Băn khoăn về đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý
Mấy ngày qua, có một số ý kiến tranh luận xung quanh câu số 13 mã 642, đề thi môp THPT năm 2011 khi cho rằng đáp án của Bộ GD-ĐT không đúng với thực tế. Vậy sự thực như thế nào?
Câu 13 mã đề 642 môn có hỏi: “Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?. A. Chất khí ở áp suất lớn. B. Chất khí ở áp suất thấp. C. Chất lỏng. D. Chất rắn.”. Đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra là B.
Trả lời với báo chí, TS Vậ Nguyễn Văn Khải khẳng định cả 4 đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra đều không đúng với thực tế. Đối với việc Bộ GD-ĐT chọn đáp án là B, TS Khải cho rằng: “Vậ là khoa học thực nghiệm, theo đáp án của Bộ GD-ĐT, tôi sẽ làm thực nghiệm để xem đáp án này có đúng với thực tế không? Theo đáp án: vật rắn được nung nóng đến nhiệt độ cao sẽ phát ra quang phổ liên tục.Vậy thế nào là nhiệt độ cao? Khi que sắt để vào bếp lửa nóng 450oC thì vẫn thấy màu nâu đen. Hơn 500oC một ít thì có màu đỏ. Thậm chí trong lò nấu gang 1600oC thì đến màu vàng trắng. Đó không phải là quang phổ liên tục”.
Trao đổi thêm với Dân trí, thầy Nguyễn Mạnh Nghĩa – giảng viên khoa Vật lí, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhận định, vấn đề này, sách Vật lí 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang135 cho biết: “Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tuc”, “quang phổ vạch là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối”. Sách này cũng cho rằng: “quang phổ liên tục của các chất khác nhau chỉ phụ thuộc nhiệt độ của chúng”, “quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện”.
Đối chiếu với câu hỏi số 13 trên đây ta thấy rằng, đối với người thầy thì các khái niệm kích thích bằng nhiệt hay bằng điện đã được trang bị trong giảng đường đại học. Nhưng một học sinh nếu không có sự giảng giải của người thầy để hiểu đúng bản chất vấn đề thì sẽ trả lời một cách máy móc bằng việc chọn phương án B. Vì họ chỉ nhớ một cách máy móc (không đúng bản chất) rằng chất khí ở áp suất thấp thì phát quang phổ vạch!
Một học sinh nắm được bản chất vấn đề sẽ thật sự bối rối khi chọn phương án trả lời! Bởi vì để trả lời đúng ngoài việc hiểu được các khái niệm trên, cần phải giới hạn được một số vấn đề sau đây trong lời văn của đề thi:
Video đang HOT
Thứ nhất, thế nào là “nung nóng đến nhiệt độ cao”? 1000C hay 3000C được coi là “đến nhiệt độ cao”? Ở các nhiệt độ này, “chất rắn” như một thanh sắt chẳng hạn đã phát được quang phổ liên tục như định nghĩa của sách vật lí đã dẫn trên chưa? Nếu chưa thì chọn phướng án nào để trả lời?
Thứ hai, có phải khi “nung nóng đến nhiệt độ cao” thì chất rắn, chất lỏng, chất khí ở áp suất cao chỉ phát ra quang phổ liên tục không? Đèn cao áp chiếu sáng đường phố có phải chứa chất khí ở áp suât cao không? Nó phát quang phổ gì, liên tục hay vạch?
Thứ 3, học sinh đã được dạy từ các lớp dưới rằng một khối khí bị thay đổi nhiệt độ thì áp suất còn giữ nguyên hay thay đổi không chỉ do nhiệt độ mà còn phụ thuộc thể tích của nó. Liệu khi “nung nóng đến nhiệt độ cao” thì áp suất của khí này có còn thỏa mãn là thấp để phát ra quang phổ vạch như sách nói không? Cần phải khẳng định được là “Chất khí ở áp suất thấp” bị nung nóng đến nhiệt độ cao mà vẫn chỉ phát quang phổ vạch thì mới có cơ sở để chọn đáp án B như công bố!
Từ những điều trên, có thể thấy rằng, một học sinh nắm được bản chất vấn đề vấn đề sẽ không thể chọn được phương án trả lời, trừ phi chọn một cách máy móc là phương án B!
“Chúng tôi sợ rằng đa số học sinh lại sẽ chỉ chọn một cách máy móc! Điều đó đặt ra cho chúng ta, những người thầy (hiểu theo cả nghĩa dạy và thi) phải thấy được trách nhiệm của mình. Chúng ta dạy gì cho học sinh? Dạy để cho họ chọn đáp án một cách máy móc hay dạy để họ chọn đúng bản chất sự việc hiện tượng khi mai này các em bước vào đời? – thầy Nghĩa nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Đáp án Lý tốt nghiệp THPT: Không đạt nhưng vẫn chấp nhận được!
"Về khoa học chuyên ngành vật lý thì rõ ràng câu hỏi này chưa đạt yêu cầu, nhưng giữa sách vở, lý thuyết và nghiên cứu thực tế thì không thể tránh được độ vênh" - Thạc sỹ Nguyễn Anh Vinh bình luận về đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý vừa qua.
Sau khi TS Vật lý Nguyễn Văn Khải có ý kiến về việc "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý có câu hỏi và đáp án không đúng thực tế", Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía độc giả, chuyên gia và nhà quản lý.
Em thấy TS Khải phân tích có lý và đúng!
Độc giả Đỗ Hoài Nam (Trương Định, Hà Nội), một sĩ tử vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời là người từng được trường THPT Thăng Long cử đi tham gia nhiều kỳ thi HS Giỏi môn Vật lý, tỏ ý băn khoăn: Từ khi học, cho đến lúc thi, em không hề băn khoăn gì về kiến thức trong phần quang phổ này, tuy nhiên, sau khi đọc những phân tích của TS Khải, em thấy TS phân tích đúng. Đây là một phân tích rất tinh tế, nếu thực sự không để ý và nghiên cứu kỹ, thì chắc ít người phát hiện ra được".
Không bình tĩnh như Hoài Nam, bạn Thu Cúc (học sinh trường THPT Kim Liên, Hà Nội) lại tỏ ra hoang mang: "Em học khối D, vì thế, em rất kém môn Vật lý. Đi thi tốt nghiệp mà chỉ mong đạt điểm 5 vật lý thôi. Giờ thì không biết Bộ có chỉnh sửa gì đáp án của câu này không. Em thực sự thấy lo lắm!".
Nhiều phụ huynh cũng tỏ ý lo ngại như em Thu Cúc. Anh Quang Hà (Ba Đình, Hà Nội) có con trai thi trượt tốt nghiệp THPT năm ngoái, năm nay lại "lều chõng" đi thi: "Chẳng hiểu Bộ Giáo dục thế nào nữa, tôi nghĩ đề thi là thứ cần phải kiểm định rất chắc chắn rồi chứ, sao lại để tình trạng này diễn ra. Tôi đang rất nóng lòng chờ đợi kết quả kiểm tra lại từ phía Bộ Giáo dục đây".
Câu hỏi này không đạt yêu cầu nhưng... vẫn tạm chấp nhận được
Th.s Nguyễn Anh Vinh
Trong khi chờ đợi ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với Thạc sỹ Vật Nguyễn Anh Vinh lý Nguyễn Anh Vinh, giảng viên khoa Vật lý, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, người khá nổi tiếng trong giới luyện thi đại học ở Hà Nội và cũng là gương mặt quen thuôc trên VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam trong chương trình Bổ trợ kiến thức Vật lý lớp 12, về câu hỏi và đáp án của câu 13 trong đề thi Vật lỹ mã 642.
Thạc sỹ Vinh cho rằng: "Về khoa học chuyên ngành thì rõ ràng câu hỏi này chưa đạt yêu cầu!"
Nguyên nhân của lỗi này là do: "Lỗi này mắc phải là do đề thi phải bám sát những điểm chung của hai bộ sách giáo khoa hiện hành. Mặc dù chân lý là nhất quán nhưng mỗi bộ sách viết theo những mục đích khác nhau nên đôi lúc chúng ta còn thấy có những hạn chế về nội dung và cách diễn đạt, điều này gây không ít khó khăn cho người dạy, người học và cả người ra đề thi. Người ra đề thi phải thực sự tinh tường mới dung hòa, tránh được lỗi không đáng có và nêu ra cái đặc sắc để đánh giá phân loại được các thí sinh".
Tuy nhiên, Thạc sỹ Vinh lại khẳng định: "Câu hỏi và đáp án của câu 13, mã đề thi 642 vẫn tạm tcó thể chấp nhận được".
Lí giải điều này, Thạc sỹ Vinh giải thích: chỉ là một câu hỏi trong đề thi đánh giá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Giữa sách vở, lý thuyết và nghiên cứu thực tế thì không thể tránh được độ vênh.
Trước đó, TS vật lý Nguyễn Văn Khải - người được mệnh danh là "ông già Ô Zôn" đã tìm đến báo Giáo dục Việt Nam phản ánh thông tin: Cả 4 đáp án A, B, C, D trong câu 13, đề thi Vật lý mã 642 đều không đúng thực tế.
Ông Khải đã ngay lập tức làm nghiên cứu thực tế cho phóng viên báo GDVN và bạn đọc cùng quan sát để minh chứng cho những ý kiến ông đưa ra.
Sáng 10/6, một quan chức (dấu tên) của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, sau khi báo GDVN đăng ý kiến của TS Vật lý Nguyễn Văn Khải về việc "Đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý có câu hỏi và đáp án không đúng thực tế", Cục đã đề nghị tổ bộ môn nhanh chóng kiểm tra lại và sẽ có thông tin chính thức trong 1 đến 2 ngày tới.
Vị quan chức này cho rằng: "Chưa thể khẳng định thông tin TS Khải đưa ra là chính xác. Vì thế, phụ huynh và thí sinh không nên quá hoang mang, lo lắng".
Theo GDVN
Gợi ý đáp án đề Lý mã 374 Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi đến bạn đọc gợi ý cách giải đề thi tốt nghiệp THPT môn vật lý mã 374. Đề bài: Gợi ý: 1A-2A-3B-4B-5C-6D-7C-8C-9C-10A 11A-12B-13D-14D-15C-16D-17B-18B-19A-20B 21D-22C-23D-24D-25A-26C-27C-28A-29D-30D 31A-32B-33B-34C-35C-36D-37D-38C-39A-40B 41B-42A-43B-44C-45A-46B-47C-48A Theo GDVN