Bán loại tinh dầu chứa ma túy, 7 người bị phạt tù
Mua lọ tinh dầu về cho người nhà xoa bóp vào chỗ đau, anh P. phát hoảng khi người nhà có biểu hiện chóng mặt, ảo giác.
Nghi bên trong lọ tinh dầu có ma túy, anh này đã trình báo công an.
Ngày 7/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ tội của các bị cáo Lê Hữu Trí (SN 2003), Ngô Anh Khôi (SN 2003), Vũ Nguyên Ân (SN 2000).
Trước đó, vào ngày 3/7/2023, Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) nhận được đơn trình báo của anh P. (ở quận Nam Từ Liêm) về việc ngày 28/6/2023, anh có mua 1 lọ tinh dầu hiệu HempSapa CBD 15% của Lục Đức Lương (SN 1998, ở Hà Nội) để mang về cho người nhà sử dụng xoa bóp vào chỗ đau.
Sau khi sử dụng tinh dầu này, người nhà anh P. có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ảo giác. Nghi ngờ bên trong sản phẩm có chứa ma túy nên anh P. đã báo công an.
Cơ quan Công an đã làm việc với Lục Đức Lương. Người này thừa nhận việc bán lọ tinh dầu cho anh P. và tự nguyện giao nộp toàn bộ sản phẩm của hãng HampSapa mà Lương đang cất giữ.
Kết quả điều tra cho thấy, trước đây, Lê Viết Trường (SN 1990, trú tại TP.HCM) bị các bệnh về hô hấp, tim mạch nên sử dụng các sản phẩm có chứa chất CBD (chiết xuất từ cây “gai dầu”) và thấy có tác dụng tốt.
Các bị cáo được giảm án tại tòa. Ảnh: HM
Năm 2018, Trường thành lập Công ty TNHH Đầu tư CBD Group để kinh doanh các sản phẩm từ “gai dầu”. Khoảng đầu năm 2021, anh ta chuyển trụ sở công ty vào TP.HCM và trực tiếp điều hành; chi nhánh công ty ở Hà Nội thuê Lục Đức Lương (sinh viên một trường đại học, có thành tích xuất sắc) làm quản lý.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu trên các diễn đàn về CBD, Trường biết sản phẩm của Công ty HampSapa có rất nhiều loại đa dạng như: Mỹ phẩm CBD, CBD chiết xuất nồng độ cao, Pod CBD, Pod HHC, kẹo HHC… có chứa các hoạt chất của cây gai dầu, là tinh chất cần sa với nồng độ thấp, chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Nhưng do hám lợi, Trường vẫn mua về bán. Trường liên hệ với Công ty HempSapa do Phạm Quang Anh (SN 1983, ở Hà Nội) làm giám đốc để nhập hàng về bán kiếm lời. Trường trực tiếp giao dịch, mua bán sản phẩm với Phạm Quang Anh.
Khi cần nhập hàng, Trường sẽ thông báo qua Telegram cho Quang Anh, sau đó Quang Anh sẽ gửi hàng đến Hà Nội cho Lục Đức Lương. Hàng nhận được, Lương dùng phân phối đến cửa hàng chính ở TP.HCM, tới các cửa hàng bán lẻ và qua mạng.
Theo bản án sơ thẩm, quá trình bán các sản phẩm có chứa ma túy nêu trên, Trường đã thuê một số đối tượng quảng cáo cho sản phẩm, gồm: Vương Quang Tú (SN 1997), Lê Hữu Trí (SN 2003), Ngô Anh Khôi (SN 2003), Vũ Nguyên Ân (SN 2000).
Cáo buộc cho rằng, những người này đều biết các sản phẩm có chứa chất cấm (ma túy tinh dầu cần sa), nhưng do Trường giải thích là có nồng độ thấp nên họ đã tiếp tục thực hiện quảng cáo theo yêu cầu của Trường.
Trường và Lương còn bán các sản phẩm của HempSapa cho em gái của Phạm Quang Anh là Phạm Thanh Hoa. Theo lời khai của Hoa, người này biết các sản phẩm của Công ty HempSapa có chứa chất cần sa nồng độ thấp nên Hoa nghĩ là được phép kinh doanh và sử dụng.
CQĐT xác định, mẫu vật đã thu giữ của Lê Viết Trường có 8/16 mẫu có ma túy loại Delta- 9- tetrahydrocanabinol với tổng khối lượng là 1,88053 gam. Lê Viết Trường là người chỉ đạo công ty nên phải chịu cả số lượng của Lục Đức Lương cộng lại là 4,4288644 gam.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt: Lê Viết Trường 9 năm tù; Lục Đức Lương 7 năm tù; Phạm Thanh Hoa 2 năm tù; Trần Vũ Nguyên Ân 7 năm tù; Ngô Anh Khôi 7 năm 6 tháng tù; Lê Hữu Trí 6 năm tù; Vương Quang Tú 7 năm tù.
Sau khi xem xét, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định giảm án cho bị cáo Khôi, Ân, Trí mỗi người 2 năm tù. Theo đó, Khôi nhận án 5 năm 6 tháng tù, Ân 5 năm tù, Trí 4 năm tù.
Trợ giúp công ty 'ma' bán hóa đơn, cựu Cục phó cục Thuế TP.HCM xin giảm án
Bị tuyên án sơ thẩm 4 năm tù do trợ giúp công ty 'ma' bán hóa đơn, chuyển trái phép hơn nghìn tỷ đồng ra nước ngoài, cựu Cục phó cục Thuế TP.HCM có đơn kháng cáo xin giảm án.
Sáng nay (22/4), TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm đối với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House) và Cục Thuế TP.HCM.
Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) và 42 bị cáo liên quan trong vụ án.
Trước đó, bị cáo Hạnh bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2016-2020, Trịnh Tiến Dũng (hiện đang bỏ trốn) đã chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện hành vi phạm tội. Tại Việt Nam, Dũng dùng CMND của người khác hoặc CMND giả để lập công ty.
Bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh tại phiên sơ thẩm
Theo chỉ đạo của Dũng, các công ty trong nước mua bán hàng hóa với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa bán hàng nhằm chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam, hoặc lập hồ sơ mua hàng có giá trị cao ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.
Cơ quan tố tụng xác định, Dũng và đồng phạm vận chuyển trái phép 1.205 tỷ đồng (hơn 51,6 triệu USD) từ Việt Nam ra nước ngoài và vận chuyển trái phép gần 24 triệu USD (tương đương hơn 555 tỷ đồng) từ nước ngoài về Việt Nam.
Dũng chỉ đạo cấp dưới móc nối với cán bộ, lãnh đạo Thuduc House để lập, ký 334 hợp đồng kinh tế với 8 công ty nước ngoài, sau đó lập hồ sơ gửi Cục Thuế TP.HCM đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng hơn 365 tỷ đồng.
3 bị cáo gồm Đào Thị Nga (cựu cán bộ Chi cục thuế quận 1), Nguyễn Phương Nam (cựu cán bộ Chi cục thuế quận 3) và Ngô Huỳnh Lũy (cựu cán bộ Chi cục thuế quận 5), đã nhận tiền từ bị cáo Lưu Thị Ngát (nguyên Giám đốc Công ty Khánh Hưng), để tạo điều kiện cho 17 công ty 'ma' của Ngát bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các công ty thuộc nhóm Trịnh Tiến Dũng.
Sau đó các công ty thuộc nhóm của Trịnh Tiến Dũng xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Thuduc House, Công ty Sài Gòn Tây Nam và Công ty Hoàng Nam Anh hợp thức đầu vào để khấu trừ thuế.
Theo lời khai của bị cáo Ngát, bị cáo đã đưa hối lộ cho nguyên 3 cán bộ thuế 8,6 tỷ đồng.
CQĐT xác định, bị cáo Hạnh và các cán bộ Cục Thuế TP HCM đã ký duyệt các quyết định hoàn thuế cho Thuduc House 15 kỳ (từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2019) trái quy định, bỏ qua các dấu hiệu rủi ro quản lý thuế, gây thất thoát cho Nhà nước 365 tỷ đồng.
Đối với hành vi "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của nguyên 7 cán bộ hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I.
Theo đó, 7 bị cáo này được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I. Tuy nhiên, các bị cáo đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến việc không phát hiện được 4 lô hàng bị phân luồng "đỏ" khai báo hải quan không trùng khớp so với hàng hóa thực tế.
Mặc dù vậy, các cán bộ hải quan vẫn cập nhật thông tin lên hệ thống để thông quan cho các lô hàng và không phát hiện được hành vi buôn lậu của Trịnh Tiến Dũng, Mạc Văn Nguyện cùng đồng phạm.
Xét xử phúc thẩm tội dùng nhục hình, ba cựu Công an Thái Bình được giảm án Tại phiên tòa phúc thẩm, ba cựu cán bộ Công an ở tỉnh Thái Bình phạm tội "Dùng nhục hình" đã được giảm tổng cộng 42 tháng tù. Chiều nay (12/4), TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử ba cựu cán bộ Công an công tác tại Nhà tạm giữ (Công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái...