Bàn giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật
Sáng nay (29/10), tại Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học “ Bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”.
PGS.TS Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương, phát biểu tại hội thảo.
Hội thảo làm rõ tính cấp thiết, những yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhiều vấn đề quan trọng được tập trung thảo luận tại hội thảo, như: Sự cần thiết của việc bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông để có thể đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hội thảo cũng trao đổi về một số vấn đề đặt ra, những yêu cầu của công tác bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông; những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật cho các trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
PGS.TS Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương – cho biết: Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã và đang bước vào tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Hệ thống giáo dục đã có bước phát triển mạnh mẽ, thực hiện được các mục tiêu xây dựng nền giáo dục toàn dân, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ dân trí, trang bị kỹ năng, định hướng nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục đã có những thay đổi, chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.
Hội thảo khoa học “Bồi dưỡng giáo viên nghệ thuật đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới”.
“Để triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông mới và thực hiện được mục tiêu giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông và giải pháp quan trọng là phát huy vai trò, nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp, năng lực nghệ thuật đội ngũ giáo viên của các trường phổ thông thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ.”
Video đang HOT
PGS Đào Đăng Phượng
Sự thay đổi đó đến từ nhiều yếu tố, trong đó phải nhắc đến những định hướng, đổi mới trong xây dựng chương trình giáo dục. Năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ GD&ĐT ban hành. Chương trình được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục nghệ thuật được thực hiện thông qua nhiều môn học, mà cốt lõi là môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật và đã được đưa vào chương trình dạy học cấp tiểu học, THCS và THPT và là các môn bắt buộc.
Sự cần thiết, vai trò của giáo dục nghệ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở mục đích đào tạo con người mới Việt Nam phát triển cân đối, hài hòa và toàn diện. Và mục tiêu của giáo dục nghệ thuật ở trường phổ thông nhằm góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh.
Đồng thời, thông qua việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các lĩnh vực nghệ thuật, tập trung hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng, khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu với thế giới, đáp ứng mục tiêu giáo dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh.
Trước đó, ngày 21/8/2019, tại buổi làm việc với Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giao nhiệm vụ cho trường làm đầu mối trong công tác xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nghệ thuật trong các trường phổ thông; nâng cao năng lực, trình độ, phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên nghệ thuật của các trường phổ thông trên cả nước đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Nâng chất dạy học nghệ thuật: Cần chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên
Điểm nổi bật trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) được triển khai ở các cấp học.
PGS.TS Đào Đăng Phượng - Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW cho rằng - các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện, cập nhật, nắm bắt, theo kịp tinh thần của chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng GV cho môn học này.
PGS.TS Đào Đăng Phượng.
* Chúng ta sẽ gặp khó khăn nào trong đáp ứng điều kiện đội ngũ GV Âm nhạc, Mỹ thuật khi triển khai Chương trình GDPT mới?
-Nhiều người lo ngại đội ngũ GV nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) hiện tại khó có đủ khả năng đáp ứng đảm nhận Chương trình GDPT mới theo kế hoạch đề ra. Do đó, chuẩn hóa, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mà toàn ngành Giáo dục đã và đang nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, vai trò của đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK.
Thực hiện đổi mới chương trình, nhất là chương trình GDPT không phải dễ dàng và luôn gặp khó khăn ban đầu. Đổi mới dạy học môn Nghệ thuật trong nhà trường phổ thông, trước hết khó khăn sẽ tập trung ở vấn đề đội ngũ GV và cơ sở vật chất. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần xúc tiến xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, kết hợp với sự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân GV để có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới.
Giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) trong danh mục các môn học ở các cấp học trong Chương trình GDPT mới có vị trí quan trọng và được định hướng về nội dung giáo dục rõ ràng. Để đạt được mục tiêu đó, năng lực đội ngũ GV dạy học nghệ thuật đóng vai trò quyết định. Đội ngũ này cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Mỗi địa phương, vùng miền có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau trong đào tạo, sử dụng đội ngũ GV nghệ thuật. Việc chuẩn hóa, phổ cập đội ngũ GV này trước đây chủ yếu tập trung ở các trung tâm, thành phố; hầu hết các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn thiếu, trình độ của đội ngũ GV nghệ thuật không đồng đều. Đây cũng là bất cập cho triển khai Chương trình GDPT mới và cũng cho thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ GV nghệ thuật của các trường phổ thông.
* Nội dung giáo dục nghệ thuật ở phổ thông hướng tới định hướng nghề nghiệp cho học sinh, được thể hiện chuyên sâu trong các chuyên đề học tập. Do đó, cần nhanh chóng đổi mới đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV nghệ thuật trong trường phổ thông qua vai trò của các trường sư phạm. Là người trong cuộc, ông nghĩ sao?
- Có thể nói, các cơ sở đào tạo GV nghệ thuật phải là nơi tiên phong trong rà soát, điều chỉnh, thiết kế lại chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV theo mục tiêu phát triển năng lực nghề và tương thích với sự thay đổi của chương trình, SGK theo Chương trình GDPT mới.
Đối chiếu với yêu cầu của Chương trình giáo dục mới, các trường sư phạm nghệ thuật sẽ thấy rõ cái đang cần và đang thiếu của GV, từ đó xác định nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng cho GV và xây dựng chương trình cho sát với nhu cầu thực tiễn.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, GV nghệ thuật cho các trường phổ thông, giảng viên các trường ĐH sư phạm nghệ thuật phải thực sự là lực lượng nòng cốt, chủ yếu để bảo đảm chất lượng của đội ngũ GV dạy học Âm nhạc, Mỹ thuật. Các cơ sở đào tạo giáo viên được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sẽ là người chịu trách nhiệm tổ chức, chủ động phối hợp với các địa phương trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác được giao theo lộ trình và yêu cầu của Chương trình GDPT mới.
Đối với Trường ĐHSP Nghệ thuật TW, được ghi nhận là cơ sở đào tạo GV nghệ thuật chính quy lớn nhất cả nước cả về số lượng và chất lượng, đang theo sát lộ trình triển khai Chương trình GDPT mới. Trường đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm hỗ trợ, chuẩn bị, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội nghệ thuật.
*Theo ông, cần làm gì để chúng ta có thể tự tin về đội ngũ khi triển khai chương trình mới với môn nghệ thuật?
- Tôi cho rằng, trước hết cần có sự thống nhất cao về quan điểm, mục tiêu; ổn định nội dung, chương trình; cải tiến đồng bộ phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ GV dạy học bộ môn nghệ thuật trong trường phổ thông.
Bộ GD&ĐT cùng các trường sư phạm nghệ thuật có khảo sát, điều tra, thống kê, tổng kết về số lượng, chất lượng; đánh giá lại năng lực một cách chính xác, khách quan của đội ngũ GV nghệ thuật để có căn cứ khoa học cho một chiến lược xây dựng, phát triển đội ngũ này ở tầm vĩ mô. Đồng thời ban hành chuẩn GV, chuẩn chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV nghệ thuật theo Chương trình GDPT.
Tổ chức biên soạn các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng GV nghệ thuật theo từng nội dung hoặc chủ đề, trên cơ sở đó, thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới của Chương trình GDPT để GV có thể tự học, tự bồi dưỡng, vận dụng.
Đối với các cơ sở được giao đào tạo, bồi dưỡng GV nghệ thuật cần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị (đặc biệt xây dựng phòng dạy trực tuyến) để giảng dạy qua mạng, online. Xác định rõ mình là lực lượng nòng cốt trong tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng. Đây là khâu then chốt để bảo đảm chất lượng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ GV nghệ thuật cho các trường phổ thông. Cần thiết mở rộng chỉ tiêu đào tạo liên kết, hình thức vừa học vừa làm cho ngành sư phạm Âm nhạc, Mỹ thuật thay thế cho việc bồi dưỡng đội ngũ GV nghệ thuật.
Đối với các Sở GD&ĐT, trường phổ thông, bố trí, sắp xếp thời gian hợp lý cho GV nghệ thuật được tham gia các khóa, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn từ xa hoặc trực tiếp theo chương trình mới.
GV trực tiếp giảng dạy Âm nhạc, Mỹ thuật ở các cơ sở GDPT chủ động, tích cực hoàn thành tốt các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở địa phương hoặc ở các trường sư phạm nghệ thuật phù hợp với thời điểm áp dụng chương trình, SGK theo lộ trình, thực hiện tốt các nhiệm vụ đổi mới mà Bộ, ngành, sở triển khai.
Các cơ quan, bộ phận liên quan xây dựng quy trình thường xuyên đánh giá tiến độ, mức độ thực hiện kế hoạch và biện pháp triển khai, lấy ý kiến phản hồi của GV nghệ thuật trong trường phổ thông về các điều kiện và biện pháp hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển học thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Xin cảm ơn ông!
Hiếu Nguyễn (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Quảng Bình: Tập huấn bồi dưỡng 210 giáo viên tiểu học cốt cán Từ ngày 26 - 28/10, 210 giáo viên tiểu học cốt cán tỉnh Quảng Bình tham gia tập huấn - bồi dưỡng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 do các giảng viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai. Các GV tiểu học cốt cán tham gia tập huấn CTGDPT mới Phát biểu khai mạc buổi tập...