Băn khoăn về cách tính định mức giảng dạy của giáo viên phổ thông
Thời gian giảng dạy mỗi tuần của giáo viên như sau: tiểu học 805 phút; trung học cơ sở 855 phút và trung học phổ thông là 765 phút.
Theo Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 thì chuẩn trình độ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được yêu cầu có trình độ đại học sư phạm hoặc trình độ tương đương (đối với những môn học còn thiếu giáo viên).
Cách tính lương giáo viên trong những năm qua cũng được tính theo trình độ, hệ số cơ bản giống như nhau. Tuy nhiên, định mức giảng dạy của giáo viên phổ thông hiện nay lại không giống nhau.
Đối với giáo viên cấp tiểu học, mỗi tuần dạy 23 tiết; giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/ tuần; giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/ tuần. Trong khi, chúng ta dễ dàng nhìn thấy thấy mức độ phức tạp và áp lực công việc của cấp trung học cơ sở và tiểu học cao hơn giáo viên trung học phổ thông.
Định mức giảng dạy hàng tuần của giáo viên Trung học phổ thông hiện nay thấp hơn 2 cấp còn lại(Ảnh minh họa: Phạm Minh)
Tổng thời gian giảng dạy/ tuần của giáo viên cấp trung học cơ sở đang nhiều nhất
Hàng chục năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản nhằm quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông nhưng về cơ bản thì số tiết giảng dạy hàng tuần của giáo viên vẫn đang được thực hiện cố định.
Trừ một số trường đặc thù như: trường dân tộc nội trú, bán trú; trường chuyên; trường dành cho học sinh tàn tật…thì tất cả các trường còn lại đang được thực hiện định mức giảng dạy theo từng cấp học cụ thể.
Theo quy định hiện nay, giáo viên tiểu học ở những khu vực bình thường dạy 23 tiết; giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/ tuần; giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/ tuần. Một số thầy cô kiêm nhiệm công việc khác như tổ trưởng chuyên môn, chủ nhiệm lớp, công đoàn, đoàn- đội thì được giảm định mức theo quy định.
Video đang HOT
Về chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập ( phụ cấp đứng lớp) được quy định tại khoản 2, mục II, Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.
Theo đó, mức 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;
Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhìn thấy, phụ cấp ưu đãi của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông giống nhau, cùng hưởng 30%, giáo viên tiểu học cao hơn một chút là 35%.
Nhưng, số tiết giảng dạy của giáo viên lại rất khác nhau. Với quy định giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/ tuần, thời gian mỗi tiết học ở cấp tiểu học hiện nay là 35 phút/ tiết. Như vậy, tổng số thời gian giảng dạy trên lớp của giáo viên tiểu học sẽ bằng: 23 (tiết)* 35 (phút)= 805 phút.
Giáo viên trung học cơ sở dạy theo định mức là 19 tiết/ tuần, mỗi tiết có thời gian là 45 phút nên thời gian giảng dạy hàng tuần là: 19 (tiết)* 45 (phút)= 855 phút.
Giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/ tuần, thời gian mỗi tiết cũng 45 phút nên tổng thời gian giảng dạy mỗi tuần là: 17 (tiết)* 45 (phút)= 765 phút.
Từ số liệu tính toán ở trên, chúng ta sẽ có thời gian tương ứng mỗi tuần như sau: giáo viên tiểu học 805 phút; giáo viên trung học cơ sở 855 phút và giáo viên trung học phổ thông là 765 phút.
Như vậy, tổng thời gian làm việc hàng tuần của giáo viên trung học cơ sở đang nhiều nhất, giáo viên trung học phổ thông là ít nhất.
Mức độ khó ở các cấp học dưới cao hơn cấp trung học phổ thông
Về tâm sinh lý của học trò, chúng ta dễ dàng nhìn thấy học sinh trung học phổ thông là dễ dạy nhất vì các em đã ổn định về tâm lý, tính cách. Tuổi này, các em đã qua sàng lọc của 2 cấp học nên cơ bản những em vào cấp trung học phổ thông là đã chịu học và biết lo lắng nhiều cho tương lai nên giáo viên đỡ vất vả hơn 2 cấp còn lại.
Đặc biệt, phần lớn giáo viên trung học phổ thông thường chỉ dạy 1 môn duy nhất nên áp lực công việc, hồ sơ sổ sách nhẹ hơn 2 cấp còn lại và ít bị áp lực vì cấp học này chỉ chịu quản lý duy nhất là cấp sở.
Đối với giáo viên tiểu học, lứa tuổi mới bước vào nhà trường, các em đang còn quá nhỏ, giáo viên phải uốn nắn từng nét chữ, dạy dỗ làm quen với môi trường học đường nên giáo viên khá vất vả- nhất là những lớp có sĩ số học sinh cao hơn định mức hiện hành.
Hơn nữa, giáo viên tiểu học hiện nay đang dạy rất nhiều môn học. Bởi, giáo viên chủ nhiệm đang phải dạy các môn: Toán; Tiếng Việt; Đạo đức; Hoạt động trải nghiệm; Khoa học xã hội; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý.
Vì vậy, mỗi tuần, giáo viên tiểu học đang phải soạn rất nhiều giáo án khác nhau.
Cấp trung học cơ sở là cấp mà giáo viên dạy mệt nhất vì đây là giai đoạn học sinh đang có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý.
Tính cách các em dở dở ương ương nên không ngoan hiền, dễ bảo như tiểu học và cũng chưa ý thức được như học sinh trung học phổ thông.
Đặc biệt, phần lớn giáo viên cấp trung học cơ sở hiện nay đang dạy ít nhất là 2 môn khác nhau. Cấp trung học cơ sở là cấp học chịu tác động nhiều nhất khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 vì có nhiều môn tích hợp như: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Nội dung giáo dục địa phương; Nghệ thuật…
Vì thế, mỗi tuần, có giáo viên phải soạn đến 3-4 giáo án cho các môn học khác nhau, khiến cho giáo viên rất áp lực vì chương trình mới đang áp dụng những năm đầu tiên.
Rõ ràng, mức độ khó, phức tạp về môn học; tâm lý lứa tuổi của học trò đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở hiện nay đang có phần cao hơn cấp trung học phổ thông. Nhưng, giáo viên phổ thông lại có số tiết dạy ít hơn cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Theo Luật Giáo dục năm 2019 thì chuẩn trình độ yêu cầu như nhau nhưng định mức giảng dạy của giáo viên lại khác nhau và có lẽ đây là một điều bất cập cần, khiến nhiều giáo viên phổ thông còn băn khoăn, rất mong được Bộ tính toán lại một cách thấu đáo, phù hợp.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Lạng Sơn khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Bước vào năm học 2022-2023, tỉnh Lạng Sơn đang thiếu gần 1.700 giáo viên so với định mức để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy tại 670 trường học với gần 207.000 học sinh, sinh viên.
Giờ lên lớp của giáo viên và học sinh lớp 2A2, Trường tiểu học Quảng Lạc, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn Hoàng Quốc Tuấn cho biết: Trước thực trạng thiếu giáo viên và để bảo đảm công tác dạy học, ngành giáo dục đã chủ động đề ra nhiều giải pháp bảo đảm dạy đủ các môn và hoạt động giáo dục theo quy định.
Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tuyển dụng 257 biên chế; cho phép tuyển dụng giáo viên hợp đồng theo chỉ tiêu biên chế, thời hạn 1 năm, qua đó tuyển thêm được 1.039 chỉ tiêu hợp đồng để bổ sung giáo viên.
Cùng đó, chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy môn đặc thù như Tin học, Ngoại ngữ cấp Trung học sơ sở ở các trường liên cấp có ít học sinh dạy kiêm nhiệm bộ môn ở các lớp cấp tiểu học còn thiếu giáo viên bộ môn này. Biện pháp này vừa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên, vừa bảo đảm số tiết dạy/tuần theo quy định đối với các giáo viên ít tiết dạy mỗi tuần.
Cùng với các giải pháp trên, hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đang tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có; bảo đảm cân đối giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Qua đó,bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, công tác giáo dục trong năm học 2022-2023.
Ngành giáo dục Lạng Sơn cũng đang tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi đối với giáo viên. Đồng thời, khuyến khích tự chủ trường công, phát triển trường tư thục để giảm nhu cầu giáo viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Cả nước giảm hơn 48 nghìn giáo viên nhưng tăng 2,5 triệu học sinh Năm 2021-2022, cả nước giảm 48.100 giáo viên so với năm 2015, trong khi đó, số học sinh đã tăng hơn 2,5 triệu. Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, tại thời điểm đầu năm học 2021-2022, số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 813.200 người. Năm học 2015-2016, cả nước có 861.300 giáo viên trực tiếp...