Bạn nên tắt ngay tính năng này trên điện thoại Android
Đây là điều cần phải làm ngay để bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Các chuyên gia về lĩnh vực an ninh đều cho rằng người dùng Android cần tắt đi một thứ để bảo vệ dữ liệu cá nhân của họ đó là quyền cho phép truy cập vị trí.
“Khi bạn cấp phép ứng dụng quyền truy cập vị trí với tùy chọn ‘luôn cho phép’, thì chúng sẽ theo dõi vị trí của bạn ngay cả khi không được bật lên” Mika Jukapelto, CEO kiêm nhà sáng lập LaptopUnboxed, cho biết.
Dữ liệu của người dùng có thể dễ dàng bị thu thập một cách âm thầm.
“Vì các ứng dụng có thể quét vị trí của người dùng liên tục, nó có thể thu thập dữ liệu về lịch trình hoặc nghiêm trọng hơn là thông tin cá nhân của họ.”
Tên của người dùng không được cung cấp trong dữ liệu được thu thập, tuy nhiên với một lượng thông tin vừa đủ thì kẻ xấu có thể xác định bạn là ai. “Điều đáng nói ở đây là những thông tin này có thể bị bán cho bên thứ ba mà người dùng không hề hay biết” Jukapelto cho biết thêm. “Với lượng thông tin được cập nhật mỗi ngày, các nhà phát hành có thể bán cho bất cứ ai, thu về lợi nhuận.”
Video đang HOT
Để tắt tính năng này, người dùng vào Settings > Connections hoặc Privacy > Location và bấm tắt , lúc này không ứng dụng nào có thể truy cập vào thông tin vị trí của họ.
Người dùng có thể tắt quyền truy cấp vị trí của các ứng dụng không đáng tin cậy.
Trong một số trường hợp bạn vẫn muốn vài ứng dụng có thể truy cập vào thông tin vị trí của bản thân thì có thể tùy chỉnh riêng quyền truy cập cho chúng. Một số tùy chọn về quyền truy cập thường thấy như “Luôn luôn cho phép”, “Từ chối” hay “Chỉ cấp phép trong lúc ứng dụng được bật”.
Khi bạn dùng các ứng dụng bản đồ như Google Maps, bạn có thể đặt quyền truy cập là “Chỉ cấp phép trong lúc ứng dụng được bật” để ứng dụng có thể hoạt động khi cần và sẽ không nhận được thông tin vị trí của bạn khi chúng bị tắt đi.
Tắt đi cài đặt vị trí luôn là một cách đơn giản và hiệu quả trong việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng như tiết kiệm pin điện thoại của người dùng.
Học tập Apple, Google cũng sắp ra mắt hệ thống chống theo dõi cho người dùng Android
Nhưng câu hỏi lớn hiện tại là Google sẽ làm thế nào để cân bằng được việc bảo vệ quyền riêng tư người dùng trong khi không làm ảnh hưởng tới doanh thu của công ty, vì dù gì Google cũng là một công ty quảng cáo.
Mới đây, nhiều nguồn tin cho biết Google hiện đang phát triển một hệ thống bảo mật quyền riêng tư tương tự như những gì mà Apple đã triển khai trên các thiết bị chạy iOS 14.5. Mặc dù vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, tuy nhiên theo những gì chúng ta được biết thì hệ thống bảo vệ quyền riêng tư của Google được cho là không "mạnh" bằng Apple, bởi dù gì thì Google cũng là một công ty quảng cáo và doanh thu chính tới từ việc quảng cáo dựa trên các thói quen và hành vi của người dùng mà công ty thu thập được.
Facebook sau những nước đi mới của Apple trong việc bảo vệ quyền riêng tư cũng đã có những lập trường mạnh mẽ chống lại hệ thống này của Apple, đồng thời tuyên bố rằng những gì Apple làm sẽ đe dọa tới "sự tự do trên internet".
iOS 14.5 mang tới hệ thống bảo vệ quyền riêng tư (App Tracking Transparency) cho người dùng iPhone, gây khó khăn cho Facebook
Ngày nay, người dùng đang dần quan tâm tới quyền riêng tư của bản thân trên internet. Hành động của Apple có thể không được nhiều công ty như Facebook ủng hộ, thế nhưng đối với người dùng thì đây quả thật là một điều đáng mừng bởi nó cho thấy Apple đang quan tâm tới người dùng hơn.
Nhận ra được điều này, Google cũng dần chuyển hướng sang phát triển các công cụ cho phép người dùng bảo vệ quyền riêng tư, thế nhưng đồng thời cũng phải cân bằng được các yếu tố với nhau để tránh gây ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Bởi vậy, nếu Google làm theo những gì mà Apple làm, rõ ràng bản thân công ty sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi Google sống nhờ vào quảng cáo, mà quảng cáo hiệu quả là quảng cáo dựa trên thói quen và hành vi sử dụng của người dùng trên internet.
Bản chất của Google là một công ty phụ thuộc vào quảng cáo
Hướng giải quyết của Google để cân bằng giữa quyền riêng tư và mức độ ảnh hưởng tới công ty hiện không được tiết lộ, tuy nhiên, theo Bloomberg, một cách tiếp cận khác có thể được Google triển khai là sử dụng hệ thống "hộp cát" (Sandbox System). Đây là một hệ thống từng được Google phát triển dành cho trình duyệt Chrome từ năm 2019. Với tên gọi "Không gian quyền riêng tư" (Privacy Sandbox), hệ thống này sẽ chuyển hướng sang theo dõi trình duyệt và đảm bảo danh tính người dùng cá nhân không thể bị truy cập bởi các bên thứ 3.
Giờ đây, trình duyệt mà người dùng sử dụng sẽ là đối tượng được các nhà quảng cáo hướng tới chứ không phải đích danh người dùng. Đây được cho là giải pháp giúp Google có thể thay thế được kỷ nguyên theo dõi người dùng bằng "cookies", và theo Bloomberg, "Privacy Sandbox" được cho là hướng tiếp cận ban đầu được Google đề xuất.
Rõ ràng, để không khiến các nhà phát triển và các nhà quảng cáo phải lo sợ, Google cần phải đưa ra một hướng đi mà cả đôi bên cùng có lợi (bao gồm cả người dùng). Trong khi hệ thống bảo vệ quyền riêng tư của Apple sẽ sớm được triển khai trên bản cập nhật iOS 14.5 sắp tới, Google với hệ thống tương tự có thể sẽ phải mất một thời gian dài để phát triển.
Nếu các báo cáo là chính xác thì Google mới đang ở giai đoạn đầu, sẽ là cả một chặng đường dài phía trước để người dùng Android có thể được trải nghiệm một hệ thống minh bạch về quyền riêng tư tương tự như trên iPhone.
DuckDuckGo lập kỷ lục xử lý hơn 100 triệu yêu cầu tìm kiếm trong ngày Công cụ tìm kiếm internet tập trung vào quyền riêng tư DuckDuckGo vừa đạt con số kỷ lục mới về số yêu cầu tìm kiếm trong một ngày. DuckDuckGo không thu thập dữ liệu người dùng như Google Theo Neowin , DuckDuckGo không có hồ sơ người dùng và có hơn 400 nguồn cung cấp, bao gồm cả Wikipedia. Tính đến tháng 8.2020,...