Ban phụ huynh thì biết gì mà tham gia chọn sách giáo khoa?
Đại diện Ban đại diện phụ huynh lớp 1 hiện tại thì không có con trực tiếp học sách thì làm sao có tinh thần trách nhiệm cao khi nghiên cứu và bỏ phiếu.
Việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn tại Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020.
Theo đó, nhà trường sẽ chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì các trường sẽ lựa chọn sách giáo khoa nhưng kể từ tháng 7/2020, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thì quyền lựa chọn sách lại thuộc về các Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố).
Vì vậy, năm học 2020-2021 tới đây là các trường lựa chọn sách theo Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT.
Đại diện phụ huynh sẽ gặp khó khi tham gia chọn sách giáo khoa mới (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Theo Thông tư, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ( hiệu trưởng) thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa. Mỗi trường thành lập 1 hội đồng. Đối với trường có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.
Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm người đứng đầu, cấp phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được lựa chọn, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
Việc cử đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục vào hội đồng là hoàn toàn hợp lý nhưng thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh vào thành phần hội đồng chọn sách giáo khoa là điều khiến lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục thấy vô lý.
Liên quan đến câu chuyện chọn sách giáo khoa, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với một số hiệu trưởng và được biết các trường đang gặp khó khăn vì đến nay vẫn chưa được tiếp cận đủ 5 bộ sách để đọc.
Video đang HOT
Một hiệu trưởng (đề nghị không nêu tên) cho biết, đến cuối tháng 3, nhà trường phải báo cáo bộ sách lựa chọn nhưng hiện nhà trường chưa được tiếp cận đầy đủ các bản mẫu sách giáo khoa để mua rồi phát cho giáo viên và các thành viên có trong hội đồng trong khi giáo viên khối 1 thì đông nên việc luân chuyển rất lâu.
Còn đọc qua bản điện tử thì không khả thi vì số lượng sách nhiều mà thời gian nhìn trên máy tính quá lâu thì giáo viên khó tập trung.
“Giáo viên đọc sách giáo khoa mà có chi tiết phải nghiên cứu đi nghiên cứu lại, huống chi đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh không phải ai cũng có đủ chuyên môn, thời gian để đọc, so sánh các sách rồi đưa ra lựa chọn. Thẳng thắn mà nói, thành phần này trong Hội đồng chẳng khác gì “bù nhìn”, vị này nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, hiệu trưởng một trường ở vùng sâu, vùng xa tâm sự: “Hiện tại, các trường chưa tuyển sinh nên không thể cử đại diện phụ huynh là cha mẹ học sinh lớp 1 sắp tới.
Còn đại diện Ban đại diện phụ huynh lớp 1 hiện tại thì lại không có con trực tiếp học sách thì làm sao có tinh thần trách nhiệm cao khi nghiên cứu và bỏ phiếu.
Nhưng để thực hiện đúng theo Thông tư thì trường tôi sẽ đưa đại diện Ban đại diện phụ huynh lớp 1 hiện tại vào Hội đồng chọn sách giáo khoa vì không còn sự lựa chọn nào khác”.
Rõ ràng, qua trao đổi cho thấy, cơ sở giáo dục đang gặp rắc rối trong quá trình chọn lựa sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021. Trong khi đó, trước khi Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT được ban hành ngày 30/01/2020 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ để xin ý kiến trong thời gian 2 tháng.
Ngay sau khi có dự thảo, lắng nghe ý kiến chuyên gia, cơ sở giáo dục, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có nhiều bài viết góp ý cho nội dung này trong dự thảo và đã chỉ rõ những bất cập trong thành viên của Hội đồng chọn sách giáo khoa.
Tuy nhiên, khi Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa được ban hành thì những bất cập mà các nhà trường chỉ ra vẫn chưa khắc phục được.
Thanh Sơn
Theo giaoduc.net
Chọn sách giáo khoa lớp 1: Nghiên cứu, cân nhắc kỹ
Trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 các thầy cô cốt cán đã họp, nghiên cứu để lựa chọn được đầu sách phù hợp trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.
Theo đó, các địa phương lựa chọn SGK trong danh mục mà Bộ GD-ĐT phê duyệt, mỗi môn học chọn 1 đầu SGK, việc lựa chọn phải công khai, minh bạch.
Ngày 30/1/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01/20202 Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn SGK; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn SGK; Quy trình lựa chọn SGK và công bố danh mục SGK được lựa chọn; Trách nhiệm của các bên liên quan.
Từ đây, các địa phương cần lựa chọn SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 đầu SGK; Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và còn phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Giáo viên các tỉnh, TP lựa chọn SGK phù hợp với đơn vị mình. Ảnh: Internet
Cần hướng dẫn cụ thể
Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu ghi nhận và hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, cầu thị của Bộ GD&ĐT xung quanh việc công bố danh mục SGK lớp 1. Theo các đại biểu, việc cần làm lúc này là có hướng dẫn để các cơ sở giáo dục, địa phương lựa chọn được bộ sách phù hợp, đúng với tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019.
Đại biểu Quốc hội Lê Tuấn Tứ (thuộc đoàn Khánh Hòa) cho biết, tại Mục C Điểm 1, Điều 32 của Luật Giáo dục 2019 quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội "Về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông" nêu rõ "Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (HS) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT".
Bộ GD-ĐT nên có hướng dẫn công tác chuyên môn, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, đồng thời đón đầu Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Mặt khác, đề nghị các cơ sở giáo dục địa phương tham mưu cho UBND tỉnh, TP thành lập Hội đồng tuyển chọn SGK giáo dục phổ thông mới và Hội đồng này phải bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.
"Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn để các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK phù hợp nhất. Sau đó sẽ có hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 theo sự chuyển tiếp, kế thừa với hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Nghị quyết 88 để ổn định, không gây xáo trộn cho các cơ sở giáo dục" - đại biểu Lê Tuấn Tứ cho hay.
Cũng tại Hội nghị triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết: 32 đầu sách được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt đều có chất lượng, giá trị để triển khai trong các trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình thì Hội đồng lựa chọn SGK phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong quá trình lựa chọn cần lưu ý đến độ phù hợp, hình ảnh, tranh vẽ, các ngôn từ, câu chữ, văn phong phù hợp với HS.
Hầu hết các trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh đã được tiếp cận các đầu sách của 5 bộ SGK lớp 1. Trong thời gian này, các giáo viên cốt cán, ban giám hiệu nhà trường dành thời gian tập trung nghiên cứu, có bước chuẩn bị trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 1 của Bộ GD&ĐT về lựa chọn SGK tại các cơ sở GD phổ thông.
Để chuẩn bị tốt trong công tác chọn SGK, phòng GD-ĐT các quận, huyện đã chuyển các đầu sách của 5 bộ SGK lớp 1 cũng như chuyển các đường link online về các bộ SGK lớp 1 đến tận các trường tiểu học.
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Sau khi có Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, Phòng GD-ĐT nhiều quận tại TP Hà Nội đã yêu cầu các trường nghiên cứu kỹ lưỡng 5 bộ sách. Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tập hợp đầy đủ thông tin cơ bản của 5 bộ SGK lớp 1 mới, gửi về các phòng GD-ĐT để các đơn vị triển khai tới các nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà trường, giáo viên tiếp cận nhiều hơn với SGK mới.
Việc lựa chọn SGK phải tuân thủ quy định là đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Ảnh minh họa
Tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận Thanh Xuân, Hội đồng lựa chọn SGK gồm các thầy cô là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK được lựa chọn họp và nghiên cứu các bộ SGK lớp 1 được dùng cho năm học 2020 - 2021. Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì cũng đã yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học nghiên cứu kỹ 5 bộ SGK mới để nắm được bộ nào phù hợp nhất với đơn vị mình.
Chia sẻ về dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ủng hộ việc chọn sách dựa tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc lựa chọn SGK phải tuân thủ quy định là đảm bảo tính khách quan, minh bạch
Theo chia sẻ của TS Thái Văn Tài - Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, trách nhiệm của các nhà trường, giáo viên là tiếp cận thông tin một cách chủ động từ các quyết định của Bộ GD-ĐT ban hành. Bộ GD&ĐT đã có một lộ trình thực hiện đủ thời gian để các nhà trường chủ động thực hiện. Như vậy, hành lang pháp lý và các điều kiện để địa phương, phụ huynh, giáo viên... thực hiện theo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK do Bộ GD&ĐT quy định đã cơ bản đầy đủ.
"Trước khi chọn SGK và trong quy trình lựa chọn có đợt sinh hoạt chuyên môn rộng rãi, tổ bộ môn chủ động nghiên cứu SGK để đánh giá nhận xét, tham vấn cho hội đồng về kết quả thảo luận chuyên môn. Đó cũng là cách tự bồi dưỡng chủ động của giáo viên. Khi có kết quả lựa chọn SGK, Nhà xuất bản có đợt bổ sung tập huấn mang tính chất bổ sung thêm với những kỹ năng, tài liệu, học liệu sử dụng trong SGK, để khi thực hiện theo SGK được lựa chọn sẽ thuận lợi hơn" - TS Thái Văn Tài khẳng định.
Lưu Ly
Theo baovephapluat
Nhà xuất bản Giáo dục sẽ cung cấp 50 nghìn bộ sách giáo khoa cho các trường Hiện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đang tập trung các nguồn lực cho công tác này, đang liên hệ với các sở phòng để trang bị sách cho các nhà trường. Trước tình trạng giáo viên và các nhà trường đợi sách giáo khoa lớp 1 mới để nghiên cứu, trong khi thời điểm chọn sách giáo khoa đang đến gần...