Ban giám hiệu phải thử thức ăn trước khi học sinh dùng
Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học, Sở Giáo dục TP HCM đề nghị ban giám hiệu nhà trường, bếp trưởng hoặc nhân viên y tế phải ăn thử thức ăn trước khi đến tay học sinh.
Sở Giáo dục TP HCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị cung cấp thực phẩm, thức ăn cho trường học phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Cụ thể, nhà trường chỉ được hợp đồng với các đơn vị cung cấp thức ăn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đúng quy trình chế biến thực phẩm một chiều; thời gian từ khi chế biến xong đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 tiếng.
Học sinh trường tiểu học An Hội (quận Gò Vấp) nhận phần thức ăn buổi trưa. Ảnh: Nguyễn Loan.
Đặc biệt, Sở Giáo dục TP HCM yêu cầu các trường phải cử Ban giám hiệu phụ trách bán trú, bếp trưởng, hoặc nhân viên y tế ăn thử tất cả các loại thực phẩm trước khi cho học sinh ăn; đồng thời phải lập sổ ghi lại cảm nhận về mùi, vị.
Với những đơn vị tổ chức bếp ăn bán trú tại trường, cơ sở vật chất phục vụ bán trú phải đảm bảo đúng quy định bếp một chiều, phân biệt dụng cụ sống – chín, thức ăn nấu chín phải có dụng cụ che đậy. Trường phải ký hợp đồng mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng với các công ty có tư cách pháp nhân…
Canteen trường (nếu có) phải đảm bảo sạch sẽ, cách xa nguồn ô nhiễm, thực phẩm phải có đồ che đậy. Không bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không xuất xứ và không rõ hạn sử dụng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 18/4, trường tiểu học Long Bình (quận 9) có khoảng 100 em trong số 545 học sinh ăn trưa tại trường bị ngộ độc thực phẩm. Thực đơn các em ăn là cơm chiên dương châu, canh súp và bánh flan. Những phần ăn này do nhà trường hợp đồng suất ăn công nghiệp với một công ty có tiếng ở Việt Nam.
Theo VNE
Tâm thư xin giữ trường của học sinh THPT Lý Tự Trọng
"Thà đừng xây nên ngôi trường này, nếu đã xây thì phải nuôi dưỡng và giúp nó phát triển đến cùng", học sinh trường THPT Lý Tự Trọng viết thư gửi Sở Giáo dục TP HCM khi ngôi trường này bị giải thể.
Trong bức thư gửi lãnh đạo ngành giáo dục, Lê Diễm Hằng lớp 12A8 cho biết, dù đã sắp ra trường nhưng nghe tin trường giải thể nữ sinh này không thể cầm nổi nước mắt. "Ba năm không quá dài, nhưng đây chính là khoảng thời gian đẹp nhất, nhiều kỷ niệm nhất... Nếu nó bị giải thể, tuổi thơ của chúng em cũng sẽ bị đánh cắp", Hằng viết.
Chứng kiến cảnh thầy cô hoang mang, lo lắng học sinh của trường cũng không khỏi mủi lòng. "Ngôi trường của chúng em tuy không hoàn hảo như những ngôi trường cấp 3 khác, nhưng nó là tất cả. Ở đó, có những người thầy, người cô lặng lẽ từng ngày dạy dỗ và chắp cánh những ước mơ cho chúng em lớn khôn từng ngày. Ở đó, em có những buồn vui, giận hờn, thậm chí là những trò 'nhất quỷ nhì ma'...", Hằng viết và không quên cầu xin "các lãnh đạo ngành giáo dục" giữ lại ngôi trường này.
"Thà đừng xây nên ngôi trường này, nếu đã xây thì phải nuôi dưỡng và giúp nó phát triển đến cùng. Cũng như người mẹ, một khi đã sinh ra con mình thì dù nghèo khổ hay khó khăn đến đâu cũng không nên từ bỏ nó", Hằng so sánh.
Trong bức tâm thư của mình Hằng đã viết lên những vần thơ thể hiện sự tiếc nuối: "Chỉ mai này - một mai này thôi/ Ngôi trường nhỏ sẽ chẳng còn ai nữa/ Đường đến trường sẽ không còn bỡ ngỡ/ Một ngôi trường sẽ chẳng ai nhớ tên/ Bao lớp học trò từ nay lớn lên/ Những người khách trên chuyến đò lưu luyến/ Một lần qua sông sẽ chẳng thể quay về/ Vì bến có còn đâu? Biết về đâu?".
Nhiều giáo viên trường THPT Lý tự trọng đã khóc tức tưởi khi trường bị giải thể đột ngột. Ảnh: Nguyễn Loan.
Không nhận trường mình xuất sắc trong việc đào tạo, bức thư của Đặng Thị Kim Nga - đại diện tập thể lớp 12A5 (khóa 2011-2014) cho rằng cả thầy và trò của trường đã nỗ lực hết mình. Ngay cả bạn học sinh yếu nhất lớp cũng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp một cách nhẹ nhàng và hơn 80% học sinh của lớp này đang theo học ở các trường ĐH, CĐ nên không thể nói chất lượng giảng dạy kém.
Nga cho biết, em trai cô cũng muốn thi vào trường này, nghe tin trường giải thể cậu bé đã rất buồn. Dù quận Tân Bình có một số trường khác nhưng trường công lập thì điểm đầu vào khá cao, còn trường tư thục thì học phí cao, đồng lương ít ỏi của cha mẹ Nga khó chu cấp đầy đủ cho hai chị em.
"THPT Lý Tự Trọng chính là ngôi nhà chung của cả lớp và thầy cô chính là người cha, người mẹ. Trường giải thể rồi chúng em làm sao có thể về thăm 'cha, mẹ' và gặp gỡ lại bạn bè", cựu học sinh này thổn thức.
Nữ sinh Nguyễn Đoàn Cẩm Giang đặt ngược lại câu hỏi với Sở Giáo dục rằng Sở đã đặt vị trí của mình vào những người thầy, người trò của trường để ra quyết định chưa. "Em tin chắc rằng các các thầy cô lãnh đạo từng là học sinh và hẳn sẽ biết thế nào là kỷ niệm tuổi học trò, vậy mà các thầy cô lại ra quyết định giải thể trường đúng vào lúc tất cả chúng em đang ôn thi", Giang viết.
Không chỉ học sinh, nhiều giáo viên cũng giữ hy vọng "cứu" được ngôi trường. Một vô giáo bày tỏ: "Ngỡ ngàng, tiếc nuối, lo lắng là tất cả những gì tôi cảm nhận được vào lúc này. Tôi không thể tin một ngôi trường đã tồn tại 16 năm qua lại bỗng dưng bị giải thể vì... thành lập không đúng quy định", giáo viên này băn khoăn.
"Dù không phải ngôi trường xuất sắc nhưng chúng em đã lớn lên và trưởng thành ở đây", một học sinh của trường viết.
Cô giáo không lý giải được tại sao "thành lập không đúng quy định" mà lại tồn tại suốt thời gian qua và Sở Giáo dục là đơn vị chủ trương thành lập.
"Chúng tôi - những đứa con bất đắc dĩ được sinh ra bởi những người làm cha làm mẹ vô trách nhiệm. Chúng tôi sống như kiểu ban ân huệ rồi đột nhiên được 'cha mẹ' phán "phải chết" vì sự tồn tại của con là không đúng quy định. Khai tử một ngôi trường dễ dàng đến vậy sao?", nữ giáo viên thẳng thắn.
Trường THPT Lý Tự Trọng trực thuộc trường Cao đẳng cùng tên. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã trình UBND xin được giải thể trường với lý do trường không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quy chế hoạt động, đồng thời để phát triển trường Cao đẳng. Được sự đồng ý, ngày 25/4 Sở Giáo dục ký công văn gửi 24 quận, huyện về việc dừng tuyển sinh với trường THPT Lý Tự Trọng mà không thông báo trước với phía nhà trường.
Ngoài 1.600 học sinh đang theo học, trường có 70 giáo viên và nhân viên. Trước quyết định đột ngột của Sở Giáo dục, tất cả giáo viên của trường rơi vào tình trạng hoang mang vì không biết đi về đâu sau khi trường giải thể.
Theo VNE
Giáo viên bật khóc vì trường Lý Tự Trọng đột ngột giải thể Không giấu nổi những giọt nước mắt, các giáo viên cho biết đã gắn bó từ ngày đầu trường thành lập. Hiện, nhiều người đã lớn tuổi, nếu phải thất nghiệp hoặc chuyển công việc thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Ngày 9/5, hay tin Sở Giáo dục TP HCM đến trường THPT Lý Tự Trọng (quận Tân Bình) làm việc liên...