Bạn đọc viết: Phụ huynh đồng ý, giáo viên mới phạt học trò
Buổi trưa hôm vừa rồi, vừa về tới nhà, con trai tôi đã rối rít hỏi xem mẹ có đồng ý để cô giáo phạt các con không.
Nói rồi, con rút trong cặp ra đưa mẹ bản cam kết giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) về việc có đồng ý cho thầy cô được xử phạt học trò. Con bảo nếu mẹ đồng ý thì kí vào để con mang tới nộp cho cô giáo của mình.
Ảnh minh họa
Sau khi đọc hết bản cam kết, tôi hoàn toàn nhất trí với cách xử phạt của cô. Các hình phạt này nói chung là nhẹ nhàng với các em: phạt lao động, phạt trực nhật, phạt chép bài, phạt hạ hạnh kiểm… Kết quả này sẽ được thông báo đến gia đình hàng tháng trên sổ liên lạc điện tử.
Sáng hôm sau khi đưa con đến lớp, tôi nấn ná ở lại để hỏi han cô vài điều. Tuy nhiên, tôi chưa kịp nói gì, cô đã nói ngay với tôi: “Nếu em không bằng lòng thì không phải kí. Chị chỉ phạt những học trò mà phụ huynh đồng ý thôi”.
Rôi cứ thế, cô kể về nỗi khổ của người GVCN bây giờ. Các cô đang phải chịu rất nhiều áp lực từ nhà trường, phụ huynh và xã hội. Trong khí đó chủ trương của nhà trường hiện nay là không cho phạt học trò. Ban giám trường sợ nhất là phụ huynh thưa gửi rồi lằng nhằng. Nhưng học trò thì thời nào mà chả hiếu động và nghịch ngợm. Nếu GV dễ, các em thường lờn mặt rồi nề nếp lớp sẽ đi xuống. Khi ấy, GV bộ môn lại xúm vào mắng GVCN. Chưa kể, bây giờ công tác trừ điểm thi đua rất gắt gao. Cuối cùng, GV mới phải khó với các em. Nhưng để phụ huynh không làm khó khi phạt học trò, GV muốn cam kết trước cho chắc ăn.
Bản thân cũng là một GV nên tôi hiểu những áp lực của GVCN bây giờ. Thầy cô nào may mắn được chủ nhiệm ở lớp ngoan còn đỡ, chứ gặp phải lớp quậy, không phạt là không sao nói nổi các em. Có em còn tưởng thầy cô đang sợ mình và cần mình nên còn tỏ thái độ coi thường thầy cô. Thành thử, cực chẳng đã GV mới phải phạt học trò mà thôi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu phạt trò chẳng may bị thưa gửi thì lãnh đủ sự buồn tủi. Nào là hạ thi đua, luân chuyển công tác. Khi ấy, thầy cô là người “đơn thương độc mã”, “đứng mũi chịu sào”. Búa rìu dư luận cứ thế mà chĩa vào. Vì vậy mà giờ một bộ phận thầy cô chọn giải pháp an toàn cho mình. Thầy cô thường “né” phạt các em. Họ chỉ làm đúng phận sự của mình. Lên lớp chỉ nhắc nhở các em thôi. Trò nào nghe thì nghe, không nghe thì thôi. Con người ta chứ có phải con mình đâu mà lo. Tư tưởng của họ là “thương trò rồi ai thương lại mình đây”.
Trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm của con, tôi biết cô rất thương học trò. Chẳng qua để an toàn cho mình nên cô buộc phải xin ý kiến phụ huynh. Cô mong muốn tất cả phụ huynh cùng hợp tác để giáo dục các con.
Trên cương vị là một phụ huynh, tôi thật sự biết ơn cô. Tôi chỉ mong sao cô nghiêm khắc nhưng vẫn đủ yêu thương để bọn trẻ được nên người. Xin chúc cô và tất cả quý thầy cô sức khỏe tốt, luôn vững tay chèo để đưa thế hệ học trò cập bến bờ tri thức.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Phụ huynh tố nhà trường lạm thu
Dù mới bước vào năm học mới nhưng nhiều phụ huynh ở một số nơi đã lên tiếng phản ảnh tình trạng lạm thu.
Cổng trường THCS 24.4 vẫn xập xệ dù năm trước phụ huynh đã đóng tiền xã hội hóa để xây - ĐỨC NHẬT
Mới đây, các phụ huynh có con em theo học tại Trường THCS 24.4 (xã Tân Cảnh, H.Đăk Tô, Kon Tum) đã bất ngờ trước nhiều khoản thu của nhà trường.
Lại băn khoăn "xã hội hóa"
Bà N.T.H (phụ huynh một học sinh lớp 6) khá bức xúc khi không hiểu tại sao nhà trường lại có nhiều khoản thu vô lý như vậy. "Năm nay có nhiều khoản thu lạ như "sổ liên lạc điện tử" từ 60.000 - 80.000 đồng/học sinh (HS). Rồi khoản thu xã hội hóa 250.000 đồng/HS để xây dựng nhà để xe, làm kệ sách cho HS. Tôi đã đi tham khảo các trường khác nhưng không trường nào thu khoản xã hội hóa này cả", bà H. cho biết. Ngoài ra theo bà H., trường này chỉ đọc các khoản cho phụ huynh ghi bằng tay và cô giáo chủ nhiệm trực tiếp thu tiền.
Còn theo bà T.T.D (phụ huynh một HS lớp 8), năm ngoái nhà trường cũng thu "xã hội hóa" hơn 200.000 đồng/HS với lý do xây cổng trường, sân trường. "Tuy nhiên, chúng tôi thấy trường chẳng có gì thay đổi, cổng trường vẫn dơ bẩn. Đến năm nay lại tiếp tục thu thêm khoản xã hội hóa 250.000 đồng/HS. Không biết tiền xã hội hóa để dùng vào những việc gì", bà D. nói.
Cũng theo bà D., đầu năm học, nhà trường phát cho mỗi HS một đơn xin học thêm với học phí là 150.000 đồng/tháng/HS. Trong khi con bà không có nhu cầu học thêm. Bà D. than thở: "Chúng tôi không biết làm sao, nếu không cho con đi học thì sợ bị thầy cô giáo cho điểm thấp. Bên cạnh đó, mỗi HS phải đóng 150.000 đồng tiền quỹ hội nhưng phụ huynh không biết số tiền này chi vào những việc gì".
Chỉ khuyến khích và tự nguyện !
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Hiệu trưởng nhà trường, giải thích trường không hề bắt ép HS đi học thêm mà chỉ khuyến khích, kể cả không đăng ký vẫn được đi học thêm mà không phải nộp tiền. "Về các khoản thu, tôi đã chỉ đạo giáo viên xuất hóa đơn cho phụ huynh khi thu tiền. Nếu giáo viên nào làm chưa đúng quy định, tôi sẽ kiểm tra, chấn chỉnh lại", bà Oanh nói.
Bà Oanh phủ nhận việc nhà trường huy động vốn xã hội hóa và cho rằng các phụ huynh tự nguyện nộp tiền, rồi ủy quyền cho giáo viên thu. "Đó chỉ mới là dự tính nhưng có thực hiện hay không còn phụ thuộc vào mức độ tự nguyện của phụ huynh. Năm ngoái nhà trường cũng không có chủ trương huy động xã hội hóa hay tài trợ. Tuy nhiên do kinh phí nhà nước chưa đủ xây dựng nên phụ huynh đã tự nguyện đóng góp làm sân bê tông cho nhà trường. Còn về cổng trường thì do chưa có vốn nên chưa xây dựng được", bà Oanh giải thích.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Đăk Tô, cho biết phòng đã nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh về các khoản thu tại Trường THCS 24.4, đang tiến hành kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định. Theo ông Hùng, Trường THCS 24.4 vẫn chưa trình các văn bản kế hoạch về việc thu tiền xã hội hóa. Về các khoản thu đầu năm học 2019 - 2020, các trường đang họp phụ huynh xin ý kiến, sau đó sẽ có phương án thu chi cụ thể. Khi nào phòng phê duyệt, các trường mới được phép thu. Hiện phòng chưa phê duyệt bất cứ khoản thu nào từ Trường THCS 24.4, nếu trường đã thu tiền là sai quy định.
Những khoản thu ngoài học phí theo quy định
Theo văn bản thu và sử dụng học phí của Sở GD-ĐT TP.HCM, ngoài mức học phí theo quy định của UBND TP thì các trường học phải thỏa thuận thống nhất chủ trương với phụ huynh để có cơ sở lựa chọn và quyết định các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
Cụ thể, Sở GD-ĐT quy định các khoản thu theo thỏa thuận bao gồm: tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày (tính theo tháng), tổ chức phục vụ và quản lý bán trú (tính theo tháng), tiền vệ sinh bán trú (tính theo tháng), thiết bị vật dụng bán trú (tính theo năm), tiền tổ chức phục vụ ăn sáng, tiền chi trả hợp đồng nhân viên nuôi dưỡng (bậc mầm non).
Các khoản quy định theo hình thức thu hộ chi hộ là tiền ăn, tiền nước uống, bảo hiểm y tế, tiền điện máy lạnh.
Các trường chủ động xây dựng dự toán thu đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, thu đúng mục đích, thực hiện công khai kế hoạch thu chi, thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Căn cứ vào dự toán thu chi, ý kiến thống nhất về các khoản thu thỏa thuận của phụ huynh, UBND các quận, huyện sẽ ban hành văn bản hướng dẫn mức thu cụ thể cho các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn.
Sở GD-ĐT TP quy định, các trường phải cung cấp hóa đơn tất cả các khoản thu nói trên cho phụ huynh và không thực hiện thu gộp nhiều khoản thu trong cùng một thời điểm.
Bích Thanh
Theo thanhnien
Gần 4.000 học sinh tham gia đại hội thể thao chào mừng 30 năm thành lập trường Lương Thế Vinh Ngày 22-9 đã có gần 4.000 học sinh và phụ huynh trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã cùng tham gia và cổ vũ cho đại hội thể thao chào mừng 30 năm thành lập trường diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ. Theo lãnh đạo trường Lương Thế Vinh, đây là hoạt động...