Bạn đọc viết: Thương con như thế bằng mười hại con
Có những bà mẹ mới cho con đi học mầm non được vài ba buổi đầu, sau đó cho con ở nhà hẳn, mẹ sẵn sàng nghỉ việc để trông con vì thấy con đi học đáng thương quá nghĩ rằng “không ai chăm con bằng mẹ”…
Ảnh minh họa
Đọc bài viết “Buông tay để con đến trường, em nhé…” của tác giả Nguyễn Thùy trên báo Dân trí, tôi thấy thấp thoáng thấy bóng mình ở trong đó. Tôi cũng thường xuyên bắt gặp hình ảnh những ông bố, bà mẹ bịn rịn, níu kéo trong khoảnh khắc buổi đầu tiên của con trẻ đến trường.
Dù con gái tôi đã đi học mầm non được gần hai năm, nhưng mỗi khi nhìn những người mẹ lưu luyến con khi con bước vào cổng trường, trong lòng tôi lại nhớ về buổi đầu tiên đến trường của con gái nhỏ.
Mười tám tháng tuổi, con gái tôi phải rời vòng tay mẹ, phải tạm xa hơi ấm của mẹ để đến với người mẹ thứ hai là những cô giáo ở trường Mầm non. Con gái ngây thơ nhỏ bé chẳng biết gì vì mọi thứ ở trường Mầm non làm con hoa mắt. Con như lạc vào thế giới thần tiên, rồi con gái sà vào lòng cô như lăn vào lòng mẹ. Trong phút chốc mẹ rất ngỡ ngàng và cảm động trước vòng tay của cô giáo đón con trong buổi đầu đến lớp.
Quay lưng bước đi cùng bố con nhưng sống mũi mẹ cay sè vì mẹ biết từ giây phút này, con sẽ bước vào một thế giới khác. Thế giới không có mẹ nhưng con gái lại có nhiều thứ để con trân trọng, nâng niu và sẽ theo con gái mẹ suốt cuộc đời, thế giới của thầy cô, bạn bè, của đồ chơi…
Tôi đã cho con đến lớp trong buổi đầu tiên như thế. Nhẹ nhàng và thanh thản!
Được mẹ cho đi học sớm nên bây giờ con bé trở thành “lão làng” trong lớp. Bây giờ ngày ngày, con bé trở thành “trợ lí” của cô giáo. Trong lòng con gái nhỏ thật sự là “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Vào đầu năm học này, tôi lại được chứng kiến không ít chuyện xoay quanh việc ngày đầu tiên đưa bé đến trường.
Bước ra khỏi cửa lớp, tôi nghe tiếng thút thít của một số người mẹ. Đến chân cầu thang, tôi không khỏi ngỡ ngàng vì tiếng khóc của các chị mỗi lúc mỗi to hơn bất chấp những người xung quanh. Tưởng có chuyện gì xảy ra với con em chị, mọi người xúm lại hỏi thăm. Ai cũng bàng hoàng và tò mò muốn biết vì sao chị phụ huynh này lại khóc sướt mướt ở ngôi trường Mầm non của con như vậy.
Thấy mọi người vây quanh mình nhiều quá, chị này tạm dừng tiếng khóc nhưng ánh mắt của chị đỏ hoe, nước mắt giàn giụa cứ dõi theo cậu con trai trước cửa lớp Bé. Mọi người hiểu chuyện và liền tản đi.
Hình như cậu con trai nhận ra tiếng khóc của mẹ trong buổi đầu đưa mình đến lớp nên cũng “ăn vạ” và “làm mình làm mẩy” với cô giáo nơi một góc lớp. Ngày đầu đi học và tiếp theo những ngày sau đó, hình ảnh con khóc, mẹ khóc, con không chịu vào lớp vì bố mẹ cứ bịn rịn, lưu luyến mãi không dứt đã làm cho không khí lớp học trở nên nặng nề, cô giáo mệt mỏi, các bạn khác trong lớp khóc theo.
Video đang HOT
Một câu chuyện đáng bàn khác, có những người ông người bà, những ông bố bà mẹ vì quá yêu thương, cưng chiều cháu con mình mà mãi không cho đến trường đến lớp. Họ cho rằng ở trường đông đúc, một cô chăm bao nhiêu cháu sợ con em mình thiệt thòi nên họ đành để cháu, để con mình ở nhà ông bà, cha mẹ chăm ẵm, mặc dù những đứa con đứa cháu này đã đủ tuổi đến trường, thậm chí quá tuổi lên ba.
Hậu quả đáng lo nhất là những đứa bé này rất mè nheo, thiếu tính tự lập ngay từ nhỏ, thậm chí trở nên hư hỏng!
Còn có những bà mẹ mới cho con đi học được vài ba buổi đầu, sau đó cho con ở nhà hẳn, mẹ sẵn sàng nghỉ việc để trông con vì thấy con đi học đáng thương quá nghĩ rằng “không ai chăm con bằng mẹ”.
Con là do cha mẹ sinh ra, việc chăm sóc con là tình thương và trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ. Dân gian đã nói rằng: “Không ai yêu mẹ bằng con, không ai yêu con bằng mẹ”. Nhưng yêu thương con không đồng nghĩa với nuông chiều và bao bọc con thái quá. Có những lúc các bậc phụ huynh cần phải buông con ra, buông con đúng thời điểm lại càng tốt để con tự đứng trên đôi chân của mình càng sớm càng hay.
Cuộc sống ngoài kia muôn hình vạn trạng, muôn màu muôn sắc. Những bậc làm cha làm mẹ hãy trang bị cho con nhiều điều bổ ích hơn đúng như câu “dạy con từ thuở lên ba”.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Chuyện chưa biết về chủ nhân vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18
Yếu tố giúp Hoàng Cường có được thành quả hôm nay chính là nhờ tính tự lập cao. Điều này, em có được từ người bố đang làm công nhân ngành điện và người mẹ là nhân viên ngành than...
Như tin đã đưa, hôm qua (2/9), là một ngày đáng nhớ của thầy và trò trường THPT Hòn Gai nói riêng và người dân tỉnh Quảng Ninh nói chung khi thí sinh Nguyễn Hoàng Cường, học sinh lớp 12B5 (chuyên Pháp) đã lội ngược dòng giành chiến thắng thuyết phục để trở thành quán quân lần thứ 18 tại trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
Có thể nói, không khí tại sân Quảng trường 30/10 (TP. Hạ Long) như muốn vỡ òa xúc cảm trước gần 5.000 học sinh, giáo viên, cổ động viên và đại biểu sau phần thi về đích của Hoàng Cường.
Hàng nghìn học sinh, giáo viên, cổ động viên, đại biểu và người dân tỉnh Quảng Ninh đội mưa cổ vũ cho thí sinh Nguyễn Hoàng Cường. Ảnh: Đ.Tùy
Tiếp đó là bữa tiệc ăn mừng chiến thắng của học sinh vùng mỏ được diễn ra dưới cơn mưa tầm tã. Từ sáng sớm trước khi diễn ra trận chung kết, thời tiết tại TP. Hạ Long không được thuận lơi, mưa và kèm theo bầu trời u ám khiến cho BTC và hàng nghìn học sinh lo ngại, nhưng điều đó không làm giảm sức nóng, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ Quảng Ninh. Hàng nghìn chiếc áo mưa được BTC phát ra và màn tiếp lửa cổ vũ cho Hoàng Cường không kém phần sôi động.
Trong chặng đường chinh phục Vòng nguyệt quế để trở thành "nhà leo núi" năm thứ 18, mọi người đều cảm phục tinh thần học tập, trí nhớ tốt, khả năng phản xạ nhanh nhạy khác hẳn với bề ngoài rụt rè, nhút nhát ít nói của Hoàng Cường.
Chia sẻ với PV, thầy Nguyễn Linh - Hiệu trưởng Trường THPT Hòn Gai (nơi Hoàng Cường theo học) cho biết: khi 2 tuổi Cường đã biết đọc, thích chơi những đồ vật có chữ. Trên lớp Cường ham mê học hỏi và khi kết thúc giờ học, em thường ở lại trong lớp trao đổi với thầy cô. Còn giáo viên chủ nhiệm Hoàng Cường thông tin, bên cạnh học đều các môn, Cường yêu thích các môn Địa lý, Lịch sử, Hóa học và có khả năng nói tiếng Pháp rất tốt.
Với việc trả lời đúng 12/12 câu hỏi, Hoàng Cường xác lập kỷ lục đạt điểm số cao nhất 17 năm qua tại cuộc thi tuần trong phần khởi động. Ảnh: TL
Còn nhớ, tại cuộc thi tuần, trong phần thi khởi động, Hoàng Cường trả lời đúng 12/12 câu hỏi và xác lập kỷ lục tại chương trình trong suốt 17 năm qua. Đến cuộc thi tháng, thí sinh này tiếp tục ghi dấu ấn với 100 điểm trong phần thi đầu tiên và tại cuộc thi quý, Hoàng Cường liên tục dẫn đầu ở các phần thi khởi động, vượt chướng ngại vật, về đích với tổng 320 điểm.
Trong cuộc thi Chung kết hôm qua, nhiều lần cổ động viên tỉnh Quảng Ninh đã lo lắng khi 2 vòng thi: khởi động và vượt chướng ngại vật, thí sinh Hoàng Cường đạt số điểm thấp nhất trong 4 thí sinh.
Tuy nhiên, khi kết thúc phần thi tăng tốc, số điểm của thí sinh này có sự thay đổi lớn khiến cho thầy và trò cùng cổ động viên vùng mỏ phấn khích, tin tưởng. Đặc biệt, trong phần thi về đích, Cường trọn gói câu hỏi 40 điểm, không chọn ngôi sao hy vọng và giành trọn số điểm đó để vượt qua 3 thí sinh còn lại giành vòng nguyệt quế với điểm số 240.
Nguyễn Hoàng Cường, niềm tự hào của người dân vùng mỏ Quảng Ninh. Ảnh: TL
Nhìn lại thành tích học tập của quán quân Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 khiến cho nhiều người cảm phục. Nhưng không ai nghĩ rằng, yếu tố giúp em có được thành quả ngày hôm nay chính là nhờ tính tự lập cao. Điều này, em có được từ người bố đang làm công nhân ngành điện và người mẹ là nhân viên ngành than.
Suốt 11 năm học, Cường luôn đạt học sinh giỏi, học đều tất cả các môn và được địa phương khen thưởng. Ba lần giành giải học sinh giỏi cấp tỉnh tiếng Pháp, riêng năm lớp 10 em tham dự hội thi học sinh giỏi Quốc gia tiếng Pháp. Cũng trong năm lớp 10, Cường đạt Huy chương đồng kỳ thi chọn học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ. Đạt Huy chương bạc Olympic trại hè Hùng Vương 2017 và giải Nhất cuộc thi Rung chuông Vàng cũng tại trại hè này.
Nguyễn Hoàng Cường đạt quán quân tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18. Ảnh: TL
Chia sẻ với PV về cơ duyên đến với chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2018, Cường cho hay, từ khi em theo dõi chương trình vào năm 2017 và nhận thấy mình có thể tham dự, đặc biệt tự tin môn tiếng Anh. Trong khi đó, bản thân luôn muốn được thử sức, được trải nghiệm... đã thôi thúc Cường đưa ra quyết định đăng ký.
Còn đối với bạn bè ở cùng lớp, Hoàng Cường được đặt cho biệt hiệu "Cường bác học", bởi kho kiến thức mà em đang sở hữu. Bất cứ một câu hỏi hay thắc mắc nào của các bạn đưa ra dù ở lĩnh vực nào, Cường sẽ có ngay lời giải đáp trong chốc lát.
Không khí ăn mừng chiến thắng của gần 5.000 học sinh, giáo viên, cổ động viên và người dân tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đ.Tùy
Hôm qua, mặc cho trời mưa tầm tã nhưng hàng nghìn người dân, học sinh, giáo viên, đại biểu có mặt ở Quảng trường 30/10 mặc áo mưa cổ vũ hết mình và đặt trọn niềm tin vào cậu học sinh đất mỏ. Khi phần thi về đích kết thúc, tất cả đều vui sướng ăn mừng chiến thắng dưới trời mưa to.
Ngay sau kết thúc cuộc thi chung kết, ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã gửi Điện khen thí sinh Nguyễn Hoàng Cường và thầy, trò trường THPT Hòn Gai cùng toàn ngành giáo dục tỉnh nhà.
Điện khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh sau khi Hoàng Cường giành vòng nguyệt quế. Ảnh: Đ.Tùy
Trong điện khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh viết: "Thành tích xuất sắc của em Nguyễn Hoàng Cường không chỉ là niềm tự hào của thầy và trò trường THPT Hòn Gai, một mái trường đã có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt, đây còn là niềm tự hào của ngành giáo dục tỉnh, là niềm tự hào chung của toàn tỉnh Quảng Ninh."
"Thay mặt Lãnh đạo tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, tôi biểu dương thành tích của thầy và trò ngành giáo dục tỉnh nhà; Thầy, trò trường THPT Hòn Gai trong thời gian qua và chúc mừng thành tích của em Nguyễn Hoàng Cường đã xuất sắc giành được vòng nguyệt quế trong trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 - Năm 2018".
Trước đó, Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin về trận Chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 18 giữa 4 thí sinh: Nguyễn Hoàng Cường (nhất quý III) - Trường THPT Hòn Gai (Quảng Ninh); Nguyễn Hữu Quang Nhật (nhất quý I) -Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng); Chu Quang Trường (nhất quý II) -Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TP. HCM) và Lê Thanh Tân Nhật (nhất quý IV) -Trường THPT (Quảng Trị) tại điểm cầu tỉnh Quảng Ninh.
Theo giadinh.net.vn
Mạnh tay dẹp bỏ căn bệnh đồng phục Dư luận bất bình không phải việc nhà trường quy định quần áo học sinh phải mặc giống nhau mà nhiều đồ dùng học tập cũng được yêu cầu "đồng phục". LTS: Cứ đến đầu năm học mới thì câu chuyện về đồng phục lại trở thành đề tài được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết...