tiểu đường thật. Bởi lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao khiến cơ thể, tuyến tụy lập tức tiết ra insulin để kéo lượng đường trong máu xuống. Đó là một sinh lý bất bình thường. Tuyến tụy cùng một lúc phải sản xuất quá nhiều insulin đến lúc nó mệt không sản xuất nổi nữa sẽ khiến thành đái tháo đường thật”, TS Dũng cảnh báo.
TS Dũng đưa ra lời khuyên, nếu thấy có hiện tượng khi đi tiểu mà kiến ruồi bâu vào bãi nước tiểu, tốt nhất nên cho người bệnh đi thử đường huyết lúc đói để xác định là tiểu đường giả hay thật. Nếu xét nghiệm máu khi đói mà lượng đường huyết vẫn cao cho thấy tuyến tụy bắt đầu phản ứng kém, lười sản xuất insulin hơn cần có sự tham vấn của bác sĩ để lựa chọn chế độ ăn phù hợp.
“Ăn quá nhiều đường (gồm bánh kẹo, nước ngọt…) trong ngày Tết rất nguy hiểm vì làm hại tuyến tụy. Vì thế, người lớn cần tự điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp, không ăn quá nhiều đồ ngọt. Với con trẻ cũng cần sự nhắc nhở, giám sát, tránh trường hợp đường huyết tăng bất thường vì ăn quá nhiều đồ ngọt. Tái diễn hiện tượng này nhiều lần, nhiều ngày sẽ thực sự khiến tuyến tụy mệt mỏi, không còn tiết insulin thì sẽ rất nguy hiểm, vì khi đó là tiểu đường thực sự”, TS Dũng cảnh báo.
Ngày Tết, lượng thức ăn nạp vào đã lớn hơn ngày thường, rồi bánh kẹo, các loại hạt… sẽ khiến bạn dễ bị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Vì thế, hãy lựa chọn các loại thức uống tốt cho sức khỏe như nước lọc, nước trái cây tươi không đường, các loại chè xanh…
Hồng Hải
Theo Dân trí
Nạp cả vốc đường vào cơ thể nếu uống một lon nước ngọt mỗi ngày
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo, tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng vọt trong các nước đang phát triển. Chỉ trong 15 năm qua, mức tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 7 lần, trong đó tiêu thụ trà uống sẵn và nước có ga tăng mạnh nhất.
Tiêu thụ hơn 2 triệu lít trà uống liền mỗi năm
Tại hội thảo công bố các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có cồn để phòng các bệnh không lây nhiễm ngày 22/6, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam hiện rất đáng lo ngại.
Trà uống liền là loại đồ uống có mức tiêu thụ tăng mạnh nhất, là loại đồ uống có đường lớn nhất về khối lượng.
Năm 2016 khối lượng được tiêu thụ nhiều nhất là trà uống liền (2036 triệu lít) tiếp đó là đồ uống có ga (hơn 1 triệu lít) và gần 600 triệu lít đồ uống thể thao.
Trong đó, trà uống sẵn là loại đồ uống có lượng đường lớn nhất về khối lượng có mức tiêu thụ mạnh nhất, tiếp đến là nước uống có ga.
Sản lượng tiêu thụ đồ uống có cồn năm 2010 là 587 triệu lít đã tăng lên 836 triệu lít năm 2014, tăng 9,2% năm.
TS Bắc cho biết, đồ uống có đường khiến người uống có cảm giác sảng khoái, ăn ngon miệng hơn, lại đa dạng về chủng loại khiến trẻ em, người lớn đều yêu thích. Nhưng đồ uống có đường là thủ phạm gây dư thừa năng lượng, mỡ gây các rối loạn chuyển hòa làm tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch.
Trong khi đó tại Việt Nam tỉ lệ thừa cân béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ dưới 5 tuổi tỉ lệ này tăng nhanh từ 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Tại TP HCM tỉ lệ này lên tới 10,8%.
1 lon nước ngọt vượt lượng đường khuyến cáo cả ngày
TS Bắc cho biết, hiện nay trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5 gr đường, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
"Trong 1 ngày, nếu đứa trẻ chỉ uống 1 lon hoặc 1 chai đồ uống có đường thì cũng đã tiêu thụ lượng đường tự do vượt quá ngưỡng khuyến cáo rất nhiều, với khoảng 36gram đường tự do trong mỗi lon nước ngọt", TS Bắc nói.
Trong khi đó, tỉ lệ học sinh Việt Nam (từ 13 - 17 tuổi) thường xuyên uống đồ uống nước ngọt có ga từ là 31%.
Lo ngại về mức tiêu thụ đồ uống có đường, PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, theo công bố trên nhãn của nhà sản xuất, 100 ml nước ngọt thì tạo ra 42 kcal. Thế nhưng một lon nước ngọt lại thường được đóng hơn 300ml và hầu hết mọi người đều có tâm lý, đã mở ra thì cố uống, bỏ thì tiếc nên lại uống cố, đồng nghĩa với việc sẽ nạp khoảng 140 kcal. Để uống một lon nước ngọt rất nhanh, nhưng để tiêu thụ được lượng đường này sẽ mất khoảng 60 phút đi bộ.
Tuy nhiên, mọi người dễ bỏ qua bởi việc uống một lon nước ngọt rất dễ, ngon miệng, trong bữa ăn có những người uống cả hơn lon nước vẫn thấy bình thường, không có cảm giác lo sợ bị lên cân như ăn các thực phẩm khác.
Cảnh báo về sự nguy hại của đồ uống có đường, TS Juliawati Untoro, chuyên gia dinh dưỡng Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định, nước ngọt là loại thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng nghèo dinh dưỡng. Tiêu thụ đồ uống có đường là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây tình trạng béo phì.
TS Juliawati Untoro cho rằng, tăng thuế các loại đồ uống có cồn, hạn chế quảng cáo là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có cồn. Ảnh: H.Hải.
Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ thường xuyên uống nước ngọt sẽ tăng 0,24% chỉ số khối cơ thể (IBM) so với trẻ không uống nước ngọt. Trẻ từ 2-5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì lên tới hơn 40%. Nước ngọt cũng là tăng cân ở người lớn.
Tương tự ở phụ nữ, đồ uống có đường cũng gây tác động xấu tới cơ thể. Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8 kg. Với mỗi lon nước ngọt uống thêm mỗi ngày, nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm.
Cùng đó, nghiên cứu trên 90.000 phụ nữ thích uống nước ngọt thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao gấp 2 lần so với người không thường xuyên uống loại đồ uống này.
Việc uống trung bình 1 lon đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người khi sử dụng đồ uống này. Đặc biệt, việc tiêu thụ đồ uống có đường cũng làm tăng nguy cơ bị ăn mòn răng, dễ sâu răng và tăng nguy cơ loãng xương.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đánh thuế tiêu thụ đồ uống có đường, hạn chế quảng cáo các loại đồ uống có cồn... để giảm tỉ lệ sử dụng loại đồ uống này.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ trưởng Y tế: Mong muốn mời thầy trò HLV Park Hang Seo làm "đại sứ" sức khỏe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết năm 2019 sẽ là một năm ngành y tế tập trung cho các vấn đề tuyên truyền giúp người dân phòng bệnh thay vì đợi bệnh mới đến bệnh viện chữa trị. Theo Bộ trưởng, với sức khỏe mỗi người, ngoài các yếu tố môi trường, di truyền... thì 40% là do...