Bản quyền âm nhạc: Hết rồi, thời miễn phí nghe nhạc
Thông tin một công ty mua lại bản quyền nhạc số trên di động và internet dù chưa chính thức được “bung” ra nhưng sẽ được công bố sớm trong thời gian tới.
Một vài người chẹp miệng nuối tiếc rằng “thời miễn phí thế là đã qua đi”, nhưng bản thân tôi lại thấy, chúng ta có lẽ nên hoan nghênh những gì sắp diễn ra.
Những người bạn nước ngoài của tôi chia sẻ rằng, họ cảm thấy ganh tỵ với người Việt bởi không ở đâu như ở ta, khi mà tất cả những sản phẩm âm nhạc dù nổi tiếng, đình đám cỡ nào cũng có thể dễ dàng có được từ… trên mạng. Từ lâu, internet được coi là “mảnh đất vàng” cho những ai yêu thích nghệ thuật nhưng không thích phải… trả tiền. Chỉ một cú nhấp chuột, thế là tất cả đã nằm gọn trong máy để tha hồ sử dụng.
Thật ra Việt Nam đã ký công ước Berne từ cách đây gần 10 năm (2004) nhưng việc đưa công ước này vào thực tế vẫn còn là rất hạn chế. Cách đây vài ba năm, khán giả hoàn toàn có thể tự do tải về từ ZingMP3, một trong những trang web nghe nhạc trực tuyến lớn của Việt Nam đủ các thể loại nhạc cả Việt Nam lẫn quốc tế mà không cần phải suy nghĩ gì.
Hiện tại, theo tiết lộ từ phía công ty đã mua bản quyền nhạc số kia, các đại diện của các trang web kinh doanh trực tuyến đã ngồi lại với nhau để nói về… bản quyền. Như đã nói, nhiều người tỏ ra nuối tiếc vì thời miễn phí sẽ dần đi qua, nhưng tôi cho rằng, điều đó là cần thiết để phát triển.
Video đang HOT
Cá nhân tôi cho rằng, tình trạng bê bối của âm nhạc Việt Nam hiện tại một phần cũng là bởi chúng ta quản lý bản quyền khá… tệ. Ở nước ngoài, ca sĩ phát hành đĩa hoàn toàn có thể trông chờ vào một nguồn thu kha khá từ việc bán đĩa, còn ở Việt Nam việc phát hành đĩa mang ý nghĩa… PR nhiều hơn. Bởi ngay khi đĩa vừa phát hành, nó đã xuất hiện ngay trên mạng và vài ngày sau đã có… đĩa lậu.
Ở một khía cạnh khác, các ca sĩ đã mặc nhiên chấp nhận việc khán giả sử dụng chùa sản phẩm của mình, nhiều người còn tỏ ra rất “hợp tác” với các trang web âm nhạc trực tuyến khi sẵn sàng cung cấp miễn phí. Vậy nên, ca sĩ Việt cũng khá lười… ra đĩa, đầu tư ít hơn, thay vào đó, họ lựa chọn cách ra single, vừa rẻ tiền hơn mà vẫn đảm bảo được yếu tố PR.
Nói chuyện với Phùng Tiến Công, một người đã lăn lộn lâu năm với “nền kinh doanh” âm nhạc trực tuyến, anh nói việc xiết chặt bản quyền này cũng là điều hiển nhiên và cần thiết. “Thật ra, việc trả tiền để nghe nhạc cũng sẽ có lợi cho cả khán giả, bởi họ sẽ được phục vụ một cách tốt hơn, các trang web nghe nhạc trực tuyến cũng sẽ buộc phải đầu tư tốt hơn bởi với việc cho tải miễn phí, họ cũng không được lợi lộc gì ngoài việc tăng view để quảng cáo.”
Có một góc nhìn mà tôi nghĩ khá chủ quan từ phía tôi, đó là với việc xiết chặt bản quyền này, chúng ta cũng sẽ góp phần nâng cao hơn mặt bằng ca sĩ. Bởi khi bạn phải bỏ tiền ra để mua nhạc thay vì tải miễn phí, bạn sẽ phải lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Do đó, các ca sĩ hát dở sẽ không còn nhiều đất để sống.
Vấn đề nào cũng có tính hai mặt, có thể tôi hơi lạc quan bởi với việc xiết chặc bản quyền trên internet và di động này sẽ không thể xóa hết nạn “xài chùa”, xài lậu hiện nay nhưng nó có lẽ sẽ hạn chế phần nào. Cho đến khi nào ý thức của những người dùng hãy còn chưa được nâng cao, thì bản quyền vẫn sẽ chí là câu chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi…
Theo VNE
Samsung lại tính chuyện thâu tóm nhà sản xuất BlackBerry?
Theo một nhà phân tích nổi tiếng, Samsung đang tính toán việc mua lại hãng sản xuất điện thoại đến từ Canada - RIM, hoặc có thể sẽ mua lại giấy phép của hệ điều hành BlackBerry 10 để sử dụng trong các thế hệ điện thoại của hãng.
Theo Peter Misek, chuyên gia phân tích của Jefferies, "trong các lựa chọn, chúng tôi tin rằng Samsung đang cân nhắc về việc mua lại bản quyền của hệ điều hành BlackBerry, thậm chí hãng này có thể sẽ mua lại RIM. Tuy nhiên, kế hoạch mua lại nhà sản xuất Canada chưa thể diễn ra trước khi BlackBerry 10 ra mắt vào khoảng tháng 1/2013".
Giá cổ phiếu của hãng di động đang trên bờ vực phá sản RIM đã tăng 4,2%, lên 7,62 USD/cổ phiếu vào cuối phiên giao dịch tối qua tại New York.
Thông tin của Misek ngay lập tức nhận được sự phản ứng từ nhiều bài báo và các nhà phân tích. Nhiều người cho rằng Samsung sẽ không được lợi gì nếu mua lại RIM.
"Tôi nghĩ việc Samsung thâu tóm RIM là hoàn toàn không thể xảy ra bởi việc tái cơ cấu một công ty phức tạp hơn việc hãng vẫn giữ đà phát triển như hiện nay, và tránh xa mớ rắc rối từ RIM", Ken Dulaney, chuyên gia phân tích của Gartner, người đã luôn theo sát RIM từ nhiều năm nay, nói.
"Hiện vẫn chưa có câu trả lời, và đây vẫn chỉ là tin đồn về việc Samsung tính chuyện mua lại RIM", Jack Gold, nhà phân tích của J. Gold Associates, tỏ ra hoài nghi về thông tin trên.
Theo ông Gold, Samsung đã có những thành công nhất định với các dòng điện thoại smartphone và máy tính bảng chạy trên hệ điều hành Android hướng tới đối tượng người dùng là doanh nhân. Vì thế, rất ít khả năng hãng này mở hầu bao để mua về phần mềm của RIM và hệ điều hành Blackberry 10. "Đây sẽ không thể là một thương vụ sáp nhập thông minh".
Trả lời về thông tin từ ông Jefferies, phát ngôn viên của RIM cho biết công ty sẽ không phản hồi trước các tin đồn hay phỏng đoán. Trong khi đó, phát ngôn viên của Samsung cũng khéo léo từ chối bình luận.
Về việc khả năng Samsung sẽ mua lại bản quyền của BlackBerry 10, ông Gold cho rằng hãng di động Hàn Quốc sẽ không gặt hái nhiều thành công từ nền tảng này. "BlackBerry vẫn là sản phẩm bán chạy tại Mỹ và một số thị trường khác, nhưng nếu so với thành tích của Samsung bán điện thoại Android thì doanh số của RIM không bõ bèn gì".
Trong khi đó, ông Dulaney cho rằng Samsung chỉ mua lại BlackBerry nếu hãng này từ bỏ Android vì lo sợ về mối quan hệ giữa Google và Motorola sau khi gã khổng lồ Internet mua lại hãng di động Mỹ.
Tuy vậy, theo thông tin của ông Misek, RIM có thể sẽ tiết lộ nhiều kế hoạch hơn với đối tác Samsung trong báo cáo tài chính quý III sẽ diễn ra vào ngày 27/9 tới.
Theo TTVN
Máy ảnh 'lai' kết nối Wi-Fi của Samsung giá 700 USD NX1000 là dòng máy ảnh ống kính rời không gương lật, lai giữa thiết kế nhỏ gọn của máy compact và hệ thống ống kính rời của DSLR, được trang bị cảm biến độ phân giải 20,3 megapixel với ống kit 20-50mm đi kèm, có giá 700 USD. Samsung NX1000. Các dòng máy ống kính rời không gương lật nhỏ gọn đang tạo...