Ban hành hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo
Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Thông tư hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 20/2
Theo thông tư hướng dẫn, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
(Ảnh minh họa)
Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập (những đối tượng này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo)
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau: Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập)
Video đang HOT
Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề
Những đối tượng trên có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau: Mức tiền phụ cấp thâm niên bằng hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng nhân với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ sau đó nhân với mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Về nguồn kinh phí thực hiện, thông tư nêu rõ: Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành
Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành
Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Thông tư cũng nhấn mạnh: “Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở công lập là phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 1/5/2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành”.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Nghề tay trái thu nhập cao của nhà giáo
Các thầy cô giáo Trường THCS Đinh Tiên Hoàng (TP Tuy Hòa, Phú Yên) chọn một nghề tay trái khá nhẹ nhàng nhưng có thu nhập hàng chục triệu đồng: trồng cây kiểng tết.
Thầy Bùi Văn Cường dạy môn công nghệ, đã có 11 năm trong nghề, mức lương 3 triệu đồng/tháng. Đồng lương này chỉ đủ trang trải cho cá nhân thầy trong khi gia đình còn 3 miệng ăn khác.
Thầy Cường suy tính: "Kinh doanh thì không đủ vốn, lại phải dành nhiều thời gian nên sẽ xao lãng việc dạy học. Trong khi người dân ở đây sống chủ yếu là nghề trồng hoa tết, vì sao mình không thử làm nghề tay trái này để tăng thu nhập?".
Nghĩ vậy, thầy cùng gia đình mượn phần đất còn trống của trường để trồng cây quất bán tết. Năm nay gia đình thầy Cường trồng hơn 260 chậu quất và tất cả đều ra quả trúng dịp tết.
"Tôi dự kiến giá bán chừng 140.000 đồng/chậu, trừ chi phí còn lãi chừng 70.000 đồng/chậu. Tôi chọn nghề tay trái này để có đồng ra, đồng vào mà yên tâm công tác", thầy Cường tâm sự.
Nhẩm tính, vụ hoa tết này thầy Cường thu nhập hơn 18 triệu đồng, bằng nửa năm lương giáo viên của thầy.
Trong khi đó, thầy Tô Văn Ngọ, giáo viên môn toán - lý chọn trồng cây bonsai các loại như: mai ghép, linh sam và sanh. Hiện thầy Ngọ có hơn 100 chậu bonsai, đủ các loại dáng thế, trong đó có cây trị giá gần 100 triệu đồng.
"Ngoài thời gian đầu tư cho dạy học, tôi còn tranh thủ cho thú vui lắm công phu này", thầy Ngọ tâm tình và cho biết, mỗi năm thầy xuất bán chừng 10 chậu kiểng, thu nhập cũng kha khá.
Thầy Tô Văn Ngọ chăm sóc bonsai mai ghép.
Nhiều cô giáo của Trường THCS Đinh Tiên Hoàng cũng tham gia trồng hoa tết như cô Đặng Thị Hải Hòa, cô Văn Thị Hạnh...
Thầy Võ Xuân Ánh - Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, cho biết: "Cả trường có khoảng 20 thầy cô giáo làm nghề trồng hoa tết. Mỗi mùa tết, những giáo viên này thu nhập từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Với thu nhập này, giáo viên ở đây đã yên tâm công tác, gắn bó với nghề giáo dù đồng lương còn thấp so với mặt bằng chung".
Thầy Ánh tiết lộ: "Nhóm thầy cô thành lập tổ trồng hoa trực thuộc công đoàn trường để giúp nhau về vốn, chia sẻ kinh nghiệm dạy học và trồng hoa, đồng thời có cả quỹ hỗ trợ nhau làm kinh tế. Tết xong, các thầy cô họp lại rút kinh nghiệm, trao đổi cho nhau để làm sao vụ hoa năm sau trúng lớn hơn".
Theo TNO
Hà Nội tri ân nhà giáo Sáng 15/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của ngành giáo dục thủ đô tại trường THPT Hà Nội Amsterdam. Từ buổi sáng, hội trường THPT Amsterdam đã chật kín. 700 đại biểu đại diện các trường ở mọi cấp học của thủ đô tề tựu đông...