Bạn đọc viết: Sách giáo khoa kỳ truyện
Sách giáo khoa cấp 1 từ những cuốn sách in đen trắng vẽ hình minh họa bằng tay cho đến những cuốn sách in công nghệ hiện đại được bày bán khắp các cửa hàng văn phòng phẩm và hiệu sách ngày nay.
Đến ngày thống nhất đất nước, miền Bắc vẫn theo chương trình phổ thông 10 năm, trong khi miền Nam là 12 năm. Mỗi miền lại sử dụng một bộ sách giáo khoa riêng. Đến năm 1979, cải cách giải dục được tiến hành theo hướng thống nhất chương trình học 12 năm. Hai năm sau, những cuốn sách giáo khoa đầu tiên theo chương trình mới được đưa vào sử dụng.
Những cuốn sách cấp 1 gắn bó với bao thế hệ con người Việt Nam. Nó không chỉ là một cuốn sách với những hình vẽ minh họa mộc mạc mà nó còn mở ra một cửa sổ tri thức với vô vàn điều mới mẻ, không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ phát âm “Cờ A Ca Sắc Cá/ Cờ O Co Huyền Cò…” mà nó chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm của các thế hệ nối tiếp nhau thời thơ ấu.
Cuốn sách mộc mạc mở ra một cửa sổ tri thức.
Ví như anh, chị đi học bọc vở bằng giấy xi măng và giữ gìn rồi cất đi sau khi học xong để cho các em trong nhà tiếp theo học dù những cuốn sách bị rách, bị dây mực… mà vẫn tạo ra những hiền tài cho đất nước.
Và rồi cải cách, cải biên đến chóng mặt đã làm rách cả nền tảng giáo dục có từ sơ khai. Với sự cải biên thay đổi đến chóng mặt của các “nhân tài” hoặc có thể là “thiên tai” đã khiến cho đầu óc non nớt của những đứa trẻ còn tè dầm ra lớp phải tiếp thu cái mớ ngôn ngữ của dân tộc mình vào đầu theo kiểu lẩu thập cẩm mà đến bố mẹ chúng đọc còn chả hiểu tác giả những cuốn sách đó họ muốn diễn tả cái gì và muốn truyền thứ kiến thức gì cho bọn trẻ?
Lên dần theo các lớp, các cấp học, bọn trẻ lại phải chống chọi với ma trận sách giáo khoa của những nhà “Thiên tai” khác nhau, của những nhà xuất bản khác nhau, cộng thêm vô số “thiên binh, thiên tướng” sách Hướng dẫn giải của các bộ môn.
Video đang HOT
Chuẩn bị năm học mới là phụ huynh luôn phải tìm sách cho con theo yêu cầu của nhà trường,của cô vì mua sách không đúng là con mình không theo học được và cuối cùng giải pháp hữu hiệu nhất là đăng ký mua sách giáo khoa tại trường.
Tôi nhìn bọn trẻ con nhà mình sau khi hết cả năm học để riêng sách đã học để gửi cho các bạn vùng cao, vùng xa theo những chương trình từ thiện thì cũng thấy an ủi phần nào. Tuy nhiên, bản thân cũng không biết là tại các vùng miền khó khăn đó thì các con có được học sách giáo khoa cũ không hay vẫn phải theo sách giáo khoa mới thì các cuốn sách được nhận từ khắp nơi đó, chắc chỉ sử dụng vào việc khác mà thôi.
Phụ huynh kêu ca, nhà trường và giáo viên ý kiến…
Sau khi nhận thông tin phản hồi, phản ứng từ các cơ quan truyền thông thì hết chỉ đạo nọ,chỉ đạo kia nhưng bao năm sách giáo khoa qua vẫn chỉ như trận cầu sân cỏ, như trái bóng vẫn lăn như hình tròn vốn có.
'Bộ GD&ĐT phải trân trọng, tiếp thu, cầu thị những góp ý cho sách Tiếng Việt 1'
"Các ý kiến, dù gay gắt nhưng đều thể hiện tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn sách giáo khoa tốt nhất, Bộ GD&ĐT cần tiếp thu cầu thị".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói tại buổi làm việc với Bộ GD&ĐT chiều 12/10. Đánh giá cao nỗ lực của Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa mới cũng như sự cầu thị của lãnh đạo Bộ khi xem xét tiếp thu các ý kiến góp ý, nhưng Phó Thủ tướng cho rằng Bộ cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân.
Theo Phó Thủ tướng, việc nhiều ý kiến góp ý về một cuốn sách giáo khoa mới, được biên soạn theo chương trình mới, theo phương thức xã hội hóa là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu.
Các ý kiến, dù gay gắt nhưng đều thể hiện tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn sách giáo khoa tốt nhất. Bộ GD&ĐT phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, thì Bộ phải giải thích, trình bày lại một cách thuyết phục.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị Bộ GD&ĐT cần xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung, nếu cần thiết, tất cả các quy trình về biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn sách giáo khoa mới cho giáo viên trong những năm tới.
"Bằng công nghệ thông tin nên chăng chúng ta thay đổi cách làm đối với bản thảo một cuốn sách giáo khoa khi mới nộp cho Hội đồng thẩm định sách giáo khoa quốc gia thì đưa lên mạng và kêu gọi giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, trong đó có các phụ huynh, cùng góp ý, "nhặt sạn" ngay từ đầu sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà xuất bản, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa quốc gia. Đông người "nhặt" thì chắc chắn 'sạn' sẽ bớt đi", Phó Thủ tướng gợi mở.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng kỳ vọng, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh hơn nữa việc biên soạn các bài giảng điện tử theo chương trình, sách giáo khoa mới. Từ đó, các thầy cô giáo lựa chọn, tham khảo được những bài giảng tốt nhất, hay nhất và các tài liệu, kiến thức của mình để có các bài giảng phù hợp, bảo đảm yêu cầu của chương trình. Bởi trong cùng một thời gian giảng dạy, nếu thầy cô tạo được hứng thú thì học sinh sẽ không cảm thấy chương trình nặng, không cảm thấy quá tải.
Mở thêm các kênh góp ý, phản biện
Tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, sẽ yêu cầu các tác giả, Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa quốc gia rà soát, giải trình, tiếp thu, hoàn thiện để chất lượng sách giáo khoa ngày càng tốt hơn.
Bộ trưởng Nhạ dự kiến, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ sách giáo khoa mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: VGP)
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi có những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn sách giáo khoa dù được tái bản nhiều lần vẫn còn "sạn".
Sau thời gian thực hiện, bộ phận phụ huynh học sinh có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.
Còn "sạn" thì tiếp tục nhặt
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng đã là đổi mới thì phải có cái mới, và Bộ cần giải thích cặn kẽ, thuyết phục, còn những "hạt sạn" thì chúng ta phải "nhặt", tiếp tục hoàn thiện.
"Tôi được nghe ý kiến trực tiếp từ một số giáo viên lớp 1 được tập huấn kỹ thì đều thấy chương trình rất tốt nhưng đối với những người chưa được tập huấn kỹ thì còn lúng túng.
Chúng ta cần lưu ý, nhiều phụ huynh chưa được tiếp cận, nắm rõ chương trình, phương pháp giảng dạy mới, vì vậy, Bộ phải tập huấn rất kỹ cho giáo viên để hướng dẫn, trao đổi lại cho các bậc phụ huynh", TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Theo TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đúng Luật Giáo dục. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn nhà trường, giáo viên truyền tải đầy đủ chương trình mới. Các vấn đề sâu về chuyên môn phải được thông tin phản hồi thấu đáo, đầy đủ, cụ thể.
Năm học 2020-2021, có 5 bộ SGK lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc, bao gồm 4 bộ do NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn và 1 bộ mang tên là Cánh Diều của công ty VEPIC phối hợp với Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM biên soạn.
Hội đồng Thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 số thành viên hội đồng là các giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ sách này, sau đó chuyển lên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Trải qua quy trình này, nhiều lỗi trong bản thảo SGK đã được yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện. Hầu hết các địa phương chọn ít nhất 3 bộ SGK trở lên, trong đó 36 tỉnh chọn cả 5 bộ.
Chỉ một tháng đưa vào sử dụng, phụ huynh, giáo viên than sách theo chương trình mới nặng hơn chương trình cũ. Sách Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều những ngày qua gây tranh cãi khi sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch không phù hợp. Nhiều người cho rằng sách có nội dung dạy trẻ thói lười biếng, lừa lọc.
Bộ Giáo dục cần cấm triệt để việc biến trường học thành đại lý bán sách Đáng lẽ ra khi đã thực hiện xã hội hóa các bộ sách giáo khoa thì các nhà xuất bản cũng cần bán công khai ở các nhà sách nhưng sự thật thì không phải vậy. Khác với những năm trước đây, sách giáo khoa của chương trình giáo dục phổ thông mới đã được xã hội hóa, các nhà xuất bản, các...