Bạn đọc viết: Niềm vui của cô giáo mầm non
Đến hẹn lại lên, vào năm học mới là giai đoạn các cô giáo mầm non chúng tôi cực kỳ vất vả, những khó khăn trong công việc luôn đòi hỏi một tấm lòng yêu trẻ cao độ, một tư duy chuyên nghiệp để lắng nghe và chia sẻ, hòa nhập theo từng niềm vui và nỗi buồn của các bé. Đôi khi tôi tưởng như sắp ngã quỵ vì mệt mỏi…
Có rất nhiều bé dễ thương, cũng có nhiều bé cá tính rất đặc biệt. Như bé An, thì chưa đi vững dù đã được tròn 5 tuổi, mỗi bước đi tôi phải dắt, dắt vào bàn ăn, dắt đi vệ sinh, và lắng tai nghe bé nói, áp trái tim mình vào suy nghĩ còn thơ dại để xem bé nghĩ gì, mà còn có biện pháp xử lý phù hợp cho các hoạt động của bé trong ngày. Đôi khi nửa chừng công việc bỗng trở nên rối tung lên, khi đột xuất có những bé trái tính, ví như bé Ân, bé Nam, bé Bảo chỉ thích thể hiện theo ý riêng, bé thì chạy nhảy liên tục trong lớp, bé thì hết trèo cửa sổ, chui xuống gầm bàn, rồi ngồi xa một góc không hòa đồng với bạn bè. Có bé thì luôn trong trạng thái bạo lực, kiểu gì cũng vài phút là xảy ra việc đánh bạn, cắn bạn, cào cấu bạn. Suốt một ngày dài từ 6h30 đến khi trả hết trẻ, là tôi luôn tập trung tất cả các giác quan của mình để hoàn thành nhiệm vụ của một cô nuôi dạy trẻ.
(Ảnh minh họa)
Những ngày đầu, với những bé vô cùng đặc biệt ấy, có lúc tôi cảm thấy mình bất lực, tôi dùng đủ tất cả các phương pháp giáo dục, để giao tiếp với từng bé, nhằm đưa các bé vào nề nếp, với ước mong cho phụ huynh an tâm. Vì trong số những người cha người mẹ ấy, cũng biết rất rõ tâm sinh lí của con mình, nên mỗi khi đưa con đến trường, tâm trạng luôn âu lo, suy tư đủ điều. Bố mẹ trao bàn tay nhỏ nhắn, xinh xinh cho cô giáo, rồi bảo: “Chào cô đi con”, còn đôi mắt tròn đen ấy, ngơ ngác, lạ xa, kèm theo hai hàng nước mắt rơi rơi, có khi vùng vẫy không chịu đi học.
Và khi vào lớp rồi, còn chưa biết cầm cây bút chì màu, giữ cuốn vở cho ngay ngắn, để nhận biết được vài màu sắc. Giọng nói phát âm ngọng nghịu là cơ hội cho các bạn cùng trang lứa cười khúc khích. Lúc đó, trong tôi dâng lên niềm xúc cảm, tôi phải dành cho những đứa học trò như thế này sự quan tâm đặt biệt nhất. Tôi bắt đầu dạy từng bước một, từ việc chào hỏi, cảm ơn xin lỗi. Tôi luôn là người, chào hỏi làm quen bé, khoanh tay cúi đầu cảm ơn khi bé giúp đỡ công việc trực nhật, và khi tôi vô ý làm bé buồn, tôi sẵn sàng xin lỗi.
Có lúc, tôi mệt mỏi, chán nản, không chịu nổi với sự ương ngạnh, không hợp tác của các bé, mà thật sự khi gặp khó khăn, cho rằng sẽ không vượt qua nổi áp lực, và thấy mình bất tài vô dụng. Khi tôi giả bộ giận, giả vờ như việc các bé không vâng lời cô giáo trong giờ học, làm tôi khóc, thì hình như các bé rất xúc động, ngồi thật ngoan trong im lặng, bé Ân chạy lên chỗ tôi đang ngồi rồi ôm lấy tôi mà nói:
- Mẹ ơi, mẹ buồn à! Sao mẹ khóc, con hôn mẹ nha!
Bé Ân, hôn vào má của tôi, và hít thật sâu, như tôi chính là mẹ ruột của bé, như một người mẹ thật sự của bé như lúc ở nhà, rồi cả những ngày sau, những lúc thấy cô giáo của mình mệt mỏi, bé Ân luôn thể hiện sự quan tâm của mình, bằng những câu hỏi như:
- Mẹ ơi, mẹ bệnh à? Mua thuốc uống nha!
- Mẹ ơi! Thương mẹ!
- Mẹ ơi! Cưng mẹ!…
Tôi không thể ngờ được, làm sao bé lại biết dùng từ thân quen, tình cảm đến thế, chợt nhớ câu hát:”Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương…”. Tôi đang may mắn được trải nghiệm cảm xúc quý giá này. Niềm vui trong veo như giọt sương buổi sớm đang hiện diện trên khóe mắt tôi. Chính là lúc này đây tôi đã tìm được niềm vui, ý nghĩa của công việc mình đang làm.
Một cậu bé, cứ tưởng như với tính cách cá biệt của con, chắc sẽ khiến tôi mệt mỏi với việc dạy học, rồi bỏ dở công việc giữa chừng. Nhưng khi càng gắn bó, càng yêu thương các bé hết lòng, dạy dỗ thật tâm, bằng cả tâm hồn, kiến thức, luôn tìm hiểu chuyên sâu từng hoàn cảnh tâm lý của các bé, tôi đã có có cách giao tiếp, trò chuyện với từng bé, dần dần đưa các bé vào sự thân yêu của ngôi nhà nhỏ ở trường. Và rồi, mỗi buổi sáng, khi đón các bé vào lớp, từng nụ cười hớn hở, phấn khởi nở trên môi, chào tạm biệt ba mẹ, chào cô để vào lớp. Lúc đó, ngày mới của tôi vui lắm, tràn đầy năng lượng.
(Ảnh minh họa)
Suốt chiều dài hoạt động của một ngày học, vận động hết tất cả các kỹ năng giải thích cho trẻ hiểu, xử lý giải quyết các tình huống của các bé với nhau, rồi chăm sóc giờ ăn, giấc ngủ, những giọt mồ hôi của tôi và cô bạn đồng nghiệp lăn tăn trên trán, giọng nói khàn dần đi, không còn thánh thót, trong veo nữa. Chúng tôi đi vào giờ nghỉ trưa với tiếng thở đều của các bé. Khi trời mưa, canh cho phòng đủ ấm, khi trời nóng thì phòng đủ mát. Tiếng ho, tiếng giật mình của các bé là dấu hiệu cho chúng tôi lại gần bên các bé. Có lẽ, sự đền bù xứng đáng cho sự nhiệt tình của một ngày làm việc hăng say, là nụ cười vẫy tay chào tạm biệt cô giáo ra về, niềm tin của ba mẹ các bé thể hiện bằng sự vui vẻ thân thiện, xem cô giáo của con, như người nhà, như một gia đình, để rồi mỗi giờ đón con, kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện của các bé ở nhà.
Chiều nay, trời chuyển mưa to, ba mẹ các bé đến rất sớm dưới cổng trường, đợi mở cổng để vào ngay đón cháu. Mẹ của bé Ân đến đón sớm nhất, thì bé giận dỗi nói:
- Sao mẹ đón con sớm vậy! Con chưa muốn về.
Mẹ bé Ân dịu giọng nói, chỉ trên bầu trời mây chuyển tối đen:
- Nếu không về thì mưa sẽ ướt, mai mẹ sẽ đưa đi học sớm, sẽ gặp lại cô.
Lúc đó, bé mới chịu chào cô ra về. Người làm nghề giáo hạnh phúc phải chăng là đây? Chợt nhớ lại, có vài bé phải chuyển lớp vì số lượng trẻ của lớp vượt quá quy định, nhưng không bé nào chịu đi, chỉ muốn ở lại với cô giáo mình, dù có rất nhiều lần tôi rất nghiêm khắc và không khoan nhượng với các bé. Tôi không là giáo viên giỏi, tôi cũng không có nhiều thành tích, mà sao tôi cảm thấy mình lâng lâng niềm vui, cảm giác rất lạc quan, yêu nghề, khi nhìn thấy mỗi ngày các bé học trò của lớp tôi đi học với tâm trạng tươi vui, tự giác, lớp học luôn đầy đủ các thành viên.
Hồ Xuân Đà
(Giáo viên mầm non ở TPHCM)
Theo Dân trí
Cậu bé 3 tuổi nói tiếng Anh như người bản xứ
Trăn trở về tương lai tươi sáng của con, đây là cách bà mẹ trong câu chuyện dưới đây chuẩn bị hành trang cho bé, đặc biệt là vốn ngôn ngữ phong phú.
Con của mẹ không cần phải là "con nhà người ta"
Dù chỉ mới hơn 3 tuổi, bé Trần Gia Huy, tên ở nhà thường gọi là J đã có thể giao tiếp, đọc truyện tranh hay xem những bộ phim ngắn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Cậu bé khá thoải mái trong việc thể hiện bản thân, J nói chuyện với mẹ bằng tiếng Anh theo một cách bản năng. Ví dụ, khi muốn mở chương trình tiếng Anh yêu thích, bé hỏi mẹ rất tự nhiên "Mommy, I want to play Kizzu, can you let me play this?" (mẹ ơi con muốn chơi Kizzu, con có thể chơi không mẹ?). J cũng có thể nhớ vị trí tất cả các nước trên thế giới, chỉ ra nước nào thuộc châu lục nào, phát âm tên nước bằng tiếng Anh và tiếng Việt cực chuẩn.
Bé J tự tin sử dụng tiếng Anh mỗi ngày
Việc J có vốn từ vựng tiếng Anh "đáng nể" ở độ tuổi đó với phát âm như người bản xứ và vẫn có thể giao tiếp tiếng Việt rõ ràng như vậy là kết quả của quá trình giáo dục khoa học, được "tiếp lửa" từ tình yêu cho con của hai vợ chồng chị Phùng Thị Lý - hiện đều đang là bác sĩ tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Ngay từ khi mang thai J, chị đã tìm hiểu về giáo dục sớm cũng như tìm ra cách tiếp cận phù hợp cho bé, giúp J có một nền tảng ngôn ngữ tốt từ khi bé còn nhỏ.
Gia đình hạnh phúc của bé J.
Chị Lý chia sẻ: "Mình thấy rất nhiều bố mẹ thể hiện sự ngưỡng mộ với những gia đình có các em bé 3-4 tuổi sử dụng được hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo như mình tìm hiểu, mọi bạn nhỏ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi đều là thiên tài về ngôn ngữ; điều quan trọng là bố mẹ phải áp dụng các phương pháp giáo dục sớm phù hợp và đúng thời điểm."
Cuộc hành trình của cả gia đình
Với một công việc đặc thù và có áp lực cao như bác sĩ, việc dành thời gian chơi cùng bé là không hề đơn giản với chị Lý; chưa kể đến việcbố của J phải thường xuyên công tác xa nhà, bởi vậy chị đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc dạy và học cùng con.
Mẹ J cho biết: "Để J có thể nói được hai thứ tiếng lưu loát như hiện nay, mình đã cùng con trải qua một lộ trình học kiên nhẫn và bền bỉ. Ban đầu, mình cho bé làm quen với hình ảnh, màu sắc, từ vựng ngay từ khi J 3 tháng tuổi thông qua phương pháp tráo thẻ Glenn Doman. Đến khoảng 5 tháng là bé đã bắt đầu nhận biết, chọn đúng được các thẻ được đưa ra khiến mình rất bất ngờ. Khi J 1 tuổi, bé đã có khả năng đọc, phát âm hết các bộ thẻ chữ. Tới khi 20 tháng, J đã đọc được tên cuốn sách mà bé yêu thích.
Chị Lý áp dụng giáo dục sớm cho bé J từ khi bé mới 3 tháng.
Qua quá trình dạy con kiên nhẫn với những thành quả ban đầu, mình nhận thấy để bé có thể phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tối đa, bé cần có môi trường chơi và học phù hợp. Hàng ngày, mình dành ra một khoảng thời gian nhất định để nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Anh cùng J. Từ nào J không hiểu mình sẽ cố gắng giải thích từ đó bằng ngôn ngữ cơ thể hoặc hình ảnh để bé có thể liên tưởng và tự hiểu. Ngoài ra, mình cũng đọc truyện, thơ tiếng Anh và cho bé nghe nhạc tiếng Anh để J có thể "tắm" trong môi trường tiếng Anh thường xuyên."
Nỗ lực dạy con của chị Lý cuối cùng cũng đã được đền đáp, bé J dần dần có phản xạ với tiếng Anh một cách rõ ràng hơn khi bước vào tuổi lên 2. "Trong các chuyến đi chơi cùng với gia đình, bé bắt đầu giao tiếp với mình bằng tiếng Anh rất tự nhiên. Thậm chí, khi gặp người ngoại quốc trên đường, bé cũng không ngại ngần nói chuyện với họ, làm mình vừa ngạc nhiên lại vừa xúc động."
Ngoài việc học cùng con mỗi ngày, vợ chồng chị Lý thường xuyên cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để bé có thêm vốn sống phong phú.
Cha mẹ luôn là người thầy tốt nhất của con
Đến thời điểm hiện tại khi J đã có một vốn từ khá ổn và yêu thích việc học tiếng Anh, chị Lý bắt đầu cho bé học "nâng cao" qua các phần mềm, ứng dụng học tiếng Anh có chọn lọc.
"Bên cạnh việc giao tiếp thường xuyên bằng tiếng Anh hoặc đưa J ra ngoài chơi để gặp các du khách nước ngoài, mình cũng cùng J học tiếng Anh mỗi ngày qua các phần mềm dạy tiếng Anh được thiết kế theo phương pháp giáo dục sớm. Các chương trình này được phát triển đặc biệt để cha mẹ có thể cùng bé học tiếng Anh dễ dàng với các hệ thống nội dungsinh động và bài bản với nhiều hình ảnh, âm thanh thú vị, giúp các bé như J học và tiếp thu tốt hơn. Mình thấy rằng những chương trình học tiếng Anh như này khá hữu ích và hỗ trợ cho các bố mẹ rất nhiều trong quá trình dạy con."
Bé J học cùng phần mềm học tiếng Anh Kizzu.
Cuộc sống hiện đại đặt ra cho các bậc phụ huynh nhiều áp lực, tuy nhiên thời nào thì bố mẹ cũng luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất bằng tình yêu thương con vô bờ bến. Mọi ông bố bà mẹ đều có thể trở nên vĩ đại trong mắt các con, giúp con phát triển vượt bậc từ những năm tháng đầu đời; quan trọng là bố mẹ phải luôn kiên nhẫn và đồng hành cùng con trong từng hành trình phát triển.
Minh Thư
Theo Dân trí
Trẻ mắc bệnh "chứng khó đọc" và chia sẻ thú vị của chuyên gia ngôn ngữ Nghe có vẻ đơn giản và kỳ lạ, nhưng theo nghiên cứu, có đến 3-7% dân số thế giới mắc phải hội chứng khó đọc (Dyslexia) và khoảng 20% bị có những triệu chứng này. Hạnh phúc là thứ quan trọng nhất trên đời này. Nhiều người nghĩ tiền bạc, thành công sẽ mang lại hạnh phúc. Tôi thì lại nghĩ khi bạn...