Ban Kinh tế Trung ương cùng Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia
Có những ngành dịch vụ trong 5-10 năm tới chúng ta vẫn chưa biết là gì nên việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho nó là một thách thức lớn.
Ngày 5/8, Ban Kinh tế Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng và Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: AN
Hội thảo lần này nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học, cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất về chủ trương, mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam góp phần phục vụ xây dựng đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″.
Tham gia hội thảo có ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; ông Đoàn Văn Việt – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, một số địa phương có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan báo chí.
Hội thảo tập trung đi sâu, phân tích, làm rõ kết quả đóng góp của ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong 35 năm đổi mới, nhất là từ năm 2010 đến nay.
Đồng thời, nhận diện những xu thế phát triển và vận động chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
trong đó bao gồm ngành dịch vụ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển hạ tầng và thúc đẩy chuyển đổi số cho phát triển các ngành dịch vụ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã nêu ra những xu hướng du lịch toàn cầu và ý nghĩa đối với Việt Nam; Ngành công nghiệp văn hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị, đề xuất; Tương lai của sự phát triển dựa vào dịch vụ…
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc Đại học Đà Nẵng chia sẻ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn là chủ trương xuyên suốt qua nhiều kỳ Đại hội của Đảng, là khát vọng của toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Là con đường duy nhất đúng để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước Việt Nam hùng cường trên thế giới.
Video đang HOT
“Thế giới đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đã và đang tạo ra những thay đổi lớn về cách thức tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong đó, lĩnh vực dịch vụ có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, đang đóng góp trên 46% trong tổng giá trị gia tăng và gần 42% GDP của Việt Nam.
Tuy nhiên, dịch vụ là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất của đại dịch COVID-19, nhưng cũng là ngành có khả năng phụ hồi nhanh nhất, mà Đà Nẵng hiện nay là một minh chứng sống động.
Trong bối cảnh đó, phát triển ngành dịch vụ ra sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành yêu cầu rất quan trọng, là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống”, Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Vũ chia sẻ thêm.
Các chuyên gia, nhà quản lý tham dự hội thảo ngày 5/8. Ảnh: AN
Giám đốc Đại học Đà Nẵng cũng đặt vấn đề, có những ngành dịch vụ trong năm, mười năm tới chúng ta vẫn chưa biết được nó là gì? Chuẩn bị nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh đó quả là một thách thức lớn đối với các cơ quan hoạch định chính sách nhân lực cũng như của các trường đại học.
Do đó, thầy Vũ bày tỏ mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra dự báo những ngành nghề dịch vụ mới trong những năm sắp tới. Trên cơ sở đó xác định các ngành dịch vụ nên ưu tiên phát triển
Cơ chế chính sách phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên của Việt Nam; Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nghề dịch vụ mới…
Kết luận hội thảo, ông Trần Tuấn Anh – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các ý kiến phát biểu tại buổi Hội thảo đã có sự thống nhất cao và đồng tình cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tất yếu, là nhiệm vụ trung tâm để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bảo đảm đến năm 2030, nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đồng thời, nhấn mạnh, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới rõ ràng
Theo đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa cần trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bao trùm, trọng tâm là chuyển đổi số toàn diện các ngành, các lĩnh vực;
Đặt con người vào vị trí trung tâm, xác định rõ người dân là đối tượng phục vụ, thụ hưởng đồng thời khẳng định rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân.
Trong đó, cần tập trung ưu tiên hàng đầu cho phát triển dịch vụ giáo dục và đào tạo để thực hiện thắng lợi chủ trương tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như được
Chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ giáo dục số, đặc biệt là đại học số trên cơ sở ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập để thúc đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Có các cơ chế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.
Đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp văn hóa với các sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa trên cơ sở nhận định rõ và phát huy sức mạnh của nền văn hóa giàu bản sắc Việt Nam đi đôi với phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tiêu biểu, ứng dụng các thành tựu của về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa của thế giới.
gắn với yêu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
“Là nền kinh tế phát triển năng động, tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với 60 đối tác lớn, có thị trường nội địa gần 100 triệu dân;
Trong đó dân số trẻ chiếm tỷ lệ cao, có tinh thần vượt khó, đổi mới sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh, Việt Nam kiên định nỗ lực hướng đến mục tiêu xây dựng một đất nước hùng cường, thịnh vượng, xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Liên kết vùng, tiểu vùng để phát triển kinh tế
Hoạt động liên kết mới được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông.
Kết quả 18 năm thực hiện Nghị quyết
Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010. Sau đó, ngày 2/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
Mục tiêu của Nghị quyết 39-NQ/TW là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế' cả thiện căn bản đời sống vật chấ, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai...
Khánh Hòa là địa phương có nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế.
Phấn đấu thời kỳ từ 2001-2010 đạt mức tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm (GDP) của vùng khoảng 8-9%. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người bằng 2,2 lần so với năm 2000; tỷ trọng kinh tế các khu vực I, II, III là 28-34%; tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng đã thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết.
Trong những năm gần đây, vùng Duyên hải Trung Bộ được đánh giá là một trong những vùng có tốc độ thu hút đầu tư phát triển nhanh. Hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước được các địa phương rất quan tâm triển khai thực hiện. Các kết quả thu hút đầu tư ở vùng bước đầu cũng cho thấy có sự liên kết, phân bổ lĩnh vực thu hút đầu tư phù hợp với đặc thù và lợi thế của từng địa phương.
Tuy nhiên, quy mô và tốc độ thu hút vốn đầu tư phát triển giữa các địa phương trong Tiểu vùng cũng có sự cách biệt.
Về vốn đầu tư thực hiện, tính đến năm 2021, tổng vốn đầu tư vùng Duyên hải Trung Bộ đạt hơn 138,7 nghìn tỷ đồng, tăng 63 nghìn tỷ đồng so với năm 2017. Trong đó, Ninh Thuận là địa phương có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về thu hút đầu tư, bình quân đạt 41,8%/năm giai đoạn 2017-2021. Tỷ trọng vốn đầu tư của tỉnh Ninh Thuận trong tổng vốn đầu tư của Tiểu vùng tăng từ 8,42% năm 2017 lên 18,65% năm 2021. Trong vùng chỉ có Phú Yên là có quy mô vốn đầu tư thấp nhất với 18,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,62% của vùng.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến thời điểm tháng 5/2022 toàn vùng có 383 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký gần 12 tỷ USD. So với năm 2015 thì số dự án tăng lên là 85 và tổng vốn đăng ký tăng 403 triệu USD. Các địa phương Khánh Hòa, Ninh Thuận là hai địa phương có quy mô vốn đăng ký tăng khá nhanh trong thời gian qua.
Tăng tính liên kết vùng
Trên thực tế, giữa các tỉnh, thành vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ chưa tồn tại cơ chế liên kết phát triển mà mới có một số hội thảo về chủ đề này nhưng chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định.
Lĩnh vực liên kết phát triển du lịch, chẳng hạn Hội thảo quốc tế "Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia" tại Phan Thiết tỉnh Bình Thuận ngày 12/9/2015; Hội thảo về "Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ" tháng 2/2016 ở Nghệ An....
Cũng giống như các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, liên kết phát triển của các tỉnh thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ trong quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thời kỳ 2005-2021 cũng chưa đạt được thành tựu đáng kể.
Hoạt động liên kết mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và một số lĩnh vực như du lịch, hạ tầng giao thông; giữa vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ chưa có nhiều hoạt động. Việc chạy theo các lợi ích phát triển kinh tế giữa các địa phương đã làm cho liên kết vùng bị suy giảm, đây là những nguyên nhân chủ quan. Các địa phương đều đặt mục tiêu trở thành trung tâm, động lực phát triển, đều lấy kinh tế biển làm định hướng phát triển. Các địa phương trong Tiểu vùng đều đẩy mạnh phát triển du lịch biển, phát triển cảng biển, phát triển các ngành công nghiệp ven biển v.v....
Điều này sẽ làm phá vỡ đi sự phân bố sản xuất kinh doanh để tạo ra chuỗi liên kết phát triển. Trên tổng thể, hoạt động liên kết phát triển của Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ nói chung và tiểu vùng Nam Trung Bộ nói riêng mới chỉ bắt đầu và chưa tạo ra lực hút liên kết.
Mặt khác, về nguyên nhân khách quan là chưa có một chủ thể đứng ra tổ chức và thực hiện liên kết và do đó chưa thể có được cơ chế liên kết phát triển hiệu quả; thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc hình thành chính sách thu hút và phân bổ đầu tư; thiếu phối hợp giữa thẩm quyền quy hoạch và đầu tư; thiếu sự liên kết trong quy hoạch giữa các tỉnh trong tiểu vùng và toàn thể vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.
TS. Trần Du Lịch cho rằng: Cho dù liên kết phát triển giữa các tiểu vùng, vùng đang là nhu cầu thực tiễn, bức thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới nhưng thực tiễn hiện nay nếu không có những cơ chế điều phối đột phá từ Trung ương thì tồn tại này vẫn khó có thể khắc phục được trong thời gian tới.
Lần đầu tiên cây Lùng được cấp chứng chỉ FSC Lợi ích của chứng chỉ FSC là giúp cho việc kiểm soát tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường tốt hơn; thể hiện rõ sự quan tâm tới đời sống xã hội và kinh tế của con người Lãnh đạo huyện Quế Phong (Nghệ An) trò chuyện, động viên các hộ dân trên địa bàn trồng, khai thác và quản lý rừng...