Bạn sẽ chẳng than vãn thi cử áp lực nữa nếu biết học sinh ở những quốc gia này còn phải trải qua kỳ thi khốc liệt hơn nhiều
Những quốc gia châu Á này có kỳ thi đại học rất khốc liệt, áp lực sống còn khiến học sinh nào cũng sợ hãi.
Với học sinh của những quốc gia này, thi cử là điều vô cùng đáng sợ. Không chỉ có sức ép từ chính bản thân mà gia đình, xã hội cũng đặt lên vai các em quá nhiều áp lực.
1. Nhật Bản
Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Nhật Bản khá phức tạp với nhiều hình thức thi tuyển khác nhau. Để bước vào ngưỡng cửa đại học, trước hết học sinh phải tham dự một kì thi quốc gia gọi là “ Senta Shiken” (kì thi trung tâm) được tổ chức vào giữa tháng 1 dành cho những sinh viên có nguyện vọng thi vào các trường đại học công lập. Số môn thi của kì thi chung này khác nhau tùy theo trường, theo khối thi.
Ở Nhật, nền tảng giáo dục là yếu tố tiên quyết khi muốn xin vào các công ty hàng đầu nên mức độ cạnh tranh giữa các thí sinh là vô cùng khốc liệt. Nhiều trường đại học còn tổ chức các kỳ thi tuyển sinh riêng để chọn lọc được sinh viên với đầu vào chất lượng.
Nhiều học sinh ôn thi đến kiệt sức
Mỗi năm có đến khoảng 100.000 thí sinh lựa chọn thi lại để có thể cạnh tranh và bước vào ngôi trường yêu thích.
Mỗi mùa thi đến, tất cả học sinh cuối cấp tại đâu đều rơi vào trạng thái vô cùng áp lực. Các gia đình liên tục đến các khu đền, chùa nổi tiếng để cầu may mắn. Cụm từ “trượt đại học” là nỗi ám ảnh đáng sợ với học sinh đất nước này, nhiều trường hợp không chịu được áp lực mà đã quyết định tự tử rất thương tâm.
2. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, kỳ thi Đại học được gọi là Gaokao (Cao Khảo), thường diễn ra vào đầu tháng 6 hằng năm. Đây được xem như là kỳ thi lớn nhất của quốc gia này, mọi người gọi đây là cơ hội hoặc dấu chấm hết cho tương lai của một học sinh vì phần đông người Trung Quốc coi việc đậu đại học với điểm số cao quyết định cơ hội sống còn về việc làm của thế hệ trẻ. Khó có thể diễn tả được hết áp lực của học sinh cuối cấp tại đây.
Nhiều học sinh Trung Quốc xé sách vở trước ngày thi để giải tỏa căng thẳng
Học sinh tại Trung Quốc đã được giáo viên và bố mẹ nhắc đến Gaokao ngay từ khi còn là những cô cậu bé học sinh tiểu học. Chính điều này vô hình chung đã gây một áp lực lớn lên trẻ em và học sinh chẳng còn có thể làm gì ngoài việc cố gắng phấn đấu 12 năm cho 1 cuộc chiến.
Hình ảnh các bà, các mẹ hành hương để cầu cho con thi tốt đã không còn lạ trong mỗi mùa thi ở Trung Quốc, thậm chí nhiều người còn thiền và niệm Phật tại chùa trong suốt thời gian con mình làm bài thi.
Các bậc phụ huynh đang làm lễ cầu kết quả tốt cho con
3. Hàn Quốc
Video đang HOT
Từ lâu, kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc đã được biết đến là một trong những kỳ thi áp lực nhất thế giới. Đây là cuộc thi gần như quan trọng nhất trong cuộc đời theo quan niệm của người Hàn Quốc vì nó sẽ mở ra tương lai sán lạn cho một người.Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh đã đặt nặng áp lực và trách nhiệm đỗ đại học lên con cái nên học sinh Hàn Quốc luôn luôn trong tâm thế lo lắng cho đến khi hoàn thành kỳ thi này với một kết quả tốt đẹp.
Thi Đại học ở Hàn Quốc được coi là con đường duy nhất để thành công
Một chuyện đáng buồn là mỗi năm Hàn Quốc lại ghi nhận khá nhiều trường hợp tự tử vì không thể chống đỡ được với áp lực học hành quá nặng nề từ gia đình và xã hội. 3 năm gần đây, có đến gần 1000 học sinh tự tử và không ít học sinh bị những vấn đề tâm lý nghiêm trọng trong quá trình ôn thi.
Thi đại học ở Hàn Quốc vô cùng áp lực
Giống như Trung Quốc và Nhật Bản, các gia đình Hàn Quốc đều rất kỳ vọng vào kết quả thi nên các ngôi đền, chùa, di tích lịch sử liên quan đến giáo dục luôn chật kín người vào những tháng cuối của đợt ôn thi và khi kỳ thi diễn ra.
4. Singapore
Tại Singapore, áp lực còn đến với học sinh từ sớm hơn nữa khi kết thúc 6 năm tiểu học, các em phải tham gia một kỳ thi tốt nghiệp tiểu học là PSLE (Primary School Leaving Examination). kết quả kỳ thi sẽ phân loại và định hướng học sinh. Những ai thuộc top đầu sẽ tham gia thi đại học sau khi tốt nghiệp trung học, trong khi những học sinh ở top dưới thường đi học nghề.
Học sinh Singapore còn phải chịu áp lực thi cử từ rất sớm
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mỗi tuần 1 học sinh Singapore 15 tuổi dành khoảng 9 tiếng cho bài tập về nhà. Lượng bài tập này đến từ rất nhiều thầy cô trên lớp và cả gia sư riêng của mỗi học sinh.
Singapore là một trong những quốc gia sở hữu tỷ lệ cạnh tranh vào Đại học lớn nhất thế giới. Năm nay, Trường ĐH Quốc gia Singapore nhận được khoảng 28 nghìn hồ sơ dự thi và chỉ tuyển 7 nghìn sinh viên.
5. Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ chọi còn cao hơn nhiều trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới.
Hàng năm, có hoảng 20 triệu học sinh bước vào năm cuối trung học tại Ấn Độ. Tất cả đều hi vọng đủ điểm trong kỳ thi tốt nghiệp để có được một suất tại 1 trong hơn 600 trường đại học của nước này.
Tỷ lệ chọi vào đại học ở Ấn Độ rất cao
Đặc biệt, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu học sinh đăng ký thi vào 23 Viện công nghệ của Ấn Độ nhưng các trường này chỉ chọn lấy 10.700 người, đồng nghĩa tỷ lệ chọi sẽ là 1/121, cao hơn rất nhiều so với cả những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như Oxford và Cambridge (Anh). Sự cạnh tranh gắt gao đặt áp lực cực lớn lên tất cả học sinh cuối cấp ở đây.
Theo Helino
Từ thi trượt đại học, nữ sinh vươn lên thành thủ khoa trường Công nghệ Giao thông vận tải
Trong kỳ thi đại học năm 2012, Phạm Nhung đã thiếu chút may mắn để đậu vào ngôi trường mình mơ ước. Thất bại đầu đời khiến Nhung buồn bã và chán nản, nhưng rồi cô hiểu rằng nếu từ bỏ dễ dàng thì không đúng với tính cách của mình.
Họ và tên: Phạm Thị Nhung
Các thành tích đã đạt được:
Điểm học tập toàn khóa: 3,81/4
Điểm rèn luyện toàn khóa: Xuất sắc
5 năm liền đạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc
Giải Nhất Olympic môn cơ học đất cấp trường năm 2016
Giải Khuyến khích môn Cơ học đất Olympic Cơ học toàn quốc năm 2016
Học bổng chắp cánh ước mơ tiếp bước giảng đường năm 2015
Học bổng FUYO lần thứ 18
Giấy khen của BCH Đoàn trường năm 2013-2014 vì những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên
Nữ thủ khoa Phạm Nhung
Năm đó Phạm Nhung theo học cao đẳng, âm thầm giấu bố mẹ để hiện thực hóa mong ước bước chân vào Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, mãi cho đến sát kỳ thi cô mới mở lời với người thân.
Nhớ lại quãng thời gian đó, Phạm Nhung chia sẻ: "Buồn chứ, thất vọng nữa, nhưng cứ buồn mãi thì cũng không thể giải quyết điều gì cả, thất bại càng khiến ta quyết tâm chạm đến mục tiêu.
Mình quyết định sẽ thi lại, vì Đại học Công nghệ Giao thông vận tải là ước mơ từ rất lâu của mình rồi. Vừa học cao đằng vừa ôn thi, mình sợ gia đình lo lắng nên không dám nói, đến lúc sắp thi mới nói với bố mẹ.
Cũng may là người thân luôn luôn ủng hộ, cho phép mình làm những điều mình thích nên không có áp lực gì nhiều".
Những năm tháng thơ ấu đi học trên con đường đầy bùn đất, ngang qua những cây cầu treo vắt vẻo qua sông, Nhung ước ao một ngày nào đó trong tương lai sẽ tự mình thiết kế cầu, đường cho chính quê hương.
Và đó cũng chính là lý do mà cô gái Nam Định quyết định theo đuổi đến cùng ước mơ bước chân vào giảng đường và học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
Trong quá trình ôn thi lại đại học lần thứ hai tuy có những mệt mỏi khó khăn, đôi khi Phạm Nhung muốn buông bỏ giấc mơ, nhưng rồi cô lấy lại niềm lạc quan để vượt qua tất cả. Có lẽ bản lĩnh mạnh mẽ, ý chí kiên cường đã giúp Nhung gặt hái nhiều thành tích cho đến ngày hôm nay.
Hơn nữa cô sinh ra và lớn lên ở một miền quê thuộc tỉnh Nam Định, chứng kiến những khó khăn, khổ cực của bố mẹ, cô tự nhủ phải cố gắng gấp nhiều lần để đạt được kết quả tốt nhất.
Sau cùng mọi nỗ lực của cô gái sinh năm 1994 đều được đáp đền xứng đáng. Năm 2013, cô bước vào giảng đường ngôi trường mà cô mơ ước.
Sau 5 năm theo học, Phạm Nhung xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải với số điểm tích lũy 3.81/ 4.
Chia sẻ niềm hãnh diện này, Nhung nói: "Chỉ mong rằng những gì mình cố gắng sẽ khiến bố mẹ tự hào. Mình muốn nói rằng dù là con gái nhưng mình sẽ trở thành chỗ dựa và mang đến thật nhiều niềm vui cho bố mẹ".
Được biết từ nhỏ Nhung vốn tự lập, nên khi lớn lên tính cách đó lại càng biểu hiện rõ hơn, dù cho cuộc sống khó khăn cô cũng tự mình vượt qua.
Ngoài ra Phạm Nhung cũng rất chăm chỉ tham gia các hoạt động chung của trường, lớp. Cô thích đi tình nguyện, càng đi nhiều cô càng tìm thấy hạnh phúc giản dị giữa cuộc sống xô bồ, hối hả.
Bởi thế "những năm tháng sinh viên của mình có ý nghĩa hơn qua những chuyến đi, đó mãi mãi là kỷ niệm không thể phai nhòa dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa.
Ngôi trường này đã giúp mình trưởng thành lên rất nhiều, thầy Phạm Ngọc Trường là người luôn giúp đỡ và động viên để mình học tốt hơn ", Nhung tâm sự.
Phạm Nhung vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng từ khi còn là sinh viên năm ba. Điều này khiến Nhung tự nhủ bản thân càng phải phấn đấu, rèn luyện nhiều hơn nữa trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhìn lại hành trình 5 năm đã qua, nữ sinh Nam Định nở nụ cười nhẹ nhàng mà đầy tự hào.
Thi Thi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Đầu tư quá nhiều cho việc học của con, kỳ vọng hay áp lực? Việc lựa chọn môi trường học phù hợp cho trẻ đôi lúc lại trở thành gánh nặng của các bậc phụ huynh. Thực tế cho thấy, các bậc làm cha mẹ đang ngày càng đầu tư cho việc học tập của con cái. Theo số liệu khảo sát người tiêu dùng của Nielsen, hầu hết cha mẹ Việt dành gần 1/2 mức chi...