Băn khoăn về kỳ thi tốt nghiệp THPT
Trước những diễn biến khó lường của dịch Covid-19, nhiều lãnh đạo, chuyên gia, phụ huynh đã có ý kiến rằng Bộ GD&ĐT có thể bỏ kỳ thi Quốc gia TPHCM năm 2020.
Các thí sinh thi THPT năm 2019.
Thống kê từ Bộ GD&ĐT năm nay 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký thi và xét tuyển ĐH, CĐ là 643.122, chiếm 71,45%. Số thí sinh tự do là 51.712, chiếm 5,74%. Đây là con số không nhỏ cho công tác tổ chức thi. Chưa kể, khi tổ chức kỳ thi, phụ huynh đưa đón con ở điểm thi cũng vi phạm lệnh cấm tập trung quá 30 ở một số tỉnh, thành phố… Ngoài ra, việc chấm thi cũng khiến nhiều người lo ngại do tập trung hàng trăm cán ở một địa điểm.
Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Lê Hồng Việt, Hiệu trưởng trường Trung cấp Việt Á cho biết nên dừng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Việt: “Vẫn biết kỳ thi tốt nghiệp THPT rất quan trọng vì nó đánh dấu đời đi học của học sinh. Việc thi cũng là để học sinh cố gắng, phấn đấu và quyết tâm trong thời gian đi học, và cạnh tranh để vào các trường ĐH tốt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay không phải là công tác tuyển sinh mà là an toàn cho học sinh, phụ huynh và toàn thể xã hội. Sẽ rất khó khăn cho những đơn vị chống dịch nếu các thí sinh, giáo viên, cán bộ tập trung ở các địa điểm để thi trong vài ngày”.
Tương tự, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cho rằng, việc không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, trường vẫn có cách là sử dụng điểm học bạ. Việc thay đổi đột ngột sẽ khiến trường bất ngờ nhưng với tình hình hiện nay, an toàn sức khoẻ của thí sinh, gia đình và cộng đồng là điều quan trọng nhất.
Ông Sơn cho biết thêm, hiện tại trường có 4 phương án xét tuyển đầu vào, trong đó dành 40% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn lại 60% tuyển bằng học bạ THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM. Nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì bắt buộc trường phải điều chỉnh từ 40% xét điểm thi chuyển sang xét học bạ, tức là 80% xét học bạ và 10% xét điểm thi đánh giá năng lực và 10% xét tuyển thẳng.
Cùng ý kiến, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, cho rằng: “Nếu Bộ GD&ĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì trường sẽ điều chỉnh đề án sử dụng kết quả xét tuyển học bạ. Thực tế, mỗi phương án đều xét điểm từ cao xuống thấp và mỗi phương thức đều có những phản ánh năng lực riêng. Nếu bộ bỏ thi thì các trường cũng sẽ hủy tổ chức thi tuyển riêng nên chỉ còn xét tuyển học bạ phổ thông. Nhìn chung, sẽ có nhiều xáo trộn trong tuyển sinh nhưng về cơ bản, các trường cũng sẽ tuyển ổn định”.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục thống kê rằng ở kỳ thi năm 2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nước đạt 94,06%; năm 2018 tỷ lệ này là 97,57%. Như vậy, tổ chức một kỳ thi với gần cả triệu thí sinh và chỉ loại vài phần trăm thì mục tiêu xét tốt nghiệp là không có ý nghĩa, nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn.
Ngoài ra, chuyên gia này cũng nêu thêm ý kiến là dù chưa thi THPT nhưng đã có hàng chục ngàn thí sinh biết mình trúng tuyển vào nhiều trường ĐH theo đề án tuyển sinh riêng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ… Tất cả các thí sinh này chỉ chờ công nhận thi tốt nghiệp là đủ điều kiện học ĐH.
Trường ĐH nào xét kết quả thi THPT quốc gia các năm trước?
Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) chính quy năm 2020 cho phép các trường ĐH được phép sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - ĐÀO NGỌC THẠCH
Cụ thể, theo điều 2 Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh CĐ ngành giáo dục mầm non năm 2020, đề án tuyển sinh các trường cần quy định rõ việc trường có sử dụng hay không và các điều kiện để sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi THPT, THPT quốc gia các năm trước. Như vậy, các trường ĐH có thể sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển năm nay.
Tuy nhiên, đại diện nhiều trường ĐH cho biết có quy định khác nhau về điểm mới này. Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, trường này sẽ chấp nhận kết quả thi THPT quốc gia năm 2019 để xét tuyển vào trường năm nay.
Trong khi đó, thạc sĩ Võ Văn Tuấn, quyền Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết trong 3 phương thức tuyển sinh năm nay, phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 50% chỉ tiêu các ngành. Tuy nhiên, trường này chỉ sử dụng kết quả kỳ thi năm 2020 để tuyển sinh các ngành đại trà chính quy. Kết quả thi THPT quốc gia các năm trước chỉ dùng để xét hệ vừa học vừa làm.
Tương tự, tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cũng thông tin trường này không chấp nhận sử dụng điểm thi THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển năm nay.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho hay trường này chỉ sử dụng điểm kỳ thi năm 2020 để xét tuyển. Đại diện Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng quyết định không tiếp nhận hồ sơ xét tuyển các thí sinh bằng kết quả thi năm trước do lo ngại việc không có kênh chung để xét tuyển các thí sinh này.
Ngược lại, các trường ĐH chấp nhận kết quả học tập THPT nhiều năm trước để xét tuyển bằng phương thức xét học bạ. Cụ thể, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM công bố sử dụng kết quả học bạ 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) của thí sinh tốt nghiệp năm 2018, 2019 và 2020. Trong khi nhiều trường như: Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM... không giới hạn năm tốt nghiệp của thí sinh ở phương thức xét học bạ.
Đúng điều kiện, không tùy ý tuyển sao cũng được Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế tuyển sinh năm 2020 với tinh thần hạn chế tối đa sự thay đổi. Bộ có quy định đối với những trường tổ chức thi riêng. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khi chủ trì Hội nghị trực tuyến về Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 cũng cho rằng: Lộ trình tự chủ...