Băn khoăn quy định lớp trưởng tiểu học là chủ tịch hội đồng!

Theo dõi VGT trên

Hiệu trưởng, giáo viên và bạn đọc bày tỏ băn khoăn về nhiều nội dung trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học, trong đó có quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản.

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của thông tư 30 (về đ.ánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN). Tuy nhiên, dư luận cho rằng, vẫn còn nhiều điểm của dự thảo này chưa phù hợp với thực tế.

Mỗi lớp là một “hội đồng”

Điều 17 của dự thảo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh (HS). Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể HS bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên. Mỗi lớp học chia thành các tổ, ban hoặc nhóm HS, trong đó có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký.

Băn khoăn quy định lớp trưởng tiểu học là chủ tịch hội đồng! - Hình 1

Một tiết dạy của giáo viên Trường tiểu học Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, TP HCM. Tại TP HCM, rất nhiều giáo viên tiểu học hiện đã đạt trình độ đại học. Ảnh: T.uổi Trẻ.

Cô Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP HCM), cho rằng: “Việc đưa những yếu tố của hội đồng tự quản vào lớp học nhằm xây dựng sự tự chủ, chủ động và dân chủ ở HS ngay từ lứa t.uổi nhỏ. Các em được tham gia bầu chọn và đảm nhiệm các vai trò trong lớp học để tăng sự tự tin và trách nhiệm công việc.

Con số 35 HS/lớp dù chưa thật sự phù hợp thực tế, nhưng điều này sẽ đòi hỏi ngành giáo dục tăng cường cơ sở vật chất trường lớp để đáp ứng được yêu cầu. Bởi ở nước ngoài, số lượng HS không quá 30 em/lớp, nhờ vậy chất lượng giáo dục tốt hơn chúng ta nhiều”.

Trong khi đó, một số hiệu trưởng lại băn khoăn về việc điều lệ trường tiểu học bao lâu nay đưa ra con số chuẩn là 35 HS/lớp, nhưng thực tế tại các thành phố lớn cho thấy trường đạt chuẩn thì vất vả giữ con số này, trường chưa chuẩn thì phải “gánh” sĩ số HS lên tới 50 em/lớp.

Bên cạnh đó, mô hình trường học mới VNEN khi đưa vào thực tế vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên trao “quyền hành” cho HS ở độ t.uổi các em còn non nớt. Vì vậy vẫn còn không ít băn khoăn về điểm này của dự thảo.

Dự thảo cũng quy định cụ thể số sổ sách mà giáo viên yêu cầu phải có là sổ giáo án, sổ chuyên môn (bao gồm nội dung theo dõi chất lượng HS, dự giờ, ghi chép sinh hoạt chuyên môn) và sổ chủ nhiệm.

Cô N.T.H., giáo viên tại quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết: “Dự thảo lần này đã rút gọn phần sổ sách giáo viên, sau một thời gian giáo viên phải ôm đồm sổ sách quá nhiều. Chúng tôi cũng mong mỏi công việc giáo viên liên quan đến sổ sách được giảm nhẹ”.

Trong khi đó, một hiệu trưởng trường tiểu học lại cho rằng: “Về hình thức, mới nhìn vào tưởng như giáo viên được giảm tải về sổ sách. Thật ra, so với cái cũ thì chỉ giảm được một cuốn là sổ kế hoạch lên lớp. Cái giáo viên cần là giảm những nội dung phải ghi trong cuốn sổ theo dõi chất lượng học sinh (quá nhiều và quá tải về nội dung giáo viên phải ghi)”.

Băn khoăn quy định lớp trưởng tiểu học là chủ tịch hội đồng! - Hình 2

Hay giư sư hôn nhiên cho hoc sinh tiêu hoc. Ảnh: T.uổi Trẻ.

“Cái cần sửa vẫn chưa sửa!”

Video đang HOT

Đó là một trong nhiều ý kiến cho rằng dự thảo vẫn còn nhiều điểm quá cũ so với thực tế giáo dục hiện nay. Một hiệu phó trường tiểu học (xin giấu tên) cho rằng: “Sau rất nhiều lần các hiệu trưởng, hiệu phó kiến nghị sửa đổi quy định hiệu trưởng phải tham gia dạy học 2 tiết/tuần, hiệu phó 4 tiết/tuần, dự thảo lần này vẫn chưa sửa đổi điều lệ.

Ban giám hiệu các trường kêu than rất nhiều về quy định tréo ngoe này, bởi họ phải tập trung công tác quản lý, nếu có dạy cũng là dạy kiểu bắt buộc cho có, làm sao sâu sát được HS. Những tiết này giáo viên chủ nhiệm phải nghỉ để hiệu trưởng dạy cũng là điều khá vô lý”.

Cô Vũ Thị Mỹ Hạnh, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP HCM, thẳng thắn chia sẻ: “Trên thực tế, hiệu trưởng không có thời gian để dạy. Chưa kể đặc thù bậc tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm một lớp là dạy các môn ở lớp đó rồi, làm sao hiệu trưởng xen vào để dạy mỗi tuần 2 tiết? Do đó, nhiều trường phải đối phó bằng cách báo cáo cho có mà thôi”.

Theo hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1, TP HCM, đến thời điểm này mà điều lệ trường tiểu học còn quy định “Chuẩn trình độ đào tạo tối thiểu của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm” thì quá lạc hậu. Hệ đào tạo trung cấp chỉ có hai năm – không đủ thời gian cho giáo sinh tiếp nhận kiến thức cần có cũng như thời gian thực hành.

Thực tế cho thấy, những giáo viên trình độ trung cấp có nhiều hạn chế hơn trong việc tiếp cận, thực hiện phương pháp dạy học tích cực, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tìm tòi tư liệu giảng dạy…

Với bối cảnh hội nhập như hiện nay, với sự nhanh nhạy ngày càng tăng của HS, giáo viên tiểu học cần phải đạt trình độ đại học mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoặc tối thiểu cũng phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên. “Tức là người thầy giáo phải biết 10 nhưng dạy 1, chứ không phải chỉ biết 1 và dạy hết 1″.

Tương tự, cô Vũ Thị Mỹ Hạnh cho rằng: “Riêng ở TP HCM, từ lâu, các trường sư phạm công lập đã không đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học. Học sinh lớp 12 muốn trở thành giáo viên tiểu học đa số đều chọn học hệ đại học. Ngay cả những giáo viên đang đứng lớp cũng đã học thêm để lấy bằng đại học. Chỉ còn một số ít có trình độ cao đẳng, vì họ đã lớn t.uổi hoặc vì hoàn cảnh gia đình chưa thể đi học mà thôi.

Thời kỳ hội nhập với khu vực và thế giới, tôi cho rằng, chuẩn giáo viên tiểu học nhất thiết phải đạt trình độ đại học. Trình độ trung cấp chỉ nên áp dụng cho một số nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà thôi”.

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT): Bổ sung những điểm mới xuất phát từ thực tiễn giáo dục

Mô hình trường học mới được Bộ GD&ĐT thực hiện thí điểm ba năm qua, từ chỗ triển khai tại 1.500 trường tiểu học ở nhiều vùng miền, hiện tại đã nhân rộng trên khắp cả nước.

Ưu điểm lớn nhất của mô hình dạy học này là tập cho HS tự quản, tự học, biết làm việc nhóm, vận dụng sức mạnh tập thể trong các hoạt động, học tập, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình…

Qua đó, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS. Phản hồi từ các trường thực hiện thí điểm, từ phụ huynh và HS cho thấy cách thức giáo dục này có nhiều ưu điểm, và không chỉ triển khai ở những nơi thuận lợi mà có thể thực hiện thành công ở các vùng khó khăn.

Từ thực tiễn đó, Bộ GD&ĐT đã đưa vào điều lệ trường tiểu học sắp ban hành những điểm mới ưu việt của mô hình dạy học trên.

Tương tự, việc thực hiện thông tư 30 đổi mới đ.ánh giá HS tiểu học cũng cho thấy những kết quả khả quan. Với điều lệ đã ban hành, có nhiều điểm quy định không còn phù hợp hoặc cần điều chỉnh bổ sung liên quan tới đ.ánh giá HS, đến việc khen thưởng hoặc phê bình HS.

Dự thảo mới sẽ khắc phục các bất cập này, theo hướng đ.ánh giá HS trong cả quá trình, coi trọng việc khuyến khích, giúp đỡ HS tiến bộ, không tạo áp lực căng thẳng.

Trong quá trình thực hiện thông tư 30, một trong những bất cập là quy định về sổ sách của giáo viên còn nặng nề khiến giáo viên bị quá tải.

Việc bổ sung vào điều lệ các quy định mới về công việc của giáo viên, trong đó có quy định về sổ sách, sẽ cởi trói cho giáo viên trường tiểu học khỏi những bất cập đã phát sinh vừa qua.

Theo Hoàng Hương – Lưu Trang – Vĩnh Hà/Tuổi Trẻ

Đổi thay không ngờ ở các trường học Sóc Trăng

Việc học sinh phải nghỉ học do quá nghèo hay do sức học yếu đã không còn là câu chuyện phổ biến ở Sóc Trăng.

Phải nghỉ học do nhà quá nghèo, hay chán nản bởi sức học yếu vì phải dành nhiều thời gian lao động kiếm sống - những câu chuyện buồn của vài năm trước nay đã trở thành "của hiếm" tại những trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng nhờ sự hỗ trợ của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dụctrường học (SEQAP).

Dương Văn Lực - học sinh lớp 3A là một trong những gương mặt học sinh khá, giỏi của Trường tiểu học Đại Ân 1A (xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng). Nhìn vào kết quả học tập, hay đôi mắt của Lực sáng lên khi thấy một bài Ttoán khó của Lực, không thể nghĩ rằng, trước đây em vốn là một học sinh rất yếu về môn Toán.

Nghe Lực kể lại, mới biết gia đình em rất nghèo. Hàng ngày, cha mẹ phải đi đốn mía mướn từ rất sớm, em ở nhà với ông bà ngoại đã già và chị gái. Cả cha mẹ đều không biết chữ, chị gái cũng chỉ học đến lớp 2 là nghỉ học, ông bà ngoại đã quá già yếu nên Lực phải tự học một mình. Cả năm lớp 1 và học kỳ I của lớp 2, học lực của em xếp loại yếu.

"Em thích đi học lắm, dù hàng ngày, một mình em phải đi qua 2 cây cầu khỉ và đoạn đường 4 km cũng không ngại. Nhưng học kém quá thì rất buồn. Giờ thì khác rồi, em còn được nhận giấy khen của trường nữa" - Lực hồn nhiên kể.

Đổi thay không ngờ ở các trường học Sóc Trăng - Hình 1

Học sinh trường Tiểu học An Trạch B (Sóc Trăng) trong giờ học.

Những trường hợp như Dương Văn Lực không phải là ít tại Trường tiểu học Đại Ân 1A. Theo thầy Nguyễn Văn Lượng, Hiệu trưởng nhà trường, có được niềm vui ấy, tất nhiên trước hết vì bản thân học sinh rất nỗ lực, vượt khó, nhưng sự đóng góp hỗ trợ , tác động của SEQAP là vô cùng quan trọng.

Thầy Nguyễn Văn Lượng chia sẻ: Đại Ân 1 là xã bãi ngang ở vùng nông thôn của huyện Cù Lao Dung. Đường sá đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa và nước rong tháng 9 -10 âm lịch. Trước kia, chất lượng học sinh của trường chưa đều ổn định, tỉ lệ HS đạt khá, giỏi thấp; cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, nhất là trang thiết bị và đồ dùng dạy học ở lớp.

Sau khi tham gia SEQAP, nhờ sự hỗ trợ "đúng" và "trúng" của Chương trình mà hiện nay nhà trường đã thay đổi rất nhiều: Cơ sở vật chất, nhất đặc biệt là đồ dùng dạy học ở lớp đã được trang bị đầy đủ; học sinh khó khăn được hỗ trợ ăn trưa, sách vở, đồ dùng học tập; học sinh đi học đều, học sinh có thành tích học tập tốt được khen thưởng; có thể hỗ trợ khẩn cấp cho học sinh khi xảy ra t.ai n.ạn, thiên tai...

Cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn các modun về đổi mới quản lý, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa... Khi được học cả ngày, trường thực hiện được rất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mà khi học nửa ngày không thể thực hiện được.

"Đến nay, chất lượng giáo dục của trường được nâng lên rất nhiều, tỉ lệ học sinh khá, giỏi chiếm 67,47%. Đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất chính là những học sinh nghèo như em Dương Văn Lực. Vui nhất là nhà trường không còn hiện tượng học sinh bỏ học nữa." - thầy Lượng cho biết.

Trong giờ nghỉ giải lao, nhiều giáo viên Trường tiểu học An Thạnh 1B (xã An Thạnh 1, Cù Lao Dung, Sóc Trăng) vẫn hay nhắc đến câu chuyện của Hoàng Thạch Nam - một học sinh nghèo người dân tộc Khmer đang học tại trường.

Mẹ mất sớm, Nam sống với cha và mẹ kế. Vì gia đình nghèo nên hàng ngày sau giờ học, em phải giúp cha chăn bò và làm thuê. Lớp 2, khi chuyển về học ở trường, Nam còn nói chưa thông thạo tiếng Việt, môn Toán thì rất yếu. Điểm kiểm tra môn Toán, Tiếng Việt, cố gắng lắm, em cũng chỉ đạt 5 điểm.

Nhưng, sức học của Nam thay đổi hẳn khi em được học cả ngày tại trường cả ngày theo mô hình phương án dạy học T35 của SEQAP. Học kỳ I năm học 2014 - 2015, Nam đạt được điểm 8 môn Tiếng Việt và 9 điểm môn Toán.

Một trường hợp cũng tiến bộ rõ rệt sau khi được sự hỗ trợ của SEQAP là học sinh Thạch Thị Hồng Đoan (lớp 5B). Là người dân tộc Khmer, bố mẹ cả ngày phải đi làm mướn vì nhà quá nghèo, Đoan cũng có một thời gian học tại trường mà chưa thông thạo Tiếng Việt. Nhưng, chỉ sau một thời gian học cả ngày theo phương án dạy học mô hình T35, Đoan đã trở thành học sinh khá. Học kỳ vừa rồi, em đạt 8 điểm môn Tiếng Việt và 7 điểm môn Toán.

Hỏi có biết đến SEQAP? Nam và Đoan đều cười rất tươi: "Em từng được nghe từ các thầy cô về việc SEQAP đã giúp đỡ những học sinh nghèo như chúng em nhiều như thế nào. Chúng em chỉ biết nói cảm ơn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi hơn nữa để xứng đáng với sự hỗ trợ của Chương trình".

Cô Đinh Thị Hồng Đang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Thạnh 1B còn nhớ như in khó khăn của nhà trường vài năm về trước: Cơ sở vật chất thiếu thốn, trường thiếu phòng học, các lớp chỉ học nửa ngày; việc hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn rất hạn chế; chất lượng học tập của học sinh chưa cao...

Năm 2010, sau khi được chọn tham gia SEQAP, trường tiểu học An Thạnh 1B được xây cất thêm phòng học, bổ sung thêm giáo viên và trang thiết bị dạy học, trường chuyển từ dạy học nửa ngày sang mô hình dạy học cả ngày.

Đến nay, tất cả các lớp học của trường đã chuyển sang học cả ngày với 35 tiết/tuần (T35).

"Chúng tôi thực sự cảm ơn SEQAP vì những sự đổi thay tích cực do Chương trình đem lại. Nhờ SEQAP, trường được xây thêm 2 phòng học; bổ sung trang thiết bị; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh học đều, học tốt. Các học sinh thuộc diện nghèo được hỗ trợ bữa ăn trưa.

Bên cạnh đó, nhờ hỗ trợ, tham gia tích cực, hiệu quả của cộng đồng, trường cũng xây dựng được thêm 2 phòng học t.iền chế, đảm bảo đủ 1đáp ứng tiêu chí về tỷ lệ phòng học/lớp = 1.

Từ đó, nhà trường có điều kiện tăng thời lượng học tập môn Toán, Tiếng Việt, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động câu lạc bộ, mô hình thư viện xanh, thư viện lưu động... góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Thay đổi rõ rệt nhất phải kể đến tỷ lệ học sinh giỏi 2 môn Toán, Tiếng Việt của trường tăng dần từng năm" - cô Đinh Thị Hồng Đang vui mừng chia sẻ.

Tác động toàn diện từ SEQAP

Trường tiểu học Đại Ân 1A và Trường tiểu học An Thạnh 1B là hai trong số 50 trường tiểu học tham gia SEQAP tại tỉnh Sóc Trăng. Theo ông Kim Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT Sóc Trăng, khi chuyển sang dạy học cả ngày, những trường này đã sử dụng rất có hiệu quả quỹ thời gian tăng thêm để tập trung củng cố kiến thức, kỹ năng môn Toán, Tiếng Việt.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới vận dụng các phương pháp dạy học, và kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh nhằm nâng cao và đảm bảo chất lượng dạy học.

Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, các trường đã tăng cường, phát triển kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh bằng việc sử dụng thời gian tăng thêm cho các tiết tăng cường, kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt và tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng...

"Từ khi tham gia SEQAP, cơ sở vật chất của các trường tiểu học Tỉnh Sóc Trăng được cải thiện rõ rệt. Tính đến nay, tổng số công trình đã được xây dựng bổ sung và đưa vào sử dụng là 70 phòng học, 34 nhà vệ sinh và 2 phòng đa năng.

Cùng với đó, Chương trình hỗ trợ giúp nhà trường mua sắm trang thiết bị trong phòng học. Quỹ phúc lợi học sinh, Quỹ giáo dục nhà trường cũng đã được giao về các trường, thụ hưởng kịp thời trước khi bước vào năm học mới 2014 - 2015...", ông Kim Sơn cho biết.

Qua 5 năm tham gia SEQAP, các trường tiểu học của Sóc Trăng đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học có nhiều tiến bộ rõ rệt. Học sinh đi học đều hơn và thích thú mỗi khi đến trường. SEQAP đã tác động toàn diện đến giáo dục ở vùng khó khăn thông qua nhiều giải pháp hợp lý và hiệu quả

Theo VTC.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024
Lý do Tuấn Hưng khó được tham gia Sao nhập ngũ, gửi 1 nguyện vọng nhờ cư dân mạng giúp
20:00:13 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.