Bạn đọc viết: “Thích nhất là Tết không phải học bài”
Lũ trẻ nhà tôi đã bắt đầu kì nghỉ Tết kéo dài 10 ngày. Tôi định mỗi ngày sẽ giục con học khoảng 1 tiếng. Các con nhăn nhó: “Mẹ lại bắt học, Tết mà phải học thì chán lắm!”. Vậy là tôi quyết định cho các con chơi thỏa thích, sách vở xếp gọn trong ngăn bàn…
Lũ trẻ nhà tôi đã bắt đầu kì nghỉ Tết kéo dài 10 ngày. Tôi định mỗi ngày sẽ giục con học khoảng 1 tiếng: con trai ôn lại Văn – Toán – Ngoại ngữ, con gái luyện viết chữ đẹp vì chữ con viết còn cẩu thả, nguệch ngoạc. Các con nhăn nhó: “Mẹ lại bắt học, Tết mà phải học thì chán lắm!”. Vậy là tôi quyết định cho các con chơi thỏa thích, sách vở xếp gọn trong ngăn bàn.
Sáng qua, con trai dậy sớm chứ không ngủ nướng như ngày nghỉ cuối tuần. Con có hẹn chơi cầu lông với anh hàng xóm. Sau đó, mấy bạn nhỏ cùng nhau xem phim hoạt hình, cười đùa rôm rả. Con gái có hội bạn thật đông vui, bày đủ trò chơi suốt cả ngày, ham chơi đến quên cả giờ cơm.
Hơn 11h trưa, tôi đi làm về vẫn thấy lũ trẻ hò reo đánh cầu lông, mắc lưới, chia đội đàng hoàng. Một số bạn ngồi thềm nhà chăm chú theo dõi, cổ vũ kiêm luôn trọng tài đếm tỉ số. Các chị chơi cùng các em nhỏ trò trốn tìm, trò “đồ 3 tiếng” thật vui nhộn. Sân tập thể rộn rã tiếng cười đùa của trẻ con suốt cả ngày.
Ngày Tết, các con cùng bố mẹ về quê nội, quê ngoại, đi chơi đây đó nên lịch nghỉ Tết kín mít các hoạt động. Tôi vẫn nhớ con trai lúng túng khi ôn bài văn tả cây đào ngày Tết, phải tham khảo văn mẫu, nhờ mẹ hướng dẫn. Vậy là tôi sắp xếp ngay buổi chiều nắng đẹp, thời tiết khô ráo rủ hai con và một bạn nhỏ bên cạnh cùng đi chơi vườn đào. Lũ trẻ cuống quýt chuẩn bị, bạn A chạy vội về nhà rửa bát, con gái nhanh chóng đội mũ, khẩu trang để lên đường. Tôi đạp xe dẫn đường, hai đứa nhỏ phía sau gò lưng đạp theo sát. Đường ngày Tết đông đúc xe cộ đi lại, tôi nhắc bọn trẻ đi xe sát lề đường, xuống xe khi sang đường để đảm bảo an toàn. Đi khoảng 3 km mới tới vườn đào, xe dựng vỉa hè, tôi và lũ trẻ cùng chạy ào xuống vườn đào rực rỡ.
Đi chơi vườn đào ngày Tết.
Video đang HOT
Lũ trẻ reo hò sung sướng khi được thỏa sức chạy nhảy trên cánh đồng hoa mênh mông nắng gió. Con trai được tận mắt ngắm những luống đào kẻ thẳng tắp, những cây đào được trồng cách nhau đều đặn. Tôi kể cho các con nghe: “Cây đào dịp Tết luôn được giữ đất khô để hãm hoa, tưới nhiều nước sẽ khiến cây bật nhiều lá non, hoa nhanh nở, mau rụng. Để có cây đào đẹp, người nông dân vất vả không quản nắng mưa…”.
Đi khắp những luống hoa, tôi chỉ cho các con xem đâu là một cây đào đẹp và hỏi lũ trẻ: “Màu hoa đào giống màu gì?” Lũ trẻ nhanh nhảu trả lời: “Hoa đào giống màu phong bao lì xì, đỏ như son môi, đỏ như sự may mắn của năm mới”.
Quan sát trực tiếp khiến các con có sự so sánh, liên tưởng thật thú vị. Các con thích thú khi ngắm đào bích, đào phai, đào ghép pha màu trên từng bông hoa, những cây đào chi chít bông đỏ thắm, nụ chúm chím và lưa thưa vài chiếc lá non. Cuối ruộng đào, bác nông dân trồng xen một luống cà chua. Tôi chỉ cho các con xem bụi cà chua có hoa vàng, quả xanh, quả chín đỏ nằm vắt mình trên những que tre cắm giàn nâng đỡ thân cà chua trĩu quả.
Chơi ở vườn đào khoảng nửa tiếng, tôi giục lũ trẻ ra về. Con đường trung tâm thị trấn được trang hoàng nhiều bồn hoa đẹp mắt, tôi đọc tên từng loài hoa cho lũ trẻ: hoa cẩm tú cầu, hoa xác pháo, hoa bỏng. Góc phố ngã ba có hàng bán áo dài trẻ con, quán khác bán cả dãy đèn lồng đỏ thắm. Lũ trẻ trầm trồ không ngớt, đúng là Tết có khác, đường phố thật nhộn nhịp và đẹp mắt.
Các con về quê, tôi sẽ tranh thủ cùng con học gói bánh chưng, đẩy củi canh nồi bánh sôi lục bục; các con sẽ quét sân, quét ngõ, dọn nhà giúp ông bà. Tôi nhắc các con những phép tắc nhỏ trong bữa ăn, không đòi người lớn lì xì, biết chúc Tết mọi người theo độ tuổi. Ngày Tết, sách vở các con xếp lại, các con sẽ được đi chơi Tết, vui Tết, cùng làm món ăn ngày Tết, nói lời hay ý đẹp để ngày Tết luôn đầy ắp ý nghĩa.
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?
Bạn tôi đăng Facebook đoạn trò chuyện dễ thương của con gái với mẹ. Mẹ hỏi: "Sao tối nay con không phải học bài?" Con gái hồn nhiên trả lời: "Mẹ không biết là 2 hôm vừa rồi thi học kỳ, con đã phải căng thẳng và mệt mỏi như thế nào đâu. Giờ con chỉ muốn nghỉ ngơi, thư giãn một chút thôi mẹ ạ...".
Ảnh minh họa
Câu trả lời ngây thơ và lém lỉnh của cô bé lớp 1 khiến bố mẹ thoáng giật mình...
Thi học kỳ, bố mẹ và con cùng đánh vật với nhiều bài tập về nhà. Trước khi thi, cô giáo và bố mẹ dặn đi dặn lại phải làm bài và căn thời gian ra sao để đạt điểm cao. Thi xong về tới nhà thì bố mẹ hỏi dồn xem con làm hết bài không, bài khó hay dễ, có trúng đề cương ôn luyện không. Thi học kỳ xong, đúng là con trẻ mệt nhoài! Con thèm được nghỉ ngơi, tung tăng vui chơi cùng chúng bạn, say sưa đọc truyện hoặc xem phim hoạt hình mà không bị bố mẹ nhắc nhở liên tục chuyện học bài.
Con tôi, đứa lớn lớp 6, đứa nhỏ lớp 2 vừa trải qua kì thi học kỳ I. Con trai đã biết toàn bộ điểm thi, điểm phẩy tổng kết. Con bị mấy môn điểm 6 vì làm bài sai, làm lạc đề vì không hiểu kỹ đề bài, kiến thức lỏng lẻo. Tôi tìm hiểu và hướng dẫn con làm lại bài, tất nhiên là có kèm mấy câu trách mắng. Tôi và mấy phụ huynh gần nhà, mỗi lần gặp nhau là hỏi chuyện điểm thi của con. Con chị T. điểm phẩy cả học kỳ cao chót vót, con chị H. thi toàn điểm trung bình, con anh P. học kém nhất lớp. Vậy là bố mẹ về nhà, thể nào cũng rộn ràng chuyện con người ta sao giỏi giang mà con mình kém cỏi? Chính tôi cũng cao giọng dạy con: Không phải con dốt mà là con lười học, chỉ giỏi nói chuyện riêng trong lớp nên mới không hiểu bài, mới bị điểm kém. Dù sao thì con tôi vẫn may mắn khi tôi nhẩm tính điểm trung bình cả học kỳ, con không đến nỗi quá tệ.
Tôi nghĩ, có lẽ nên tranh thủ 4 ngày con nghỉ Tết dương lịch, giao bài vở mấy môn học chính cho con ôn luyện. Tôi luôn phấp phỏng lo lắng, chẳng may con học hành lớt phớt bị chuyển lớp thì gay go. Con mình không giỏi thì ít ra cũng phải chăm chỉ bù lại. Tôi hỏi con chuyện tự học mấy ngày nghỉ lễ, con nhăn nhó kêu mệt. Trời mưa rét, bố mẹ bận việc không đưa các con đi chơi, các con định làm gì vào mấy ngày nghỉ? Tôi gợi ý các con hãy nghĩ ra 4, 5 ý tưởng để mẹ duyệt.
Câu hỏi "Ngày nghỉ lễ, con sẽ làm gì?" của tôi được các con đón nhận hào hứng. Con trai nói: "Con sẽ xin mẹ chơi game, đi đá bóng với bạn, xem phim, đọc sách, làm việc nhà và làm bài tập toán, tiếng Anh". Con gái thì tính từng ngày, mà ngày nào cũng giống nhau: "Con sẽ ngủ dậy muộn, ăn sáng rồi đi chơi, đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình, học một chút môn toán, tiếng Việt."
Các con thực sự muốn vui chơi thỏa thích và chỉ dành cho việc học chút ít thôi. Tôi đồng ý với các con, ngày nghỉ lễ vui chơi là chính, tôi sẽ dành thời gian đọc sách, đố vui cùng con, rủ các con đi phiên chợ quê để các con được tận hưởng không khí vui vẻ.
Ngày nghỉ lễ, các con sung sướng nhất là không phải lồm cồm dậy sớm, ăn uống vội vàng rồi hớt hải tới trường, học và làm cả đống bài tập. Nghỉ lễ với lũ trẻ, đơn giản là được ngủ nướng, được vui chơi, đọc truyện và xem ti vi mà không phải nghe bố mẹ cằn nhằn, giục giã...
Ngày nghỉ lễ, tôi sẽ cùng học với các con chút ít, vừa học vừa chơi để các con không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Tôi sẽ ngồi luyện mấy dòng chữ đẹp, đố bài toán vui với con gái lớp 2. Con trai lớp 6 chỉ cần viết một đoạn văn cảm nhận về cuốn truyện con vừa đọc, học thuộc một số từ mới tiếng Anh. Những ý tưởng nho nhỏ ấy khiến lũ trẻ háo hức vui sướng...
Thanh Mai
(Thị trấn Đông Anh, Hà Nội)
Theo Dân trí
Hình ảnh nữ sinh Trung Quốc cặm cụi học bài trên tàu điện ngầm: Còn nơi nào áp lực học tập nặng nề hơn quốc gia này không? Học sinh Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực học hành vô cùng lớn. Tỷ lệ học sinh tự tử vì nguyên nhân này cũng ngày càng gia tăng. Trên môt chuyên tau điên ngâm xuât phat tư nha ga Daxinggong cua tinh Nam Kinh (Trung Quôc), hinh anh môt cô hoc tro nho căm cui hoc bai, trong khi moi...