Ban giám hiệu bị ghét, tìm cách mà sửa, đừng đổ thừa cho ai

Theo dõi VGT trên

Chế tài xử lý kỷ luật trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm của cấp trên.

Bài viết đã đề cập khái quát tới những căn “bệnh” cơ bản của một số ban giám hiệu nhà trường hiện nay đang mắc đó là năng lực quản lý, điều hành còn nhiều yếu kém, hạn chế; thiếu gương mẫu, công bằng trong công việc và lối sống; thiếu minh bạch trong quản lý, thu – chi tài chính.

Ban giám hiệu bị ghét, tìm cách mà sửa, đừng đổ thừa cho ai - Hình 1

Những tâm bệnh của ban giám hiệu chữa bằng cách nào (Ảnh minh họa: Báo Nhân dân).

Các tâm “bệnh” đã chuẩn xác. Vậy chúng ta cần phải có những “liều thuốc” hữu hiệu nào để chữa dứt điểm các tâm “bệnh ấy” ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học?

Thứ nhất, tự tu dưỡng bản thân

Ở cuối bài viết tác giả Kiên Trung có nhắn nhủ: “Mong sao ban giám hiệu các cơ sở giáo dục sớm nhận ra “bệnh” của mình, nếu đã và đang mắc phải cần kịp thời sửa chữa, tu chỉnh. Có vậy, mới nhận được sự tôn trọng, tín nhiệm dài lâu của đội ngũ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh”.

Đại đa số ban giám hiệu hiện nay đều đạt chuẩn về bằng cấp, trình độ, lại được kinh qua các lớp bồi dưỡng về chính trị, quản lý giáo dục….

Trong quá trình công tác, làm việc, họ thừa biết mình đang ở đâu, vai trò, trách nhiệm đối với công việc nhà trường, tập thể như thế nào, mức độ hài lòng, tín nhiệm của đội ngũ giáo viên đối với mình ra sao.

Đúng vậy, trước hết, từng ban giám hiệu phải soi rọi lại chính mình, những việc đã làm được, những việc chưa làm được từ đó có những biện pháp tự khắc phục các hạn chế, yếu kém từ năng lực quản lý, điều hành; phẩm chất, lối sống, đến tính tiên phong, gương mẫu….

Thấm nhuần, nói đi đôi với làm qua việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do chính lãnh đạo đơn vị hay triển khai, quán triệt cho các tập thể, hội đồng sư phạm.

Siêng năng đọc các loại sách báo cần thiết để nâng cao nhận thức, hiểu biết về chuyên môn, quản lý giáo dục, và đời sống xã hội….

Khi thấy những vụ việc tiêu cực của ngành bị phát hiện, xử lý kỷ luật trên các mặt báo, ban giám hiệu cần biết nghĩ suy xét, rút kinh nghiệm và sửa sai ngay lập tức nếu như ở đơn vị của mình quản lý có hiện tượng tương tự như dạy học thêm trái phép, không trực tiếp giảng dạy nhưng vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp…

Thứ hai, tinh thần góp ý, đấu tranh của cán bộ, giáo viên, nhân viên

Tình trạng, biểu hiện: bàng quan, co ro, im lặng, mặc kệ, dĩ hòa vi quý, an phận thủ thường, đấu tranh tránh đâu… đang còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo.

Các biểu hiện này càng nhiều sẽ càng “nuôi dưỡng”, phát sinh thêm tâm “bệnh” của lãnh đạo nhà trường.

Làm việc với ban giám hiệu bao nhiêu năm, từng thầy cô giáo quá biết, quá rõ các vị lãnh đạo của mình như thế nào, ai tốt, ai xấu, ai vì tập thể, ai tự lợi… Muốn nhà trường phát triển đi lên, ban giám hiệu phải luôn gương mẫu, làm tốt…

Đồng thời, các thầy cô giáo cũng phải mạnh dạn góp ý, phê bình thẳng thắn, chân thành khi ban giám hiệu làm sai.

Video đang HOT

Một người góp ý, vài người góp ý, cả tập thể góp ý, phản biện chẳng lẽ lãnh đạo nhà trường không xê chuyển hay sao, nhất là những việc làm tiêu cực, mập mờ, quan liêu?

Trong nội bộ, đơn vị của thầy cô giáo mà sức “chiến đấu”, việc tự phê bình và phê bình thấp kém, để lãnh đạo hư hỏng, tha hóa, biến chất… thì chính các thầy cô giáo nhận phần lỗi trước tiên.

Đừng đổ thừa cho ai cả.

Thứ ba, công tác kiểm tra và xử lý kỷ luật của các cấp quản lý trực tiếp

Quy định, chế tài xử lý kỷ luật cán bộ, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục về cơ bản đã khá đầy đủ và chặt chẽ. Vấn đề còn lại là ở cái cách kiểm tra, kết luận và xử lý sai phạm (cấp dưới) của cán bộ quản lý cấp trên.

Tình trạng nể nang, duy tình, quan hệ này nọ… lâu nay vẫn chi phối trong công tác kiểm tra, xử lý các hiệu trưởng có sai phạm.

Do đó, các quy định pháp luật của Nhà nước chưa được thực thi một cách triệt để, một số lãnh đạo nhà trường được đà tiếp tục tái phạm, khiến dư luận xã hội, các thầy cô giáo càng thêm bức xúc về tình trạng “nhờn luật” và thiếu niềm tin vào cấp trên và tính thượng tôn của luật pháp.

Một số hiệu trưởng lạm thu các khoản đóng góp của phụ huynh học sinh trong đầu năm học này bị cấp trên xử lý kỷ luật nghiêm, đình chỉ công tác, thuyên chuyển, cách chức… là những tín hiệu đáng mừng về kỷ cương phép nước đang được củng cố, thiết lập trở lại nơi môi trường giáo dục.

Môi trường đặc thù này luôn cần lắm sự nghiêm minh, kịp thời của các cấp quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, xử lý những sai phạm nếu có của các lãnh đạo trường học.

Theo GDVN

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá, các cơ quan quản lý đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước với việc quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Chậm phân cấp quản lý gây ra tác hại thế nào với nhà trường?

Từ cuối năm 2013 đã có Nghị quyết 29/TW về quyền tự chủ của cơ sở Giáo dục đào tạo, nhưng đến nay mới đang thử nghiệm ở 35 trường, còn trên 200 trường đại học cao đẳng, các trường phổ thông, trường dạy nghề chưa được thực thi. Vì sao lại có trình trạng chậm chạp, bảo thủ này?

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đánh giá: "Do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước chưa thấy được trong nền kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đều là những đơn vị sự nghiệm phục vụ dịch vụ công, nó cũng như các đơn vị sản xuất kinh doanh, phải được nhà nước quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về kết quả đào tạo của mình.

Các cơ quan quản lý của nhà nước, quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo công lập vẫn mang tư tưởng áp đặt cơ chế quản lý thời bao cấp của kinh tế chỉ huy, kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Đây là cách quản lý trái với quy luật của nền kinh tế thị trường.

Trong kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục đào tạo phải hết sức năng động sáng tạo và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng giáo dục, về kết quả đào tạo của mỗi nhà trường công lập.

Từ trường mầm non đến đại học đều phải được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội. Và các cơ sở giáo dục đào tạo mới là nơi tạo ra sản phẩm giáo dục đào tạo, đó là sự phát triển nhân cách, phẩm chất năng lực người học, các cấp quản lý giáo dục chỉ là cơ quan quản lý, chỉ đạo, giám sát để có những kết quả giáo dục đó cao hơn, đồng đều hơn".

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai - Hình 1

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai. ảnh: Ngọc Quang.

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhận định, hiện nay các cơ quan quản lý giáo dục đang lầm lẫn giữa quản lý nhà nước về các cơ sở giáo dục đào tạo với việc quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Mặt khác, trên thực tế có thể còn nhiều cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo chưa đủ năng lực, chưa đủ phẩm chất và chưa thể phát huy khi trao quyền tự chủ. Vì thế, các cơ quan quản lý giáo dục có thể thiếu tin tưởng, chưa dám giao quyền cho đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo về năng lực thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bằng chứng các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập từ mầm non đến Đại học, trong nền kinh tế thị trường họ mới được tự chủ (từ năm 1986 đến nay) và buộc phải tự chủ, chỉ có tự chủ họ mới tồn tại phát triển được. Như vậy các cán bộ quản lý các trường công lập nếu được giao, chắc chắn sau một thời gian có cơ chế, có hướng dẫn họ sẽ làm được và làm tốt.

"Các cơ quan quản lý giáo dục các cấp không thấy được tác hại của việc chậm phân cấp quản lý, chậm trao quyền tự chủ thì càng kéo dài sự trì trệ lạc hậu của giáo dục đào tạo hiện nay.

Hiện nay các cơ sở giáo dục đào tạo công lập vẫn đang hoạt động theo kiểu trên bảo gì dưới làm nấy, đâu cần sáng tạo, ai đánh giá chất lượng cao hay thấp, hết năm học sinh lên lớp 99-100% và tốt nghiệp lúc nào cùng 99 - 100%.

Các trường học cộng lập nào được trao giấy khen, cờ thi đua, hiệu trưởng lại càng yên tâm bình chân như vại", Tiến sĩ Lâm chỉ rõ.

Một nhầm lẫn khác của các cơ quan quản lý nhà nước về các cơ sở giáo dục đào tạo công lập là họ sợ các cơ sở công lập được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất nhà nước cũng bao trọn gói. Đội ngũ nhà giáo do các cấp quản lý tuyển chọn cử đến, nếu giao quyền tự chủ các nhà trường, các cán bộ quản lý dễ làm thất thoát kinh phí, tài sản nhà nước.

Họ không hiểu được nhà nước chỉ trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo để dễ dàng gắn kết mục tiêu quyền lợi của người quản lý, người dạy với sản phẩm giáo dục mà họ tạo ra theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Các cơ sở giáo dục đào tạo chỉ có "thương hiệu" có chất lượng mới tồn tại.

Nhà nước chỉ trao quyền cho các cơ sở giáo dục đào tạo theo thể chế được quy định, chứ không buông quyền quản lý, hơn nữa tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo phải luôn gắn với công khai, minh bạch, với chịu trách nhiệm xã hội.

Các cơ sở giáo dục đào tạo được thực thi quyền tự chủ vẫn phải chịu sự quản lý chặt ché của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, lại chịu sự giám sát của tập thể nhà trường, của cộng đồng địa phương.

Phải hiểu các cơ sở giáo dục đào tạo được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một bước tiến cơ bản để nền giáo dục Việt Nam tiến đến chất lượng giáo dục với đầy đủ ý nghĩa của nó, mới hội nhập các nước.

Cơ sở giáo dục đào tạo nào được nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội là có điều kiện về cơ sở vật chất, về con người và chỉ có thể tự chủ trong vòng "kim cô" quy chế tự chủ của nhà nước định sẵn, không phảo tự do, tự ý muốn làm gì thì làm.

Trường học không thể là vương quốc riêng của bất cứ ai - Hình 2

Giao quyền tự chủ sẽ giúp cho các trường sáng tạo tốt hơn. ảnh: Ngọc Quang.

Mặt trái của cơ chế tự chủ ở các trường công lập

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, nếu đội ngũ cán bộ các trường không thay đổi tư duy, không có năng lực, chỉ ngồi chờ sự chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội, nhiều kế hoạch không thực hiện được dễ dẫn đến mâu thuẫn nội bộ... sẽ dễ dàng mất dần lợi thế được nhà nước đầu tư.

Hoặc nếu những cán bộ quản lý thiếu phẩm chất lợi dụng cơ chế tự chủ, thao túng quyền lực, mất dân chủ, chỉ nhằm thỏa mãn quyền lợi cá nhân của người quản lý, họ sẽ đi theo vết xe đổ "Quyền lực càng lớn, sự tha hóa quyền lực càng nguy hiểm".

Đây là những nỗi lo lắng của cán bộ giáo viên của những cơ sở giáo dục đào tạo không chọn đúng người đứng đầu thật sự có phẩm chất, năng lực sẽ là thảm họa của mỗi cơ sở.

Đồng thời, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm lưu ý một số giải pháp ngăn chặn mặt trái, phát huy mặt tích cực của cơ chế:

Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập phải sớm được luật hóa bằng một nghị định của Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm biên soạn và trình dự thảo Nghị định cho các cơ sở giáo dục đào tạo công lập ở phổ thông và mầm non để triển khai đồng thời với chương trình giáo dục phổ thông mới, lưu ý một số điểm sau:

Thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và thực thi các chương trình giáo dục hàng năm.

Thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc thu chi ngân sách nhà nước cấp, ngân sách cha mẹ học sinh đóng để tự chủ trong việc trả lương cán bộ giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học, tu bổ cơ sở vật chất. Kinh phí khen thưởng giáo viên, học sinh.

Thực hiện quyền tuyển dụng, chọn lựa và trả lương theo tài năng đóng góp của mỗi Cán bộ giáo viên cho mỗi cương vị công tác giáo dục trong nhà trường.

Tự chủ trong việc gắn kết, huy động các nguồn lực trong, ngoài nhà trường cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường.

Có cơ chế đảm bảo quyền dân chủ cho các thành viên mỗi nhà trường: Hội đồng trường, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường...

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm: "Chính phủ sớm ban hành Nghị định chừng nào thì quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập, mới sớm được thực thi.

Dân chủ là sản phẩm tinh thần, sản phẩm đỉnh cao của văn hóa nhân loại, chỉ có xã hội văn minh thật sự được điều hành bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhân văn mới có dân chủ.

Đặc biệt trong giáo dục, dân chủ là thể hiện cao nhất sự tôn trọng con người. Giáo dục không trên cơ sở tôn trọng con người, không khuyến khích con người cống hiến, con người tự tin, tự trọng, tự chủ trong mọi việc làm của mình, nền giáo dục đó không thể coi là có chất lượng.

Chất lượng giáo dục là chất lượng cuộc sống của con người được đáp ứng, được thỏa mãn những nhu cầu bậc cao. Nói đến chất lượng cao của giáo dục trước hết học sinh phải được giải phóng về tinh thần, được tự do phát triển nhân cách theo cách riêng của mỗi người.

Cán bộ quản lý của mỗi nhà trường phổ thông hiện nay phải nhận thức sâu sắc vấn đề này để chuyển hóa thành những phương pháp quản lý dựa trên dân chủ và quản lý để đạt yêu cầu của dân chủ.

Mặt khác, sản phẩm của giáo dục bao giờ mang tính xã hội cao. Quá trình đào tạo là quá trình tham gia của nhiều lực lượng: giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh và cả bản thân mỗi học sinh. Trường học không thể là một vương quốc riêng của bất cứ ai".

Hiện nay quản lý các cơ sở giáo dục đào tạo, Đảng, nhà nước, Bộ Giáo dục đào tạo đã có nhiều văn bản để phát huy dân chủ trong các nhà trường, nhưng thực hiện không được là bao, đó là vì các cấp quản lý giáo dục đào tạo chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn.

Hệ thống quản lý trong các nhà trường không thấy được cái lợi của quản lý theo dân chủ, chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh, không thấy được chỉ có quản lý dân chủ các cơ sở giáo dục đào tạo mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.

Tiến sĩ Lâm nêu nói thẳng: "Điều không thể khác là phải công khai minh bạch mọi hoạt động của nhà trường. Cán bộ giáo viên, học sinh được quyền tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia đánh giá kết quả của quá trình đào tạo.

Mỗi trường học phải thực thi một cách triệt để quy chế dân chủ trường học. Mỗi thành viên trong nhà trường phải thấy rõ quyền và trách nhiệm khi thực thi quyền dân chủ".

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?
22:34:31 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50
22:35:09 03/02/2025
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị''Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'
23:37:47 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cả làng bảo vệ 'hòn đá vía', xem như báu vật ở xứ Thanh

Cả làng bảo vệ 'hòn đá vía', xem như báu vật ở xứ Thanh

Lạ vui

06:59:14 04/02/2025
Cứ vào mỗi dịp Tết, người dân tộc Thái ở xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lại đến hòn đá ở giữa làng xin vía . Hòn đá này người dân địa phương xem như báu vật .
Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"

Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"

Netizen

06:58:57 04/02/2025
Mới đây, một đoạn video ghi lại khoảnh khắc xúc động giữa mẹ chồng và con dâu đã khiến cộng đồng mạng vô cùng cảm động.
Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng

Lời tiên tri "Từ Hy Viên không thọ quá 50 tuổi" hơn 20 năm về trước khiến dân mạng dậy sóng

Sao châu á

06:58:44 04/02/2025
Sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời, cư dân mạng đã đào lại 1 lời tiên tri cho rằng nữ diễn viên sẽ không thọ quá 50 tuổi.
Tương lai của Mohamed Salah: Kỷ lục gia hay tiền của Saudi Arabia?

Tương lai của Mohamed Salah: Kỷ lục gia hay tiền của Saudi Arabia?

Sao thể thao

06:56:09 04/02/2025
Đây là một đóng góp vào chiến thắng khác cho bộ sưu tập đồ sộ của Mohamed Salah, khi anh đưa Liverpool tiến gần hơn đến danh hiệu Premier League.
Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Sao việt

06:44:01 04/02/2025
Ngay sau khi danh sách bị rò rỉ, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự phấn khích nếu Hoà Minzy thực sự tham gia show sống còn đình đám này.
Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Thế giới

06:38:57 04/02/2025
Trong phán quyết đưa ra hồi tháng 2 năm ngoái, Tòa án Trung tâm Seoul tuyên ông Lee Jae Yong trắng án với toàn bộ 19 cáo buộc do không tìm thấy bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào của ông Lee trong quá trình kế nhiệm.
Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Ẩm thực

06:20:54 04/02/2025
Súp sủi cảo không chỉ ngon miệng mà còn đầy đủ dinh dưỡng, ấm nóng mùa giá lạnh. Hãy tham khảo công thức trong bài viết này nhé!
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

05:59:15 04/02/2025
Tôi vừa hỏi xin chồng tiền khám bệnh cho mẹ thì anh cười mỉa, nói một câu chua chát. Chồng tôi là lao động chính trong nhà.
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch

05:35:59 04/02/2025
Những ngày đầu xuân, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, se lạnh đặc trưng.
Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.