Bản Miền – điểm đến mới của du lịch Ba Vì
Xây dựng theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, điểm du lịch cộng đồng bản Miền tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội) hướng đến trở thành điểm du lịch trọng điểm, hấp dẫn du khách của huyện Ba Vì.
Điểm đến du lịch cộng đồng gần 100% là đồng bào người Dao
Ba Vì luôn là địa điểm du lịch được nhiều du khách trong nước và quốc tế lựa chọn do có những tiềm năng sẵn có, thuận lợi về giao thông, gần trung tâm TP Hà Nội.
Nhiều năm qua, huyện Ba Vì xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, du lịch đã đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Cùng với đó, Ba Vì có một “ hệ sinh thái” thiên nhiên – văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, đây là cơ sở để huyện đưa ngành du lịch cất cánh. Trong năm 2024, điểm du lịch cộng đồng bản Miền tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì được xây dựng theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đầu tiên đưa vào hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội.
Điểm du lịch cộng đồng bản Miền đi vào hoạt động góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc. Ảnh: Ngọc Tú
Theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ba Vì Lê Khắc Nhu, chỉ cách trung tâm Thủ đô 60 km, xã Ba Vì có gần 100% người dân là đồng bào dân tộc Dao. Đây là điều kiện rất đặc biệt để huyện Ba Vì đề xuất lựa chọn xã Ba Vì là địa bàn xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng trong tổng thể đề án, kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của TP Hà Nội.
“Địa phương, đơn vị tư vấn và các hộ tham gia đề án lựa chọn tên “Điểm du lịch bản Miền” mang ý nghĩa sử dụng yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc Dao để nhận diện điểm du lịch và sản phẩm du lịch văn hóa, cộng đồng tại nơi đây” – ông Lê Khắc Nhu cho biết.
Điểm du lịch bản Miền nằm trên quần thể địa hình sườn Tây núi Ba Vì. Theo ghi nhận, nơi đây có nhiều thung lũng, đồi núi, thác suối giáp ranh, cài răng lược với Vườn quốc gia Ba Vì.
Trải qua nhiều đời, người dân tại xã Ba Vì sống chủ yếu dựa vào rừng núi để trồng dong riềng, thu hái, sơ chế dược liệu thuốc nam. Thống kê có khoảng trên 80% hộ gia đình liên quan đến việc trồng, thu hái, sơ chế, chữa bệnh từ các cây dược liệu trên núi Ba Vì.
Nhiều hộ tại các thôn Hợp Sơn, Hợp Nhất và Yên Sơn duy trì thương hiệu, nâng cấp sản phẩm, giữ vững chất lượng, tạo dựng uy tín trên thị trường. Ngoài ra, địa điểm này có nhiều thảm thực vật được bảo vệ, tái sinh, phát triển sau nhiều năm trồng rừng và bảo vệ rừng của huyện.
Với những thuận lợi từ nhiều yếu tố cộng sinh, bản Miền có thể kết hợp các hoạt động trải nghiệm nhóm nhỏ và vừa, tạo nên những “tiểu sản phẩm” như leo núi, lội suối, đi vào các triền đồi, thung lũng quanh khu vực xã Minh Quang, Ba Vì, Vườn quốc gia Ba Vì khi du khách lựa chọn.
Việc ra mắt và đưa vào hoạt động góp phần tạo mô hình điểm về du lịch cộng đồng, từng bước đưa huyện Ba Vì trở thành trọng điểm về phát triển du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc thiểu số, tăng khả năng thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế.
Giữ gìn, bảo tồn bản sắc dân tộc
Theo các chuyên gia, điểm nhấn cốt lõi để TP Hà Nội xây dựng bản du lịch cộng đồng bản Miền là gắn với nghề làm thuốc nam, phát triển mô hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Từ đó, góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.
Video đang HOT
Mô hình du lịch cộng đồng bản Miền đã cơ bản được hình thành trên cơ sở thống nhất và đồng thuận của người dân. Ảnh: Ngọc Tú
Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các bài thuốc truyền thống từ thảo dược của người Dao quần chẹt ở Ba Vì. Đồng thời, trải nghiệm văn hóa ẩm thực, thưởng thức chương trình văn nghệ với show diễn thực cảnh, mô phỏng các lễ tục cổ của đồng bào Dao quần chẹt như Lễ cúng Bàn Vương, lễ cấp sắc, Tết nhảy, trích đoạn đám cưới người Dao…
Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, với điểm du lịch cộng đồng bản Miền, việc đưa các công việc núi đồi đồng áng ra trình diễn sẽ tiếp cận gần hơn với du khách. Thông qua việc tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm tại làng nghề như sơ chế, sử dụng thuốc nam Ba Vì (thu hái, băm phơi, nấu cao, tắm thuốc…), khách du lịch sẽ hiểu hơn về văn hóa địa phương.
“Ngay từ khi triển khai từ tháng 11/2023, huyện đã nhận định mô hình còn gặp nhiều khó khăn như: 7 xã miền núi của huyện Ba Vì chưa có quy hoạch về các điểm đến tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng trên bản đồ, chưa có mô hình chuẩn để người dân tham quan học tập, loại hình du lịch khá mới và người dân chưa được tiếp cận…
Do đó, để thay đổi nhận thức, hiểu được tiềm năng đến việc khai thác để phát triển thành sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương là một thách thức lớn” – ông Đỗ Mạnh Hưng nhấn mạnh.
Sau Lễ công bố, điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền đã nhận được nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và nước ngoài. Trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, cơ sở đón lượng du khách đông và vượt quá năng lực đón tiếp, phục vụ.
Xã đã hình thành các đoàn khách tham quan, trải nghiệm cuối tuần. Phản hồi của du khách đối với mô hình du lịch cộng đồng là khá tốt. Từ đầu năm 2024, uớc tính du lịch Ba Vì đón 1.530.000 lượt khách, tăng 2,2% so với cùng kỳ và doanh thu ước đạt 207 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, năm 2024 phấn đấu đón được 2,8 triệu lượt khách, doanh thu đạt 410 tỷ đồng.
“Việc đưa vào hoạt động điểm du lịch cộng đồng bản Miền góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung. Huyện Ba Vì đã đề nghị các cơ quan, đơn vị lữ hành liên kết chặt chẽ với địa phương để góp phần tuyên truyền, quảng bá đưa du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm…” – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết thêm.
Những điểm đến đẹp mê hồn ở miền Bắc cho dịp 2/9
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay dài 4 ngày, tạo nhiều thuận lợi cho người dân xách balo lên và đi.
Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh gợi ý một số điểm đến siêu chất ở miền Bắc cho dịp nghỉ lễ lớn này.
VQG Ba Vì (Hà Nội) - Choáng ngợt cảnh sắc thần tiên
Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Vua cao 1.296m và đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m.
VQG Ba Vì có khí hậu mát lành.
Đây là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn - Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa.
Nhà thờ cổ Pháp ở VQG Ba Vì là nơi du khách thỏa thích sống ảo.
Đặc biệt, VQG Ba Vì có nhiều tuyến du lịch cho du khách lựa chọn. Du lịch tâm linh có đền Thượng (thờ đức thánh Tản Viên), chùa Tản Viên - đền Trung... Du lịch khám phá thiên nhiên gồm các suối tắm tự nhiên, vách đá trắng - hang gấu, quần thể bách xanh cổ thụ - đỉnh Tiểu đồng...
Không gian huyền bí của VQG Ba Vì khi mùa thu tới.
Đặc biệt, tháng 9 mùa thu, nơi đây như được bao phủ bởi bởi sắc vàng của lá cây vừa nên thơ vừa huyền ảo. Khách du lịch vừa có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp vừa thao hồ check in sống ảo.
Quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) - Thiên đường chốn hạ giới
Quần đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, thuộc huyện Cát Hải. Được mẹ thiên nhiên ưu ái, đảo Cát Bà sở hữu phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, trữ tình với những dãy núi đá vôi trập trùng xen lẫn tùng áng, vụng vịnh; hang động kỳ vĩ...
Vịnh Lan Hạ là điểm đến vô cùng lý tưởng.
Đặc biệt, nổi tiếng nhất ở đây là vịnh Lan Hạ. Với 400 hòn đảo nằm xung quanh và 200 bãi cát trải dài dưới chân núi đá, vịnh Lan Hạ sở hữu làn nước xanh bình lặng, đưa tâm hồn du khách về chốn an yên, thoát khỏi sự ồn ào của đô thị.
Cô Tô (Quảng Ninh) - Nàng thơ của đất Quảng
Cô Tô là huyện đảo ở phía đông tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 80 km. Cô Tô có gần 50 đảo nhỏ, nổi tiếng nhất là cụm đảo Cô Tô, Cô Tô Con và Thanh Lân.
Đảo Cô Tô đẹp không bút nào tả xiết.
Trên đảo Cô Tô lớn có các bãi tắm đẹp như Vàn Chảy, Tình Yêu (còn gọi là bãi Tàu Đắm), Hồng Vàn, Bắc Vàn. Đảo Cô Tô Con có bãi Nam và bãi Đông. Là một đảo không có cư dân sinh sống, Cô Tô con hút khách du lịch bậc nhất của quần đảo Cô Tô bởi những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp.
Đảo Thanh Lân sở hữu nhiều bãi biển hoang sơ rộng khắp quanh đảo như bãi biển Trung Tâm, bãi Vụng Ba Châu, C76, Hải Quân... Các bãi đá trầm tích có từ hàng ngàn năm với nhiều hình thù khác nhau tạo nên sự kì vĩ cho cảnh quan. Những cánh rừng nguyên sinh trên đảo còn nguyên vẹn thu hút khách du lịch.
Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Thị trấn bồng bềnh trong mây
Thị trấn Tam Đảo là địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 80 km. Sở dĩ có tên gọi Tam Đảo bởi nơi đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa.
Trên Tam Đảo có nhiều suối và thác nước, trong đó nổi tiếng là Thác Bạc có độ cao chừng 50m, ngay cả vào mùa khô vẫn ào ào tung bọt trắng. Địa hình dốc, nên hệ thực vật ở đây khá đa dạng và rất nhanh thay đổi theo độ cao khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Điểm đặc biệt của Tam Đảo là đến đây dù vào mùa nào du khách cũng được tận hưởng không khí biến chuyển 4 mùa trong ngày.
Năm 2022, Tam Đảo được vinh danh là Thị trấn du lịch hàng đầu thế giới do tổ chức World Travel Awards (Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới) trao tặng.
Sapa (Lào Cai) - Nơi gặp gỡ đất trời
Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và chỉ cách Hà Nội 5 - 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng quanh năm.
Nằm ở độ cao trung bình 1500 - 1800 m so với mặt nước biển, thị trấn Sapa luôn chìm trong làn mây bồng bềnh, tạo nên một bức tranh huyền ảo đẹp đến kỳ lạ. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu quanh năm trong lành mát mẻ. Sáng sớm là sương mù dày đặc, nắng ấm áp vào buổi trưa, gió se lạnh vào chiều tối và rét buốt của ban đêm.
Khách du lịch đến đây không chỉ tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn núi hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc ...
Cao nguyên đá Đồng văn (Hà Giang) - Bản hùng ca từ đá
Trải rộng trên 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển trên diện tích hơn 2.354km.
Cao Nguyên Đá Đồng Văn thu hút khách du lịch bởi những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những hẻm núi sâu hun hút, những vách núi cao dựng đứng, chóp núi như những kim tự tháp, hệ thống hang động nhiều vô kể.
Đặc biệt, lang thang trên những nẻo đường Cao nguyên đá Đồng Văn, du khách sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh tuyệt đẹp của biển mây trên cổng trời Quản Bạ; dốc Bắc Sum ngoằn ngoèo; thung lũng Sủng Là với những mái nhà tường trình nhỏ nhắn; dinh thự vua Mèo; cột cờ Lũng Cú...
Ba điểm đến "xanh" ở Ba Vì Vườn quốc gia Ba Vì; hồ Suối Hai; hồ Tiên Sa... là những điểm đến hấp dẫn ở Ba Vì. Vườn quốc gia Ba Vì Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, Vườn quốc gia Ba Vì là điểm đến thú vị dành cho du khách với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch...