Bạn đọc viết: Người lớn càng kỳ vọng, áp lực học tập của con trẻ càng lớn

Theo dõi VGT trên

Gần đây, cô bạn tôi thường phàn nàn về việc học tập của con. Từ ngày cậu con trai lên lớp 6, tối nào chị cũng phải kèm con học bài. Năm học mới chưa bao lâu nhưng đã thấy rõ áp lực học tập của con quá lớn, nếu so sánh với thời gian học tiểu học thì khác nhau “một trời một vực”.

Bạn đọc viết: Người lớn càng kỳ vọng, áp lực học tập của con trẻ càng lớn - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo đó, khi con còn học tiểu học thì buổi tối con chỉ phải ôn bài một lúc là được nghỉ ngơi, vui chơi. Nhưng từ khi con chuyển cấp, toàn bộ thời gian buổi tối phải dành cho việc học bài, làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài cho buổi học ngày hôm sau.

Cô bạn tôi chia sẻ rằng, nếu để con tự học bài thì không yên tâm bởi con vừa lên lớp 6, môi trường học thay đổi, khối lượng kiến thức nhiều, con chưa kịp thích nghi, nếu mẹ không nhắc có khi còn quên làm bài tập về nhà hoặc chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. Có những môn học cô giáo không giao bài tập về nhà như Lịch sử, Địa lý, Sinh học… nhưng mình vẫn phải nhắc con làm bài trong Sách bài tập để con ghi nhớ những kiến thức đã được học trên lớp.

Khi con học tiểu học, mỗi học kỳ chỉ có một bài kiểm tra nhưng nay các bài kiểm tra của mỗi môn học cứ nối tiếp nhau, hết kiểm tra 15 phút lại đến kiểm tra 45 phút… Nếu con không học bài để nắm chắc kiến thức thì sẽ không làm được bài. Ở tiểu học các con chủ yếu được đánh giá bằng nhận xét nhưng nay tất cả đều thể hiện qua điểm số.

Điểm số chính là một áp lực đối với con. Khi con học tiểu học, những bài kiểm tra cuối học kỳ thường có điểm rất cao, con gần như không biết đến điểm 5, 6. Nhưng nay thì không còn chuyện đó, con có thể bị điểm kém nếu không làm được bài. Việc phải “đối mặt” với điểm số kiểm tra liên tục khiến con cảm thấy sợ bởi nếu điểm cao thì “cả nhà cùng vui”, nếu không may bị điểm kém thì con sẽ không thích học môn đó nữa.

Cuối cùng, cô bạn tôi kết luận môi trường học bậc THCS thay đổi quá nhiều so với cấp Tiểu học đã khiến con cảm thấy “hoang mang” và áp lực học tập vì thế nặng nề hơn. Thậm chí ngay cả bố mẹ cũng cảm thấy áp lực vì sợ con sẽ không theo kịp chương trình, không đạt được kết quả học tập như mong đợi.

Video đang HOT

Những chia sẻ trên rất giống với tình trạng mà con tôi đang trải qua. Nhiều lúc nghe con ước được quay lại học ở trường tiểu học để học ít hơn, không phải kiểm tra liên mien khiến tôi cũng cảm thấy lo lắng.

Thực tế cho thấy hai cấp học Tiểu học và THCS có sự khác biệt quá lớn. Khi học Tiểu học, các con được giảm tải áp lực nên việc học khá nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng khi vào lớp 6 mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Số lượng môn học tăng, thời lượng học tập tăng, lượng kiến thức nhiều hơn trong khi con vẫn quen với cách học cũ. Có tuần gần như ngày nào con cũng có tiết kiểm tra, chưa nói đến mức độ khó hay dễ, chỉ riêng tần suất dày đặc như thế thấy căng thẳng. Con bảo: “Các bạn trong lớp đều ước không phải làm bài kiểm tra mẹ ạ, kiểm tra gì mà nhiều thế!”.

Bản thân tôi cũng muốn con phải đạt kết quả cao, học tốt tất cả các môn nên tối nào cũng kèm con sát sao, hết làm bài tập toán, soạn văn rồi lại làm bài tập các môn khác. Thời gian học buổi tối của con có khi kéo dài từ 8 giờ tối đến 10, 11 giờ. Có lẽ điều này cũng góp phần khiến con thấy áp lực, nhưng nếu không làm như vậy liệu con có học tốt được không. Dù lớp 6 là đầu cấp nhưng ngoảnh đi ngoảnh lại là sẽ đến kỳ thi lớp 10 vốn rất căng thẳng, nếu con không chắc kiến thức, cơ hội thi đỗ vào những trường công lập cũng khó chứ đừng mơ đến trường chất lượng cao.

Qua việc giao lưu trao đổi với các phụ huynh trong lớp của con, tôi còn thấy nhiều mẹ đã tính đến chuyện cho con đi học thêm để con nhanh tiến bộ và chuẩn bị cho thi vào lớp 10. Nhiều chị em cũng tỏ ra lo lắng vì điểm kiểm tra của con thấp, có môn chỉ được 5 -6 điểm trong khi hồi lớp 5 còn toàn được 9 – 10. Theo ý kiến của nhiều mẹ thì lớp 6, lớp 7 là nền tảng nên con phải học thật tốt thì mới an tâm ở những lớp cao hơn, nhất là mục tiêu vượt qua kỳ thi vào lớp 10. Điểm số không quan trọng khi trẻ học Tiểu học thôi chứ từ lớp 6 trở đi lại khác. Học lực của con đều được đánh giá bằng điểm số nên việc “học để thi” hay học thêm là đương nhiên… Áp lực đôi khi đến từ chính sự lo toan cho tương lai của con như thế.

Vẫn biết càng học lên cao thì càng áp lực nên bản thân các con phải cố gắng thích nghi để đạt kết quả học tập tốt. Nhưng để học sinh đầu cấp không bị hoang mang, lo lắng ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần học tập, thiết nghĩ các nhà trường và giáo viên lớp 6 cần dành cho học sinh sự quan tâm nhiều hơn, giúp các con thích nghi và hòa nhập với môi trường học tập mới. Việc trang bị kỹ năng, phương pháp học tập khi lên lớp 6 và bậc THCS nói chung nên được thực hiện cho học sinh từ cuối cấp Tiểu học để các con có thời gian làm quen và tự tin, chủ động trong học tập ở môi trường mới. Các bố các mẹ cũng cần phải thay đổi, không nên kỳ vọng quá nhiều vào con rồi bắt chúng phải cố gắng “quá sức” để chạy theo…

Đỗ Quyên

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: Mong học sinh lớp 6 được giảm áp lực từ bài kiểm tra

Đối với học sinh mới vào lớp 6, tôi rất mong ngành Giáo dục và các thầy cô giáo quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng tình yêu việc học và ý thức học tập cho con trẻ. Và giảm áp lực từ bài kiểm tra cũng là một mấu chốt quan trọng để trẻ tìm thấy niềm hứng khởi mỗi ngày đến trường!

Hai bài viết "Đừng để trẻ đuối sức khi vào lớp 6" và "Quan tâm từ việc nhỏ giúp con tự tin vào lớp 6" trên báo Dân trí giúp tôi có thêm nhiều thông tin bổ ích để đồng hành cùng con trẻ trong chặng đường đầu tiên đầy khó khăn của lớp đầu cấp.

Những dòng tâm sự của cô giáo Nguyễn Thùy và góp ý chân thành của người mẹ Đỗ Quyên đã giúp chúng tôi thấu hiểu nhiều hơn áp lực của con trẻ khi bước chân vào ngưỡng cửa lớp 6. Giống như phụ huynh Đỗ Quyên đã chia sẻ: "Để con thích nghi được thì bố mẹ phải thực sự quan tâm, chia sẻ, đồng hành sâu sát cùng con trong những tháng đầu tiên".

Có bố mẹ đồng hành cùng con từ việc soạn sách vở theo thời khóa biểu, nhắc nhở ôn bài, hướng dẫn soạn bài, dò hỏi tâm trạng, động viên con vượt qua bài kiểm tra,... sẽ là niềm may mắn và hạnh phúc mà con chúng ta có được!

Bên cạnh những chia sẻ ấy trên báo Dân trí, tôi muốn góp thêm một tiếng nói mong giảm áp lực cho con trẻ từ những bài kiểm tra liên miên ở lớp 6.

Từ cách thức kiểm tra để động viên bằng nhận xét ở tiểu học, các con đột ngột chuyển sang hình thức kiểm tra thật lấy điểm số nghiêm túc, thi cử thật và đánh giá kết quả một cách khắt khe qua điểm số. Điều này không tránh khỏi tình huống làm con trẻ bị sốc và cảm thấy áp lực.

Từ áp lực kiểm tra và thi cử, các con rất dễ rơi vào tình huống lười học, biếng học và cảm thấy việc học là một gánh nặng cực kỳ lớn mà bản thân các con khó lòng vượt qua.

Bạn đọc viết: Mong học sinh lớp 6 được giảm áp lực từ bài kiểm tra - Hình 1

Học sinh lớp 6. (Ảnh minh họa: Trung Thi)

Không tìm thấy niềm vui trong học tập, làm thế nào để trẻ thấy rằng "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"? Không tìm thấy niềm vui trong học tập, việc học hóa nặng nề, miễn cưỡng và kết quả chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều!

Vậy nên, tôi tha thiết mong mỏi con trẻ sẽ giảm được áp lực từ các bài kiểm tra liên miên, nối dài mỗi ngày từ môn học này sang môn học khác. Điều này e là khó thành hiện thực, bởi các cháu ở quê tôi mới vào học được khoảng ba tuần, sang tuần thứ 4 và 5, các bài kiểm tra Ngữ Văn, Toán và một số môn khác đã đến.

Các cháu chưa kịp làm quen với chương trình học mới toanh, chưa kịp nhớ hết tên các môn học và nhớ mặt thầy cô đứng lớp mỗi môn, chưa kịp bắt nhịp với môi trường học đường có nhiều thay đổi thì đã phải đối diện với các bài kiểm tra viết.

Tuần học thứ 4 vừa mới bắt đầu, cô giáo Ngữ Văn đã thông báo tuần sau các cháu có bài kiểm tra viết hệ số 2 trong 90 phút. Các môn khác cũng rục rịch kiểm tra 15 phút, một tiết theo phân phối chương trình. Dẫu biết chương trình đã quy định số bài kiểm tra, thời lượng, thời gian thực hiện nhưng phải chăng đã quá vội vàng, cập rập ép các cháu vào khuôn khổ?

Thêm vào đó, số lượng bài kiểm tra khá nhiều đã tạo sức ép không hề nhỏ cho học sinh. Chẳng hạn môn Ngữ Văn lớp 6 có đến 5 bài kiểm tra 1 tiết và 2 tiết hệ số 2, 3 bài kiểm tra 15 phút, 3 cột điểm kiểm tra miệng và một bài thi cuối kỳ. Môn Toán có giảm bớt hai bài kiểm tra một tiết so với Ngữ Văn nhưng cũng khá nhiều. Các cháu chạy đua theo các bài kiểm tra này mệt đến bở hơi tai.

Đó là chưa kể các cháu không chỉ làm bài kiểm tra 1 hoặc 2 môn mà đến hơn chục môn. Thời gian trước, các cháu tôi đã từng chia sẻ "Hôm nay quá xui!", hỏi ra mới biết lý do là do thời khóa biểu trùng hợp trong một buổi phải kiểm tra đến 3 môn. Môn nào kiến thức cũng nặng, bài cần ôn nhiều khiến bọn trẻ "khiếp"!

Thế là các cháu lại phải xin giáo viên bộ môn cho dời buổi kiểm tra sang ngày khác ít bài hơn. Cô giáo dễ tính và đồng cảm sẽ đồng ý vì học sinh và vì chất lượng. Nhưng gặp cô giáo hơi khó tính tí xíu là y như rằng cứ vậy mà ôn bài, cứ thế mà kiểm tra.

Bởi vậy, đối với học sinh mới vào lớp 6, tôi rất mong ngành Giáo dục và các thầy cô giáo quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng tình yêu việc học và ý thức học tập cho con trẻ. Và giảm áp lực từ bài kiểm tra cũng là một mấu chốt quan trọng để trẻ tìm thấy niềm hứng khởi mỗi ngày đến trường!

Thùy Mai

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"Vợ Quý Bình vừa lau bàn thờ cho chồng vừa nghẹn ngào tâm sự: "Em vẫn như xưa, cắm hoa xấu hoắc"
13:36:26 29/03/2025
Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000Động đất mạnh ngang 334 bom nguyên tử ở Myanmar, số người chết vượt 1.000
15:03:13 29/03/2025
Cuộc sống làm bố bỉm sữa của nghệ sỹ Quang Minh ở tuổi 66Cuộc sống làm bố bỉm sữa của nghệ sỹ Quang Minh ở tuổi 66
14:46:59 29/03/2025
Dàn sao Vbiz phản ứng căng vụ ViruSs, 1 người đẹp nói 2 chữ khiến dân mạng dậy sóngDàn sao Vbiz phản ứng căng vụ ViruSs, 1 người đẹp nói 2 chữ khiến dân mạng dậy sóng
13:13:43 29/03/2025
Pháo nhận được gì khi đúng sinh nhật lại lên livestream 1,5 triệu người xem "check var" ViruSs?Pháo nhận được gì khi đúng sinh nhật lại lên livestream 1,5 triệu người xem "check var" ViruSs?
13:09:30 29/03/2025
Nóng: Vương Nhất Bác gặp tai nạn giao thông, xe mất lái lao ra khỏi đườngNóng: Vương Nhất Bác gặp tai nạn giao thông, xe mất lái lao ra khỏi đường
12:28:57 29/03/2025
Nhạc sỹ Lư Nhất Vũ, tác giả 'Bài ca Đất phương Nam' qua đờiNhạc sỹ Lư Nhất Vũ, tác giả 'Bài ca Đất phương Nam' qua đời
14:44:45 29/03/2025
"Gã trai hư si tình của Cbiz" kiếm hơn 5.200 tỷ nhờ bán xúc xích"Gã trai hư si tình của Cbiz" kiếm hơn 5.200 tỷ nhờ bán xúc xích
16:07:30 29/03/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trương Học Hữu: "Ca thần" bán album triệu bản, U70 miệt mài chạy show trả nợ?

Trương Học Hữu: "Ca thần" bán album triệu bản, U70 miệt mài chạy show trả nợ?

Sao châu á

17:55:18 29/03/2025
Ngoài Quách Phú Thành, Lưu Đức Hoa, Thiên Minh thì Tứ đại Thiên vương Hồng Kông còn có một gương mặt nữa là Trương Học Hữu. Dù đã ngoài 60, anh vẫn nhiệt huyết với nghề.
Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!

Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!

Nhạc việt

17:44:16 29/03/2025
Tác giả ca khúc là Pháo chưa từng giải nghĩa về chi tiết này, do đó rất khó để khẳng định thông điệp cô muốn truyền tải là gì.
3 con giáp may mắn nhất tháng 3 âm: Cát tinh hỗ trợ, giàu có sung túc, cuộc sống viên mãn

3 con giáp may mắn nhất tháng 3 âm: Cát tinh hỗ trợ, giàu có sung túc, cuộc sống viên mãn

Trắc nghiệm

17:41:51 29/03/2025
Hãy xem bạn có nằm trong số những con giáp dưới đây không nhé.Tóm tắt đường đua tài lộc tháng 4: 3 con giáp công thành danh toại , tiền bạc đổ về ầm ầm, tiêu rủng rỉnh không
Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết

Nữ nghệ sĩ mất 4 người thân trong 2 tháng, nén nỗi đau gánh cả gia tộc trên vai, làm những việc không ai biết

Sao việt

17:40:41 29/03/2025
Dù phải gánh cả một gia tộc biết bao con người trên vai nhưng Bình Tinh lại có tấm lòng rất tốt và thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ mọi người.
Quang Hải chỉ bằng 3 chữ đã đập tan tin đồn ly hôn với Chu Thanh Huyền, netizen khen: Bản lĩnh hơn khi ghi bàn!

Quang Hải chỉ bằng 3 chữ đã đập tan tin đồn ly hôn với Chu Thanh Huyền, netizen khen: Bản lĩnh hơn khi ghi bàn!

Sao thể thao

17:15:01 29/03/2025
Dòng trạng thái của Quang Hải cũng đã đập tan tin đồn ly hôn lan truyền trên mạng xã hội gần đây. Trước đó, Chu Thanh Huyền dính loạt drama về việc quảng cáo sữa không phù hợp độ tuổi
Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng

Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng

Ẩm thực

17:12:55 29/03/2025
Nấu món cháo này không quá phức tạp, nhưng để có được hương vị đậm đà và kết cấu sánh mịn, bạn cần chú ý từ khâu chọn nguyên liệu đến cách chế biến.
Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn

Tin nổi bật

17:10:27 29/03/2025
Một hố sụt lún lớn xuất hiện giữa dải phân cách quốc lộ 3B, đoạn qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất

Bệnh viện đổ sập trước mắt, Myanmar quay cuồng sau động đất

Thế giới

17:09:23 29/03/2025
Người dân Myanmar lo sợ những dư chấn chết người tiếp theo sau trận động đất kinh hoàng hôm 28/3, trong bối cảnh nghèo đói lan rộng và viện trợ bị cắt giảm sau 4 năm nội chiến.
Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Sức khỏe

17:07:05 29/03/2025
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường như đồ ăn nhẹ có đường, kẹo, đồ uống có đường và ăn trái cây tươi, rau sống làm đồ ăn nhẹ thay vì đồ ăn nhẹ có đường.
Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất

Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất

Netizen

16:49:20 29/03/2025
Chiều ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7.7 độ richter xảy ra tại Myanmar vào khoảng 13h20, gây rung chấn mạnh đến nhiều khu vực ở Thái Lan, trong đó có Bangkok. Nhiều tòa nhà cao tầng rung lắc dữ dội, một số công trình bị đổ sập.
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem

"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem

Phim châu á

16:04:27 29/03/2025
Sau gần 1 tháng gây sốt khắp các diễn đàn điện ảnh châu Á, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Khi cuộc đời cho bạn quả quýt đã chính thức khép lại và để lại nhiều cảm xúc trong khán giả.