Bạn đọc viết: Mùa hè thú vị của con tôi
Thế là chỉ còn một tuần nữa là kì nghỉ hè bắt đầu. Nhìn các con vui vẻ, thoải mái sau những tháng ngày vất vả mà tôi mừng vô cùng. Năm nay, tôi tiếp tục đồng hành cùng con trong những ngày hè bổ ích.
Ảnh minh họa
Những năm trước, mỗi khi hè tới là tôi lại đôn đáo kiếm chỗ học thêm cho con. Dường như khái niệm nghỉ hè là không có đối với con. Tôi luôn sợ, nếu không cho con học thêm con sẽ không theo kịp chương trình. Rồi nghỉ lâu quá con quên luôn kiến thức thì sao… Thế là suốt mấy tháng hè, tôi cứ tất bật chở con đi học thêm tất cả các môn chính. Ngày nào về con cũng uể oải mệt mỏi với một đống bài tập. Nhìn con vậy, tôi cũng xót lắm. Thế nhưng nghĩ đến tương lai của con, tôi lại động viên con cố gắng, phấn đấu.
Có lẽ suy nghĩ của tôi cũng là suy nghĩ chung của rất nhiều phụ huynh. Dường như chúng ta luôn mong mỏi con phải học giỏi. Nhất định phải là học giỏi. Cha mẹ không tiếc tiền để đầu tư cho con. Những ngày hè, con cũng phải ráng học để theo kịp bạn bè.
Tôi luôn nghĩ đầu tư cho giáo dục là đầu tư tốt nhất. Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi năm ngoái tôi gặp lại cô bạn gái làm ở Thư viện Tỉnh. Sau một hồi hàn huyên thì bạn rủ tôi chở mấy đứa nhỏ vào thư viện đọc sách. Bạn giới thiệu đây là nơi vui chơi giải trí cực an toàn cho trẻ. Lúc đầu tôi cũng rụt rè, nhưng rồi thấy bạn nhiệt tình quá, tôi đã đồng ý và hứa chủ nhất tới sẽ đưa con đến làm thẻ.
Có lẽ, lâu lắm rồi tôi không ghé thư viện Tỉnh nhà. Lúc trước tôi còn thỉnh thoảng ghé mượn vài cuốn sách văn học tham khảo. Thế nhưng kể từ khi nhà lắp đặt mạng, tôi bỏ luôn địa chỉ này. Bây giờ muốn gì chỉ cần vào Google là có thể tìm ra tất tật mọi thứ. Như vậy việc gì phải ghé thư viện cho mất thời gian.
Bước vào thư viện, cảm giác của tôi thật ngỡ ngàng. Phòng đọc bây giờ rộng rãi và thoáng mát hơn ngày xưa rất nhiều. Các giá sách được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Nhất là phòng đọc dành cho thiếu nhi. Các em có thể nằm ngay dưới sàn hoặc sử dụng những bộ bàn ghế xinh xắn. Ở đây có rất nhiều truyện tranh, truyện cổ tích… Hai bé con nhà tôi như lạc vào một thế giới mới. Chúng bắt đầu mê mẩn tự lúc nào. Đọc tới gần trưa hai đứa mới chịu ra về.
Từ bữa đó, hai đứa liên tục rủ mẹ ghé thư viện đọc sách. Ở đấy, chúng còn quen thêm được vài đứa bạn nên rất thích đi. Cứ cách hai ngày, con lại kêu mẹ chở đến một lần. Lúc trước tôi mua sách nhưng con rất lười đọc. Vậy mà bây giờ lại mê tít như vậy. Nhìn con vui vẻ hoạt bát, tôi biết mình đã chọn đúng địa chỉ. Điều kì diệu hơn nữa là nhờ đọc sách nhiều mà môn Văn của con khá lên rõ rệt.
Video đang HOT
Ngoài đến thư viện, tôi còn cho con đi học bơi, tham gia một số hoạt động hè tại địa phương. Mấy mẹ con được hưởng rất nhiều cảm giác lạ lẫm, thích thú. Dường như hai đứa con tôi hoàn toàn lột xác. Các bé tự tin và rất hoạt bát. Nhiều khi về nhà con còn trao đổi với mẹ rất nhiều vấn đề mà con đọc được trong các trang sách. Hết kì nghỉ hè, con háo hức chuẩn bị đồ cho năm học mới.
Năm nay tôi cũng thực hiện cho con nghỉ hè như năm ngoái. Ngoài mua thẻ đọc thư viện cho con, tôi còn cho con tham gia các hoạt động Đoàn, Đội ở địa phương. Bên cạnh đó, tôi sẽ bỏ tiền ra để lập một tủ sách gia đình. Ngoài sách báo giải trí thì tôi sẽ mua thêm các loại sách tham khảo để con đọc thêm. Thỉnh thoảng tôi sẽ đưa con đến một số hiệu sách để tìm mua những cuốn sách phù hợp. Hy vọng các con sẽ có những ngày hè lí thú và bổ ích.
Mới chỉ lên kế hoạch như vậy mà hai đứa con tôi đã reo hò không ngớt. Chúng hứa với mẹ, sẽ vui chơi thoải mái mấy tháng hè. Rồi khi vào năm học sẽ cố gắng phấn đấu để học tập thật tốt.
Một mùa hè nữa lại về, mỗi phụ huynh lại có những dự định riêng cho các bé yêu nhà mình. Hy vọng tất cả các em sẽ có những ngày hè thật vui khỏe và bổ ích.
Loát Trần
Theo Dân trí
Chương trình giáo dục phổ thông mới: "Cũng không cần quá vội"
Theo kế hoạch, đến năm 2019 chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ bắt đầu được áp dụng tại các cấp học. Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình cho biết, áp dụng có kịp thời hạn hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình.
Phóng viên Báo NTNN/Dân Việt đã phỏng vấn ông xung quanh vấn đề này.
Việc thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã hoàn tất ở các địa phương. Sau thực nghiệm, chương trình và môn học mới được giới chuyên môn, các thầy cô và học sinh đánh giá như thế nào, thưa ông?
- Phần lớn cán bộ, giáo viên đã đánh giá cao về định hướng phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực được xác định trong các nội dung chương trình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến giáo viên, cán bộ chuyên môn cho rằng chương trình có một số bài học, nội dung còn nặng nề. Qua các giờ dạy thực nghiệm chúng tôi cũng nhận ra rằng một số bài học còn thiên về kiến thức, khó dẫn tới quá tải.
Cụ thể, việc quá tải thể hiện qua 2 nội dung: Quá tải về chất là yêu cầu của bài học vượt trình độ nhận thức và năng lực của học sinh. Nội dung quá tải này có nhưng ít. Quá tải nhiều hơn ở lượng, tức là trong cùng một khoảng thời gian cho phép nhưng chương trình đòi hỏi học sinh làm quá nhiều việc, phải tiếp thu quá nhiều kiến thức khiến cho học sinh không còn thời gian vận động.
Chúng tôi đã lưu lại từng nhận xét của giáo viên trong từng bài học, từng nội dung để tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một cách hợp lý nhất. Sau khi sửa đổi, các nội dung sẽ được hội đồng thẩm định một lần nữa để nâng cao chất lượng.
Trong nội dung các môn học, vấn đề được nhiều giáo viên lo lắng, quan tâm nhất chính là việc tích hợp liên môn và bố trí dạy tích hợp. Ban soạn thảo chương trình mới giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Bản thân tôi khi quan sát, hướng dẫn và tổ chức các giáo án mới thấy, chính nhờ đợt thực nghiệm này, các môn học tích hợp được đưa vào thực tế đã làm cho giáo viên bớt lo hơn. Thực tế, trong các môn tích hợp vẫn có những bài giảng, chủ đề nội dung nghiêng về một môn nào đó và các môn còn lại là kiến thức bổ trợ theo. Ví dụ trước đây đơn môn, có khi lịch sử đang dạy lịch sử châu Á nhưng địa lý lại đang dạy địa lý châu Âu. Còn giờ thì được gom lại để bổ sung kiến thức hoàn chỉnh. Có một số chủ đề tích hợp như: Chủ đề biển đảo, văn minh sông Hồng (nặng về lịch sử); chủ đề đô thị (nặng về địa lý)... Nếu thầy cô nào chưa kịp đào tạo dạy tích hợp vẫn có thể phân công dạy riêng biệt theo những chủ đề.
Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng có kế hoạch tập huấn, giúp các giáo viên học thêm các tín chỉ để dạy được các môn tích hợp. Đối với những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt như nhiều tuổi, sắp về hưu không thể đi học thêm để dạy thì vẫn có thể sắp xếp cho các thầy cô dạy ở những bài, chủ đề thiên về kiến thức của thầy cô. Để làm được điều này, các tổ chuyên môn phải có sự phối hợp, bàn bạc cụ thể, nhuần nhuyễn.
Qua thực nghiệm, ông đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên, khi mà trước đây lo ngại lớn nhất của chương trình chính là tâm lý ngại đổi mới của thầy cô?
- Có một thực tế là ở nơi nào học sinh đã quen và chủ động tìm hiểu khám phá kiến thức, luyện tập và vận dụng thì tiết học diễn ra tốt. Giáo viên nào đầu tư cho bài giảng, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì tiết học cũng hiệu quả hơn. Giữa các cấp học cũng có sự khác biệt về đội ngũ giáo viên. Cụ thể là thầy cô tiểu học tôi đánh giá là có sự tích cực rõ nét trong đổi mới, trong khi đó khối giáo viên trung học bị cuốn hơi nhiều thời gian vào các kỳ thi nên không có sự chú tâm bằng.
Qua đợt này, chúng tôi càng nhận thấy rõ về đội ngũ giáo viên là nội dung không đáng sợ bằng phương pháp giảng dạy. Nếu thầy cô giáo có phương pháp để làm cho tiết học sinh động, nhẹ nhàng hơn thì nội dung bài học sẽ đạt được hiệu quả rất tốt.
Theo kế hoạch, chỉ còn hơn 1 năm nữa là chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng. Với lượng công việc "khổng lồ" và bề bộn như vậy, theo ông liệu việc áp dụng chương trình đúng kế hoạch có khả thi?
- Khối lượng công việc thực sự rất lớn và còn bề bộn. Hiện tại, việc biên soạn chương trình đang ở giai đoạn cuối cùng rồi, sắp tới sẽ là biên soạn sách giáo khoa. Khi đã có chương trình chúng ta sẽ tập trung vào làm sách giáo khoa lớp 1 thì hy vọng sẽ làm được.
Tuy nhiên, cũng chưa thể quyết định được là sẽ triển khai kịp trong năm 2019. Bởi lẽ việc triển khai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sách giáo khoa và tập huấn giáo viên. Việc này sẽ do lãnh đạo Bộ GDĐT quyết định, nếu như đến thời điểm đó cảm thấy đảm bảo tốt thì chúng ta cho triển khai, còn nếu chất lượng chưa thực sự yên tâm thì Quốc hội còn cho lùi lại 1 năm nữa (đến năm 2020). Vì vậy cũng không cần quá vội.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Ngày hội giao lưu học sinh tiểu học tỉnh Đồng Tháp Sở GD&ĐT Đồng Tháp vừa tổ chức thành công Ngày hội giao lưu học sinh tiểu học trên toàn tỉnh năm học 2017 - 2018. Ông Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc Sở GD&ĐT và Ông Võ Chí Hữu Phó Bí thư Đoàn TNCS HCM tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị tại Lễ Khai mạc. Trong ngày hội, học sinh được...