Bạn đọc viết: Nỗi buồn của giáo viên dạy hợp đồng khi hè về
Hôm qua, dì tôi đến chơi và trút bầu tâm sự về nỗi buồn của mình. Dì bảo rằng nghe tin con sắp nghỉ hè mà buồn nẫu ruột. Rồi đây chúng lại phải đôn đáo kiếm việc làm thêm trong mấy tháng hè. Thương con, xót con mà chẳng biết làm gì để giúp con cả.
Ảnh minh họa
Dì tôi có hai em sinh đôi học khá giỏi. Chẳng hiểu sao chúng đều thích Sư phạm. Năm ấy, dì đã từng mừng vui vì con đậu đại học. Cả gia đình đều hân hoan vì các con học hành giỏi giang. Nghĩ tới tương lai của các con dì vô cùng hạnh phúc.
Hai em con nhà dì tôi rất chăm ngoan. Từ bé hai em đã chăm học. Hai em luôn mơ ước được trở thành cô giáo đứng trên bục giảng. Cả hai chị em đều yêu thích văn chương nên chọn cô giáo dạy Văn. Với lại, gia đình dì tôi cũng khó khăn nên chọn Sư phạm là phù hợp nhất.
Ngày tháng dần trôi. Cả hai em đều nỗ lực phấn đấu với tấm bằng khá khi ra trường. Tưởng rằng rồi đây các em sẽ xin được việc và đi làm cho dì đỡ khổ. Thế nhưng năm ấy Sở Giáo dục không tổ chức thi tuyển công chức. Cạy cục mãi dì mới nhờ người quen xin cho hai em dạy hợp đồng ở một trường cấp 2 cách nhà 10 cây số.
Thực ra lương giáo viên hợp đồng rất thấp. Các em được hưởng theo số tiết. Mỗi tiết thực dạy các em lãnh 40.000 đồng. Ngoài ra các em không được hưởng một chế độ gì, kể cả đóng bảo hiểm. Cứ ba tháng các em kí hợp đồng một lần cho đến hết năm. Như vậy, hàng tháng mỗi em chỉ lãnh chưa đến ba triệu đồng. Số tiền này trừ xăng xe, ăn uống thì cũng chẳng còn bao nhiêu. Tuy nhiên, thấy các em có việc, ai cũng mừng vui và hạnh phúc. Cả nhà cứ động viên các em cố gắng để chờ vào biên chế.
Năm vừa rồi nghe tin Sở tổ chức thi công chức. Các em hồ hởi vui mừng thông báo cho tôi. Cả hai em lên Sở mua hồ sơ với bao niềm vui và hy vọng. Thế nhưng khi nhìn kĩ thì chỉ tiêu tuyển sinh quá ít. Trong khi đó thì hồ sơ lại nộp quá nhiều. Đợt ấy, mặc dù rất cố gắng nhưng cả hai em vẫn trượt.
Lại một năm dạy hợp đồng nữa trôi qua, hai đứa em thì vẫn đang cố gắng và chờ đợi. Dì thì muốn hai đứa đi làm công nhân ở xí nghiệp gần nhà. Mức lương công nhân bây giờ cũng tương đối. Nếu chịu khó tăng ca thì vẫn sống tốt. Ngoài ra chưa kể thưởng tết và được đóng bảo hiểm nữa. Thế nhưng hai đứa thì cứ nấn ná, đắn đo. Chúng bảo học vất vả, cực khổ 4 năm mà đi làm công nhân thì buồn quá. Thôi thì cứ cố chờ đợi vậy.
Video đang HOT
Dẫu lương thấp nhưng có việc vẫn hơn. Giờ nghỉ hè thì hai đứa đều không có lương. Rồi đây chúng lại tất bật làm thêm đủ thứ việc để nuôi hy vọng. Nào là bán hàng trên mạng. Nào là làm gia sư tại nhà… Nhìn các con lận đận dì chỉ biết xót xa. Rồi đây không biết tương lai các con sẽ như thế nào. Năm tới liệu chúng còn được kí hợp đồng. Rồi chúng còn lập gia đình nữa chứ. Hiện tại, cả hai đứa đều đã có bạn trai. Thế nhưng chúng cứ chần chừ chưa dám nghĩ đến. Chúng rất sợ khi có con sẽ bị cắt hợp đồng. Khổ thế, yêu nghề mà chẳng được tuyển dụng.
Khi tôi gợi ý các em nên xin việc ở các trung tâm thì các em cho biết các trung tâm ở gần chỉ muốn kí hợp đồng với các thầy cô có bề dày thành tích. Họ bảo giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Họ cần các cô dạy ở những trường uy tín cơ.
Sau khi trút hết bầu tâm sự thì dì chào tôi và ra về. Nhìn dáng dì lầm lũi bước đi mà tôi thấy thương quá chừng. Thế nhưng tôi cũng chưa biết làm gì để giúp dì và các em. Tôi chỉ động viên dì và các em cùng cố gắng. Nhất định thần may mắn rồi sẽ mỉm cười với gia đình của dì.
Bản thân là một giáo viên, tôi cứ mãi suy nghĩ về bài toán bất cập nan giải trong ngành Giáo dục. Biết rằng giáo viên đã dôi dư nhưng sao các trường vẫn cứ đào tạo. Năm nào cũng vẫn tuyển sinh. Cuối cùng thì mới làm khổ rất nhiều người như thế này đây.
Loát Trần
Theo Dân trí
Gian nan sự học vùng cao Quảng Nam
Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng thầy cô và học sinh huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn hàng ngày dạy và học chữ.
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Ngái hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Ch'Ơm là một trong những xã vùng cao đặc biệt khó khăn ở huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, sát biên giới nước bạn Lào. Người dân nơi đây hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, thôn bản xa trung tâm xã nên từ lớp 4 học sinh phải xa nhà, trọ học. Các em còn nhỏ, chưa tự chăm sóc bản thân, vậy là giáo viên vừa giảng dạy trên bục giảng, vừa làm cha mẹ, anh chị của các em.
Giường ngủ cũng là góc học tập của các em ngoài giờ lên lớp.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ch'Ơm, huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nằm trên một quả đồi. Đường đến trường quanh năm nắng bụi, mưa lầy. Bữa ăn của các em chỉ vài con cá khô, rau dưa và bát canh loãng. Thầy giáo Nguyễn Đông Vũ, Hiệu trưởng nhà trường gắn bó nhiều năm ở vùng cao biên giới này cho biết, mỗi tháng một em được hỗ trợ 15kg gạo và 520 nghìn đồng tiền ăn. Chế độ này cấp trong 9 tháng dành cho xã đặc biệt khó khăn.
Thầy Vũ tâm sự, gia đình nghèo khó, các em cũng thiếu thốn, thiệt thòi đủ thứ, từ quần áo, chăn màn, sách vở nên nhà trường phải vận động các tổ chức từ thiện giúp đỡ: "Mùa đông, ở đây ban đêm có thể xuống 3 độ C, nên rất lạnh.
Về mùa mưa bão, tạt mưa, ướt hết quần áo, chăn màn của các em. Nhà trường đã xin nhiều áo ấm, chăn màn nhưng không đảm bảo. Đa số là thầy cô ở dưới đồng bằng lên cũng khó khăn nhưng cũng đem hết tâm, nhiệt huyết tuổi trẻ của mình chăm lo cho các em".
Các thôn bản đều ở xa trung tâm xã Ch'Ơm, học sinh lớp 3 trở xuống được học tại điểm trường ở thôn bản nhưng cũng phải học ghép. Còn học sinh lớp 4 trở lên phải xa gia đình học bán trú tại trường.
Ngôi trường cũ lợp tôn, vách ván được tận dụng để làm chỗ ở cho học sinh, lâu ngày đã xuống cấp. Do thiếu chỗ ở nên 35 đến 40 em phải sống chen chúc trong một căn phòng chật chội chừng 40 m2, 2 đến 3 em phải nằm chung giường.
Giờ ăn trưa của học sinh bán trú vùng cao xã Ch'Ơm.
Em A Lăng Kha, học lớp 5 cho biết, nhà em ở tận bản A Tu, cách trường chừng 3 giờ đồng hồ đi bộ nên phải ở bán trú, cuối tuần mới về thăm nhà. Nhớ ngày đầu ở lại trường, Kha khóc suốt đêm không ngủ được. A Lăng Kha bảo, thương nhất là các bạn nữ: "Lúc trước, tụi em còn lớp 4, mấy bạn nữ cứ kêu chúng em phải vào phòng để nhìn mấy bạn, mấy bạn sợ ma. Mấy bạn nữ thường nhớ bố mẹ thì khóc, đặc biệt khi học đến Thứ Bảy ở lại luôn thì các bạn không về gặp bố mẹ các bạn khóc".
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiếu thốn, đi lại khó khăn, điện chiếu sáng phập phù, thức ăn đắt đỏ nhưng các thầy, cô giáo xã vùng cao Ch'Ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn hết lòng vì học sinh. Lo lắng của nhà trường là khâu quản lý học sinh nội trú.
Thầy Nguyễn Đông Vũ kể, từ sau vụ học sinh lớp 6 đi vào rừng chơi vô tình bị rắn cắn tử vong năm 2015, nhà trường tăng cường công tác quản lý học sinh. Ngoài giờ đứng trên bục giảng, các thầy, cô còn là cha mẹ, là anh chị các em học sinh. Đêm đêm, các thầy, cô đến từng phòng nhắc các em học bài. Sáng sớm, dù trời mưa rét, các thầy, cô cũng thức dậy nhắc học sinh vệ sinh cá nhân, tập thể dục, ăn sáng rồi đến lớp.
Cô giáo Nguyễn Thị Ngái ở thành phố Đà Nẵng tình nguyên lên vùng cao dạy học và cảm thấy gắn bó hơn với mảnh đất này. Ngày đầu lên đây, nhìn các em mới 9, 10 tuổi đã phải xa cha mẹ trọ học, cô ứa nước mắt. Nhớ những ngày lễ hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, các em ngắt hoa rừng hoặc tự tay làm hoa giấy tặng thầy cô, ai nấy cũng rưng rưng. Cô Ngái cho biết, điều kiện học khó khăn nhưng chuyện học sinh bỏ học giữa chừng hay trốn học về nhà thăm ba mẹ rất hiếm.
"Hầu như ở đây mưa quanh năm, đi lại khó khăn, đi bộ bằng đường đất. Trời mưa là đi không được, phải 4 đến 5 anh em khiêng một chiếc xe, các cô đi bộ theo. Điều kiện quá khó khăn, thiếu sách, thiếu vở, đồ dùng học tập không có nhưng các em rất ngoan, vâng lời thầy cô. Ban đầu xa nhà cũng nhớ nhưng thời gian rồi cũng quen, cũng thương nên giờ cũng muốn gắn bó", cô Ngái nói.
Ông Hồ Đắc Vinh, Chủ tịch UBND xã Ch'Ơm, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, do thiếu cơ sở vật chất nên cơ sở trường tiểu học và trung học cơ sở phải dùng chung. Tại các thôn bản có các điểm trường dành cho học sinh từ lớp 3 trở xuống. Nhiều nơi, mỗi lớp chỉ có vài học sinh nên phải ghép 2 khối vào một lớp học. Giáo viên cùng một lúc dạy 2 khối học.
Ông Hồ Đắc Vinh cho biết: "Cơ sở vật chất rất thiếu thốn, điện lưới quốc gia chưa đến được xã, ảnh hưởng đến học tập sinh hoạt của các em học sinh. Đề nghị các cấp, các ngành đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là khu nội trú của học sinh"
Theo VOV
Nữ giáo viên trẻ khép lại giấc mơ giảng dạy vì UBND hủy thông báo trúng tuyển Được đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh là niềm hạnh phúc của mỗi thầy cô giáo. Thế nhưng, chỉ vì UBND thành phố Rạch Giá hủy thông báo trúng tuyển mà hạnh phúc giản đơn ấy đã khép lại đối với cô giáo Nguyễn Thị Minh Thư, giáo viên trường THCS Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá, tỉnh...