Ban hành Danh mục ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và khó tuyển sinh
Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, nhằm hỗ trợ và góp phần thu hút người học vào học nghề, nhất là đối với những lĩnh vực ngành, nghề học có tính chất đặc thù, ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành 02 Thông tư:
ảnh minh họa
Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và Thông tư số 37/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 Ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm có 117 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp và 84 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, được xác định là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dựa trên sự kế thừa việc xây dựng và thực hiện Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH ngày 26/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề và trên cơ sở tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất từ các Bộ, ngành, cơ sở GDNN:
“Một ngành, nghề học được coi là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi thời lượng học tập trong chương trình đào tạo có liên quan đến công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó”.
Việc xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong chương trình đào tạo căn cứ vào quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thông tư số 37/2017/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu gồm có 15 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và 24 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp được xác định là những ngành, nghề mà các doanh nghiệp và xã hội có nhu cầu sử dụng lao động, tuy nhiên các cơ sở GDNN đang gặp khó khăn trong việc tuyển sinh đối với những ngành, nghề này.
Video đang HOT
Ngành, nghề đào tạo khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu là những ngành, nghề được xác định là dựa trên các tiêu chí: Là những ngành, nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế đặc thù, góp phần phát triển kinh tế -xã hội trong những lĩnh vực đặc biệt như: kinh tế biển đảo, nông – lâm – ngư nghiệp, khai khoáng, môi trường, nghệ thuật hoặc có tính chất lao động đặc biệt; Đòi hỏi người học phải có năng lực hoặc năng khiếu cá biệt, cần phải có sự hỗ trợ đặc biệt của nhà nước để thu hút được người học; Những ngành, nghề mà người học khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc, phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Việc xác định Danh mục ngành, nghề đào tạo khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu dựa trên cơ sở số liệu về sử dụng lao động của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong cả nước; dự báo nhu cầu về nhân lực lao động trong giai đoạn tới; tình hình đào tạo những ngành, nghề khó tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tình hình giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp những ngành, nghề này trong giai đoạn trước tại các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.
Việc ban hành 02 Thông tư nói trên làm cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, các địa phương và các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện chế độ, chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Giaoducthoidai.vn
GS Nguyễn Minh Thuyết: Học 2 buổi/ngày là cách giảm tải chương trình
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, học 2 buổi/ngày là cách giảm tải chứ không phải tăng khối lượng học tập.
ảnh minh họa
Chiều 19/1, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo thông tin về dự thảo chương trình 20 môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Giảm tải nhiều nội dung
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - cho hay nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học quá tải là chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy.
"Sắp tới thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, vì vậy, việc sách giáo khoa có quá tải hay không cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các bộ sách. Chương trình chỉ yêu cầu đến mức độ này nhưng sách lại dạy tăng kiến thức, gây nặng nề cho học sinh, đồng nghĩa việc sẽ không được lựa chọn", ông Thuyết nói.
Về việc giảm tải trong khi triển khai thực hiện chương trình mới, theo GS Thuyết, có rất nhiều cách như: Cắt bớt các bài tập lắt léo hoặc kiến thức khó, đánh đố không cần thiết với học sinh. Kiến thức này chỉ phục vụ một số cuộc thi.
GS Nguyễn Minh Thuyết nêu ví dụ ở môn Toán, chương trình mới sẽ bỏ bớt những kiến thức khó và chưa thiết thực như kỹ thuật phân tích đa thức thành nhân tử, số phức... Ở môn Lịch sử, cấp tiểu học dạy dưới dạng các câu chuyện lịch sử (ký ức lịch sử). Cấp THCS dạy thông sử theo tiến trình thời gian. Cấp THPT dạy theo chủ đề.
"Phương pháp giảng dạy của thầy cô cũng cần có sự thay đổi. Ví dụ trước kia, giáo viên nói từng chữ theo sách giáo khoa, nay để cho học sinh tư duy và vận động", GS Thuyết nói.
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, cấp tiểu học được thiết kế để dạy học 2 buổi/ngày. Trước câu hỏi vì sao chủ trương giảm tải nhưng học sinh lại học cả ngày, theo tổng chủ biên, đây cũng là cách thức để giảm tải chương trình. Hiện tại, 80% học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày.
GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải cùng một khối lượng nội dung học tập, khi tăng thời gian thực hiện thì việc học sẽ nhẹ nhàng hơn.
SGK không phải pháp lệnh
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, khoảng tháng 4, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành chương trình môn học. Theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình SGK của Quốc hội, nhiều tổ chức, cá nhân có thể biên soạn SGK theo ý tưởng của họ sao cho hiệu quả.
Về việc thiết kế sách giáo khoa, mỗi tổ chức, cá nhân có thể có ý tưởng riêng cho hiệu quả. Tuy nhiên, SGK không phải pháp lệnh như quan niệm trước, mà chỉ là tài liệu chính thức trong nhà trường để giáo viên chủ động sáng tạo. Do đó, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt trong giảng dạy.
Khẳng định đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của chương trình mới, GS Thuyết cho hay Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị chu đáo việc đào tạo nguồn nhân lực và tập huấn giáo viên.
"Chúng ta còn 3-4 năm để chính thức triển khai chương trình. Thời gian này cũng đủ để tạo ra đội ngũ người thầy dạy cho những môn học tích hợp mới", ông Thuyết nói.
Về cơ sở vật chất, chương trình mới được xây dựng trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, không có đòi hỏi gì quá đặc biệt. Chương trình mới yêu cầu các trường trường tiểu học có tối đa 35 học sinh/lớp, 45 học sinh/lớp với cấp THCS và THPT. Nội dung về thiết bị dạy học chỉ là định hướng cho các trường thực hiện tốt hơn chương trình môn.
Theo Zing
Đa số học sinh lớp 12 không biết sẽ theo đuổi ngành nghề gì Học sinh lớp 12 biết chắc chắn mình sẽ chọn học trường đại học nào nhưng lại không trả lời được mình thích công việc, ngành nghề gì trong tương lai. Nhiều thông tin về xu hướng nghề nghiệp tương lai được với phụ huynh học sinh trường THPT Yên Hoà, Cầu Giấy Đây là của bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường...