Băn khoăn công nhận kết quả học qua Internet
Đánh giá học sinh như thế nào, cho điểm ra sao, làm thế nào để kết quả phản ánh đúng năng lực của học sinh…, các giáo viên, nhà quản lý đang băn khoăn khi dạy và học qua Internet, trên truyền hình.
Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với các cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh (HS) nghỉ tránh dịch.
Theo đó, kết quả kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình được sử dụng thay cho các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định.
Đã học phải có kiểm tra, đánh giá
Theo thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3, quyết định công nhận kết quả đánh giá dạy học online, trên truyền hình của Bộ GD&ĐT rất kịp thời. Dựa trên cơ sở thực tế cũng như nhìn nhận được những nhược điểm của phương pháp này nên bộ chỉ cho phép lấy điểm miệng hoặc bài kiểm tra 15 phút.
“Việc học online bây giờ gặp khó khăn khi mạng yếu, việc kiểm tra không đồng nhất. Do đó, kết quả kiểm tra, đánh giá chỉ nên nhìn nhận như là một biện pháp chế tài chứ không thể nào đánh giá hết được toàn bộ năng lực của HS. Nó buộc các em phải chú ý, phải tham gia vào buổi học” – thầy Du nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, cho hay đã học thì phải có kiểm tra, đánh giá, chính điều đó sẽ khiến HS có trách nhiệm với việc học. Bởi giai đoạn này, không phải em nào cũng hào hứng với việc học, nhất là khi không có cha mẹ và giáo viên kiểm soát một bên. Nhưng quan trọng là cách thực hiện như thế nào để đánh giá đúng năng lực của HS.
Trong khi đó, đồng tình với việc đánh giá HS nhưng cô Nguyễn Mai Loan, giáo viên Trường THCS – THPT Hai Bà Trưng, bày tỏ lo lắng vì còn nhiều bất cập.
“Chúng ta cần phải nghiêm túc thừa nhận đây chỉ là giải pháp tình thế cho tình huống khẩn cấp là đại dịch toàn cầu. Bởi rõ ràng là phương pháp dạy này đang gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa có kinh nghiệm, số lượng giáo viên có thể sử dụng thông thạo các ứng dụng dạy học chưa cao. HS chưa có tinh thần tự học, thậm chí các ứng dụng dạy học cũng còn bị hạn chế. Như thế, các trường sẽ đánh giá điểm số của HS như thế nào?” – cô Loan đặt vấn đề.
Học sinh Trường THCS – THPT Hai Bà Trưng đang học bài tại nhà. Ảnh: NTCC
Video đang HOT
Liệu có khả thi?
“Việc đánh giá kết quả thường xuyên qua Internet, truyền hình khó có khả thi” – cô Phan Thụy Mộng Thu, giáo viên Trường THCS Lữ Gia, quận 11, chia sẻ. Theo cô Thu, hiện nay các trường sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để dạy học online. Hơn nữa, hiệu quả của nó không giống như trên lớp nên để cho HS làm bài kiểm tra sẽ khó đảm bảo được tính trung thực của kết quả.
“Tôi chưa tin tưởng được các phần mềm online sẽ đảm bảo được tính trung thực. Do đó, kết quả học online chỉ có thể đánh giá ở dạng cho các em trả lời câu hỏi để lấy điểm cộng trong những bài kiểm tra trong lớp khi các em đi học trở lại. Tuy nhiên, như thế sẽ gây áp lực cho các em vì môn nào cũng kiểm tra để xem kiến thức các em thế nào. Hiện nay Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh, tinh giản nội dung học, thiết nghĩ bộ cũng nên giảm số bài kiểm tra” – cô Thu nói thêm.
Nói thêm về vấn đề này, thầy Đăng Du cho biết đối với bộ môn thầy dạy, sau khi cho HS xem một clip giảng bài, thầy sẽ dùng Google Form ra câu hỏi và các em phải trả lời trong một thời gian nhất định. Dù HS làm được hết nhưng thầy cũng không thể kiểm tra được các em có trao đổi bài, tương tác với nhau hay không.
Tương tự, tại Trường THCS – THPT Hai Bà Trưng, nhà trường cũng không đồng tình lấy điểm kiểm tra 15 phút dựa trên việc học qua Internet.
Về vấn đề này, cô Võ Thị Kim Hiệp, giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, lại có quan điểm khác. Việc đánh giá khả thi, chính xác hay không theo cô tùy thuộc vào cách làm của mỗi giáo viên. Đối với môn địa lý, sau khi học bài, cô yêu cầu HS viết một đoạn kịch với nhiều nhân vật tham gia nói về ngành công nghiệp Nhật Bản hoặc làm sơ đồ hóa về các vùng kinh tế Nhật Bản. Với cách làm trên, các em sẽ không thể nhìn bài lẫn nhau. Bởi lý thuyết có thể giống nhau, còn mỗi sản phẩm khác nhau. Do đó, giáo viên có thể đánh giá được chất lượng.
“Làm sản phẩm tư duy, thực hiện các sản ph ẩm thực tế, mỗi em sẽ có ý tưởng riêng, do đó giáo viên có thể đánh giá được. Mặt khác, những em tham gia học thường xuyên sẽ được tôi cho điểm cộng. Còn những em ít tham gia, chậm trễ sẽ bị nhắc nhở và trừ điểm nếu làm sai” – cô Hiệp bày tỏ.
Việc đánh giá phải công bằng, khách quan, trung thực
Trong quá trình tổ chức học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp kiểm tra, đánh giá quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trong quá trình học tập trực tuyến; qua các bài kiểm tra trên hệ thống phần mềm (được quản lý theo hệ thống), các bản báo cáo quá trình học tập của HS; các bài thu hoạch sau các khóa học.
Các trường cần xây dựng hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá quá trình học của HS trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình thay cho các bài kiểm tra thường xuyên đúng quy định. Việc đánh giá bảo đảm công bằng, khách quan.
Khi HS đi học lại, các cơ sở cho HS ôn tập, bổ sung kiến thức, thực hiện kiểm tra định kỳ, học kỳ. Đối sánh kết quả kiểm tra định kỳ, học kỳ và kiểm tra thường xuyên để có giải pháp phù hợp giúp HS củng cố kiến thức.
Sở GD&ĐT TP.HCM
NGUYỄN QUYÊN
Lắng nghe người dân hiến kế: Giáo dục thông minh cần sự đồng bộ
Cần triển khai đồng bộ giáo dục thông minh ở các cấp học, bậc học để không bị đứt quãng kiến thức giữa các bậc học, sử dụng triệt để các trang thiết bị đã được đầu tư
TP HCM đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ để tạo môi trường học tập có hiệu quả cho học sinh (HS). Việc định hướng trong xây dựng giáo dục thông minh (GDTM) với những giải pháp và bước đi cụ thể là nhiệm vụ quan trọng của TP.
Thực tế, so với thế giới, phát triển hệ thống GDTM không phải là mới nhưng so với cả nước, TP HCM đang dẫn đầu.
Cần đầu tư kinh phí
Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã cho tiến hành thí điểm GDTM tại 5 trường THPT có cơ sở vật chất tương đối tốt là: Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Nguyễn Hiền, chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa. Chỉ mới thí điểm bước đầu nhưng kết quả rất khả quan, giáo viên (GV) và HS hưởng ứng rất nhiệt tình. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn cần giải quyết triệt để như tổ chức bồi dưỡng tập huấn, mời chuyên gia để tập huấn cho GV, trang thiết bị để phục vụ cho mô hình trường học thông minh, cac giai phap phân mêm, co sơ dư liẹu đông bọ đê tưng co sơ giáo dục kêt nôi vao hẹ thông chung cua TP thong minh... Những việc này đều rất cần kinh phí để đầu tư.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM, tham quan mô hình ứng dụng công nghệ trong giảng dạy ảnh: Nguyễn Thuận
Điển hình, Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM) đã lên trước lộ trình để tập huấn, đào tạo GV trong 2 năm qua. Sau thời gian triển khai, khó khăn lớn nhất là nguồn kinh phí để hoạt động. Hầu hết các nguồn kinh phí đưa về trường chỉ là kinh phí hỗ trợ, học phí của HS đóng cũng là để hỗ trợ cải thiện lương GV chứ không có nguồn kinh phí đầu tư rõ ràng vào cơ sở vật chất.
Nhà trường muốn đầu tư vào cơ sở vật chất tốt, đường truyền internet đủ mạnh, kho dữ liệu thật phong phú cập nhật liên tục để thực hiện đề án cũng rất khó. Trong khi đó, muốn vận hành tốt chương trình GDTM, GV phải được tập huấn kỹ lưỡng, nghiêm túc. Ít nhất mỗi GV phải có laptop, ứng dụng công nghệ... Ngoài ra, trường còn mời GV người nước ngoài về dạy tiếng Anh cho GV trong trường, dạy tin học văn phòng MOS (Microsoft Office Specialist) để GV có chứng chỉ đẳng cấp quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng khi thực hiện GDTM và tất cả đều cần có kinh phí.
Có cơ chế thực hiện
GDTM áp dụng tối ưu công nghệ vào giảng dạy. Đó là lẽ tất nhiên nhưng điều đó không có nghĩa là xa rời bảng đen phấn trắng. Cả HS, GV, phụ huynh đều phải hiểu rõ trường học thông minh không phải chỉ sử dụng hoàn toàn bằng máy móc mà dùng công nghệ để kết nối, làm cho bài học hay hơn, phong phú hơn, làm nhẹ quá trình học tập, kiểm tra đánh giá nhưng người thầy vẫn đóng vai trò quan trọng. Trường học thông minh không phải là áp dụng hoàn toàn trí tuệ nhân tạo. Việc các trường đại học mở ngành trí tuệ nhân tạo ồ ạt như hiện nay sẽ dẫn đến việc mất cân bằng, khiến HS THPT cũng chạy theo ngành trí tuệ nhân tạo. Hãy bình tĩnh! Có những khái niệm, những phạm trù, những nội hàm mà nếu hiểu không hết sẽ bị đánh lừa. Thực tế hiện nay nhiều người chưa hiểu rõ khái niệm trường học thông minh, GDTM nên bị lạm dụng, dễ dẫn đến chạy theo hình thức rồi tốn kinh phí, thời gian đầu tư.
Thêm một lưu ý là nguồn đầu tư phải tương thích, tùy cơ sở vật chất, địa bàn mà tác động. Trường ở ngoại ô và trường ở trung tâm trang bị cơ sở vật chất sẽ khác nhau, để HS dễ dàng tiếp cận. Đối với những GV lớn tuổi, có thể họ sẽ không muốn thay đổi. Đây là một thiệt thòi cho họ nhưng cũng thiệt thòi cho HS và xét về tổng thể, nhà trường sẽ không có sự đồng bộ. Sở GD-ĐT và Bộ GD-ĐT nên có những chế tài rõ ràng. Đừng chỉ hô hào ứng dụng công nghệ 4.0 mà phải có cơ chế thực hiện quyết liệt, không để tình trạng người làm người chơi.
Phải luôn cập nhật kiến thức
Theo ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM), để thực hiện tốt đề án GDTM cần có trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, đường truyền tốc độ cao, máy tính có cấu hình mạnh và phần mềm chính thức sử dụng trong giảng dạy. Phải số hóa tất cả dữ liệu nên con người đóng vai trò quan trọng. Phải luôn cập nhật kiến thức; bồi dưỡng, đào tạo cho GV để GV hướng dẫn HS cùng thực hiện.Ng.Thuận
Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du; quận 10, TPHCM)
Theo nguoilaodong
Học sinh nghỉ học dài do Covid-19 nhưng "thi THPT Quốc gia vẫn đảm bảo" Nhiều Sở GDĐT cho rằng, nếu đi học trước ngày 15/6, học sinh hoàn toàn có thể học đủ khối lượng và chất lượng kiến thức để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia Nghỉ học dài ngày do dịch Covid-19 đang khiến không ít học sinh, phụ huynh lo lắng, đặc biệt là những học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào...