Bán rẻ 2 dự án khu dân cư Phước Kiển và Ven Sông: Bị cáo Tất Thành Cang nhận trách nhiệm
Tại phần xét hỏi, bị cáo Tất Thành Cang xin điều chỉnh cáo trạng để tránh mâu thuẫn và thừa nhận trách nhiệm.
Ngày 12.10, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) và 9 đồng phạm liên quan vụ án bán rẻ 2 dự án: Phước Kiển (H.Nhà Bè, TP.HCM) và Ven Sông (Q.7) gây thiệt hại của nhà nước hơn 735 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, bị cáo Tất Thành Cang với vai trò Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM từ 5.2.2016 – 7.1.2019 đã có bút phê “đồng ý” vào Tờ trình số 1206 ngày 25.5.2015 của Văn phòng Thành ủy về việc xin chủ trương cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32 ha khu dân cư Phước Kiển (1,29 triệu đồng/m 2), không báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Bị cáo Tất Thành Cang đề nghị HĐXX xem xét toàn diện vụ án
Tại tòa, bị cáo Tất Thành Cang nhận trách nhiệm về việc không báo cáo Ban thường vụ Thành ủy khi bút phê “đồng ý” lên tờ trình 1206 và xin HĐXX trình bày 2 ý kiến.
Thứ nhất, bị cáo Cang xin điều chỉnh lại cáo trạng để tránh mẫu thuẫn. Đoạn “xác định Tất Thành Cang, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với quản lý tài sản Đảng bộ TP.HCM…” mâu thuẫn đoạn “bị cáo vi phạm không đúng thẩm quyền Khoản 3, 4 Điều 6 của Nghị quyết 1087″.
Theo bị cáo Cang, Điều 6 của Nghị quyết 1087 thì “Ban thường vụ Thành ủy sẽ ủy quyền cho Chánh văn phòng Thành ủy làm đại diện chủ sở hữu quản lý tài sản Đảng bộ TP…”. Do đó, Chánh văn phòng Thành ủy là người đứng đầu cao nhất chứ không phải bị cáo.
Bị cáo Tất Thành Cang. Ảnh NHẬT THỊNH
Thứ hai, bị cáo là người chỉ đạo phải bám sát giá thị trường để điều chỉnh kịp thời. Ngày 30.5.2017, bị cáo bút phê lên tờ trình 1206 thì cũng trong ngày này bị cáo nhận được Công văn 419 của Văn phòng UBND TP.HCM.
Công văn này truyền đạt ý kiến của Phó chủ tịch Lê Văn Khoa về việc chỉ đạo Sở Tài chính, Sở TN-MT, Thanh tra TP, Cục thuế TP rút kinh nghiệm về việc thẩm định giá thị trường khu vực Phước Kiển, H.Nhà Bè liên quan quy hoạch tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ để tham mưu chính sách cho UBND TP.
“Ngay hôm 30.5.2017, bị cáo đã bút phê đề nghị bị cáo Phạm Văn Thông, cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy nghiên cứu văn bản này để tham mưu công việc ở Công ty Tân Thuận. Thể hiện ý chí bị cáo là nhất quán yêu cầu thực hiện chủ trương chuyển nhượng dự án theo giá thị trường”, bị cáo Cang trình bày.
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 12.10. Ảnh NHẬT THỊNH
Khi bị cáo Phan Thanh Tân, cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy báo cáo 120 tỉ đồng (tiền sau khi Công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án cho Công ty Quốc Cường Gia Lai – PV) đã chuyển về Văn phòng Thành ủy, bị cáo Cang đã đề nghị bị cáo Tân kiểm tra lại việc chuyển nhượng có đúng giá thị trường.
“Chính chỉ đạo này, bị cáo Tân phối hợp Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở TN-MT, UBND H.Nhà Bè kiểm tra lại phát hiện chênh lệch giá thị trường và giá chuyển nhượng. Từ đó, bị cáo báo cáo thường trực Thành ủy khắc phục kịp thời. Ban đầu là điều chỉnh và sau đó hủy hợp đồng chuyển nhượng”, bị cáo Cang khai.
Các bị cáo không hưởng lợi
Cáo trạng cáo buộc bị cáo Huỳnh Phước Long (cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy) đã soạn thảo tờ trình, ký trình Văn phòng Thành ủy đề xuất chấp thuận chuyển nhượng 2 dự án, gây thiệt hại cho nhà nước 735 tỉ đồng.
Bị cáo Long khai, không am hiểu về chứng thư, luật Giá 2012 nên khi thẩm định không biết sai. Qua rà soát Công ty Tân Thuận đủ hồ sơ và Công ty Quốc Cường Gia Lai đủ năng lực tài chính, bị cáo nghĩ đã đầy đủ theo quy định. “Bị cáo chỉ chấp thuận chủ trương để các dự án của công ty được khơi thông, lấy lại vốn và không hưởng lợi gì”, bị cáo Long nói.
Bị cáo Huỳnh Phước Long. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị cáo Phạm Văn Thông, cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM (nghỉ hưu từ tháng 4.2017) trình bày, việc chuyển nhượng 2 dự án đã theo quy định pháp luật, điều lệ hoạt động của Công ty Tân Thuận. Chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy lo về chủ trương và HĐTV Công ty Tân Thuận chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu.
Khi HĐTV có 2 người (theo quy định phải từ 3 – 5 người – PV) bị cáo không chủ động yêu cầu bổ sung. Bị cáo thừa nhận chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu sót vì không kịp thời chỉ đạo.
HĐXX xét hỏi các bị cáo trong vụ Tất Thành Cang và đồng phạm bán rẻ dự án. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị cáo Phan Thanh Tân khai, bị cáo nhận nhiệm vụ thì 90% vốn góp dự án khu IV – khu dân cư Ven Sông chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
“Khi nhận văn bản từ Công ty Tân Thuận xin hoán đổi 10% vốn góp còn lại. Bị cáo nhận nhiệm vụ được 3 tháng nên đã thận trọng gửi văn bản cho Phòng Quản lý Đầu tư – Kinh doanh vốn để tham mưu. Bị cáo hoàn toàn không hưởng lợi”, bị cáo Tân khai.
Phiên tòa xét xử bị cáo Tất Thành Cang và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi.
VKS đề nghị giảm án cho bị cáo Tất Thành Cang
Tại phần luận tội, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (VKS) đề nghị HĐXX xem xét mức án, giảm từ 1 năm - 1 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Tất Thành Cang.
Ngày 7.6, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Tề Trí Dũng (40 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco), bị cáo Tất Thành Cang (50 tuổi, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM) và các đồng phạm. Các bị cáo liên quan đến sai phạm phát hành 9 triệu cổ phần của Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) cho Công ty Nguyễn Kim.
Sau phần xét hỏi, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM (VKS) nêu quan điểm luận tội đối với các bị cáo.
Đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm luận tội. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị cáo Tất Thành Cang, Tề Trí Dũng được đề nghị giảm án
Xét kháng cáo của bị cáo Tất Thành Cang, theo VKS với vai trò là Phó bí thư Thường trực Thành ủy, bị cáo phải nắm rõ quy định việc bán cổ phần phát hành thêm để tăng vốn điều lệ của Sadeco phải thực hiện đấu giá và thẩm định giá trị cổ phần theo Nghị định 91/2015.
Nhưng bị cáo Tất Thành Cang vẫn phê duyệt "đồng ý" chủ trương phát hành cổ phần mà không chỉ đạo phải đấu giá để chọn cổ đông chiến lược là sai, gây thất thoát cho tài sản nhà nước. Trong vụ án này, bị cáo Cang đóng vai trò chủ đạo, tạo điều kiện cho bị cáo Tề Trí Dũng phạm tội.
Bị cáo Tất Thành Cang tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo VKS, trong đơn kháng cáo bị cáo Cang thừa nhận hành vi cáo trạng quy kết, nhưng đề nghị xem xét tội danh. VKS xét thấy, bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác, gia đình có công cách mạng và hậu quả vụ án đã được khắc phục. Cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Cang 10 năm tù là nghiêm khắc. VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét mức án, giảm từ 1 năm - 1 năm 6 tháng tù đối với bị cáo.
Đối với bị cáo Tề Trí Dũng, theo VKS, tại phiên tòa phúc thẩm thừa nhận hành vi phạm tội, xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Dũng cung cấp tình tiết mới, gia đình bị cáo bồi thường cho Sadeco 485 triệu đồng. VKS đề nghị giảm 6 tháng - 1 năm tù đối với bị cáo Tề Trí Dũng về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Bị cáo Hồ Thị Thanh Phúc (cựu Tổng giám đốc Sadeco), VKS xét thấy bị cáo Phúc với vai trò thứ yếu, không hưởng lợi và gia đình khắc phục thiệt hại. VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm tuyên giảm 6 tháng - 1 năm tù về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và 6 tháng - 1 năm về "tham ô tài sản".
Bị cáo Nguyễn Trường Bảo Khánh (cựu thành viên HĐTV IPC) kháng cáo xin hưởng án treo, VKS xét thấy bị cáo hoàn cảnh khó khăn, vai trò phạm tội hạn chế, đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo hưởng án treo của bị cáo.
Đề nghị không chấp nhận kháng cáo của Sadeco
Đối với các bị cáo Huỳnh Phước Long (cựu Trưởng phòng Quản lý đầu tư kinh doanh vốn của Văn phòng Thành ủy), Trần Đăng Linh (cựu Phó tổng giám đốc IPC), Đỗ Công Hiệp (cựu Kế toán trưởng Sadeco), bị cáo Nguyễn Văn Minh (nguyên Trưởng ban Kiểm soát Công ty Sadeco) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và cung cấp tình tiết mới, VKS đề nghị HĐXX tuyên giảm nhẹ một phần hình phạt từ 6 tháng - 1 năm tù về một trong các tội danh trên.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh NHẬT THỊNH
Các bị cáo Phạm Văn Thông (cựu Phó chánh văn phòng Thành ủy), Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận), Vũ Xuân Đức (cựu Phó tổng giám đốc IPC) theo VKS các bị cáo kháng cáo nhưng không cung cấp được tình tiết giảm nhẹ mới, đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo.
Đối với kháng cáo của Sadeco, buộc các bị cáo bồi thường 2,8 tỉ đồng theo VKS không có căn cứ chấp nhận.
Về kháng cáo Sadeco đề nghị Sở KH-ĐT TP.HCM thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Sadeco với số vốn điều lệ đăng ký là 170 tỉ đồng. VKS xét thấy Công ty Nguyễn Kim đã thoả thuận hợp đồng chấm dứt, hoàn trả lại 9 triệu cổ phần cho Sadeco, đây là tình tiết giảm nhẹ khắc phục hậu quả của các bị cáo. VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo, nếu các bên có tranh chấp thì tranh chấp dân sự trong vụ án khác.
Xét xử sơ thẩm vào tháng 1.2022, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Tất Thành Cang 10 năm tù về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; Bị cáo Tề Trí Dũng bị tuyên phạt 20 năm tù về 2 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Các bị cáo còn lại trong vụ án bị tuyên phạt từ 3 năm 6 tháng tù đến 16 năm tù về một trong các tội danh trên.
Bị cáo Tất Thành Cang đề nghị triệu tập Chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim Ông Tất Thành Cang khẳng định mình không quen biết, gặp gỡ ông Nguyễn Văn Kim nên đề nghị hội đồng xét xử triệu tập ông Kim để đối chất, làm rõ một số vấn đề. Ngày 30/12, phiên tòa xét xử bị cáo Tất Thành Cang - cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM - cùng 11 đồng phạm về...