Bạn đọc viết: Mẹ xin lỗi các con
Sáng nay, hai cậu con trai của tôi năn nỉ mẹ chở đi nhà sách. Chúng bảo lâu rồi mẹ không chở đi mua sách. Chúng cứ cầm tay tôi mong mẹ hãy đồng ý. Nhìn các con hào hứng mà tôi thấy xấu hổ với chính bản thân mình…
Ảnh minh họa
Trước đây, tôi cực kì thích đọc sách. Với tôi, sách luôn là người bạn quý. Thời đi học, mỗi khi gặp cuốn sách hay, tôi có thể “quên ăn, quên ngủ”. Thời gian rảnh tôi dành hết để đọc sách. Nhiều khi tôi phải nhịn ăn sáng để có tiền mua sách. Với tôi, sách luôn là người bạn quý nhất.
Thời gian dần tôi, tôi ra trường và bắt đầu đi làm. Thói quen yêu quý sách vẫn giữ nguyên như thế. Mỗi khi lãnh lương, tôi lại dạo qua các nhà sách để tìm những cuốn sách mình yêu quý. Gia tài của tôi chẳng có gì giá trị ngoài giá sách. Tôi trân trọng và đặc biệt yêu quý tủ sách nhỏ của mình.
Bao nhiêu năm đã trôi qua. Giá sách của tôi ngày một nhiều. Mỗi khi thăng trầm, tôi lại tìm đến với sách. Nhờ có sách mà tâm hồn tôi luôn thư thái. Tôi hạnh phúc trước những cuốn sách mình yêu thích. Mỗi khi đọc sách, tôi thấy lòng mình thanh thản và thêm tin yêu cuộc sống. Dường như, tôi chẳng mong ước gì hơn.
Hai đứa con tôi cũng mê sách giống y chang mẹ. Những ngày nghỉ, chúng thường kêu mẹ chở tới thư viện để đọc sách. Khi có tiền, chúng chẳng thích gì ngoài mua sách. Từ sách tham khảo đến những cuốn truyện tranh. Mỗi khi có sách chúng vui như những đứa trẻ được quà. Cuộc sống của chúng tôi giản dị nhưng tràn ngập niềm vui như thế.
Vậy nhưng cuộc đời không ai biết chữ ngờ. Gần một năm trước, khi trường tôi thông báo mọi tin nhắn trên Zalo. Các nội dung quan trọng thì đều gửi qua gmail. Chính vì vậy mà tôi đã mua một chiếc điện thoại thông minh. Lần đầu tiên tôi được biết những chức năng vượt trội của chiếc điện thoại thông minh này. Rồi chẳng biết tự bao giờ tôi bắt đầu nghiện điện thoại. Các bạn bè thời cấp 3, thời đại học thì lập những nhóm Zalo riêng để tiện liên hệ. Rồi bạn bè trên Facebook thì vô kể. Thế là tôi nghiện điện thoại. Ngày nào tôi cũng lướt Face, mở Zalo xem có gì mới. Rồi bình luận, rồi hỏi thăm nhau rất vui vẻ.
Cũng từ đó, tôi thấy mình lãng quên rất nhiều thứ. Thói quen đọc sách không còn nữa. Suốt ngày tôi dán mắt vào vào chiếc điện thoại. Chưa kể tôi bắt đầu sống ảo. Tôi cũng thường chụp ảnh để đăng lên Face. Mỗi khi nhận được lời khen, tôi hạnh phúc lắm. Tới đâu, tôi cũng tranh thủ chụp ảnh để đăng lên cho bạn bè ngưỡng mộ. Thấy mẹ mê điện thoại, các con thường hờn dỗi. Chúng bảo mẹ mê điện thoại hơn mê các con. Khi chúng rủ tôi đi nhà sách, tôi lại kiếm cớ để từ chối các con.
Hôm nay, nhìn các con hào hứng chọn sách, tôi ân hận vô cùng. Lâu rồi mấy mẹ con không ngồi đọc sách cùng nhau. Lúc nào tôi cũng dán mắt vào điện thoại. Thật may bọn trẻ chưa “nghiện” điện thoại như tôi. Nhất định từ hôm nay tôi sẽ sửa sai.
Video đang HOT
Lần đầu tiên, tôi xin lỗi các con. Tôi phải trở lại là mình của ngày xưa mới được Tôi không muốn tâm hồn mình nghèo nàn và trống rỗng, đặc biệt là những đứa con yêu quý của tôi. Tâm hồn chúng vốn trong trắng như tờ giấy. Tôi mong con sẽ được bồi đắp tình yêu gia đình, quê hương qua những trang sách.
Tự nhiên, tôi ao ước những buổi chiều tĩnh lặng, ba mẹ con tôi cùng ngồi trên ghế xô pha đọc sách. Có lẽ đó mới là cuộc sống đích thực của tôi.
Loát Trần
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Nhà giáo ưu tú Trần Đức Huyên: Đây là thời điểm chín muồi để tôi làm điều đặc biệt cho giáo dục
NGƯT Trần Đức Huyên là một trong những người thầy đầu ngành của giáo dục phổ thông tại TP.HCM, hơn 15 năm thầy giữ vị trí hiệu phó chuyên môn tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ngoài việc để lại dấu ấn trong kiến tạo chương trình giảng dạy tại ngôi trường nổi tiếng này, thầy còn là tác giả của nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo có tính ứng dụng thực tế cao.
Chính thầy Huyên cũng là người tạo ra bất ngờ đầy thú vị khi soạn sách giáo khoa Toán bằng... tiếng Anh, điều mà trước đó chưa ai dám nghĩ đến.
Nghỉ hưu được hơn một năm, thầy Huyên bất ngờ nhận nhiệm vụ mới: Hiệu trưởng Trường cấp I, II, III Hoàng Việt (Buôn Mê Thuột). Điều gì khiến một nhà sư phạm công lập trở nên đặc biệt hào hứng khi bắt tay vào quản lý một trường tư thục?
- Thưa thầy, là một người dành gần trọn cuộc đời cho giáo dục, nếu nhìn toàn cảnh giáo dục VN hiện nay, thầy ưu tư nhất điều gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Tôi tin chắc rất nhiều người cùng tôi thấy vấn đề lớn nhất của giáo dục ở ta hiện nay là "triết lý không rõ ràng", nếu không muốn nói là "không có triết lý". Xin đừng nghĩ triết lý giáo dục là điều gì đó cao xa, đó đơn giản là trả lời câu hỏi "giáo dục để tạo ra điều gì và làm thể nào để tạo ra điều đó".
Ở các nước tiên tiến, học sinh kết thúc chương trình phổ thông thì mới bắt đầu hành trình... học tập cao hơn của mình, đó là tự học. Còn ở ta, học sinh tốt nghiệp chương trình phổ thông và sau đó tốt nghiệp đại học, coi như đã đạt kết quả. Tức là, nhiều học sinh, giáo viên, phụ huynh vẫn nhận thức chưa đúng về mục đích của giáo dục. Một số người cho rằng học sinh đi học phổ thông để... thi đậu đại học, một số người khác lại mơ hồ cho rằng đi học để sau này... có được việc làm.
Trong nhiều cuộc họp chuyên môn, kể cả những hội thảo, nhiều giáo viên vẫn tránh né câu hỏi "giáo dục để làm gì? Giáo dục như thế nào để tạo ra kết quả đó". Bởi nhiều người vẫn mơ hồ về mục tiêu giáo dục.
Tôi tin rằng, làm bất cứ việc gì cũng vậy, nếu mình còn mơ hồ về mục tiêu thì mình sẽ không biết bản thân đang làm gì. Giáo dục cũng vậy. Thật đáng ưu tư khi chưa rõ ràng về triết lý giáo dục. Tôi biết có một số trường đặt ra mục tiêu "giáo dục để học sinh ... thi đậu đại học". Điều đó cho thấy phiến diện khi đặt mục tiêu giáo dục và những người làm giáo dục chân chính không thể không buồn khi nghĩ về điều này.
Hiệu trưởng và giáo viên cùng trao đổi những phương pháp giảng dạy mới là điều thầy Huyên luôn mong muốn.
- Khi nghỉ hưu, thầy được nhiều trường phổ thông tư thục tại TP.HCM "săn đón", đâu là lý do khiến thầy lên tận Tây Nguyên xa xôi để làm hiệu trưởng Trường liên cấp Hoàng Việt?
NGƯT Trần Đức Huyên: Sau nhiều năm dấn thân trong ngành giáo dục, đến tuổi hưu, tôi tự cho phép mình nghỉ ngơi hoặc làm một điều gì đó thật đặc biệt đối với bản thân. "Đặc biệt" nghĩa là tôi được làm giáo dục theo tâm huyết mà tôi nung nấu từ lâu.
Khi lên tham quan Trường Hoàng Việt, tôi ngỡ ngàng với cơ sở vật chất tại đây. Tôi cũng từng tham quan các mô hình giáo dục ở hơn 20 nước trên thế giới nhưng thực sự chưa thấy ngôi trường phổ thông nào được xây bài bản và phục vụ đầy đủ các nhu cầu cho học sinh như Hoàng Việt. Cơ sở vật chất ở ngôi trường phổ thông đẹp nhất VN này giúp học sinh được học tốt, từ chính khoá đến ngoại khoá, từ lý thuyết đến thực hành.
Quan trọng hơn cả là Trường Hoàng Việt có triết lý giáo dục rõ ràng trong hoạt động. Tôi và người sáng lập trường đồng điệu về triết lý giáo dục ấy. Hoàng Việt đưa ra triết lý giáo dục từ 5 định hướng khá "lạ tai" nhưng tôi rất thích: Đạo đức, trí tuệ, nghị lực, thể chất, kĩ năng sống. Như vậy, với 5 định hướng này, thầy và trò Trường Hoàng Việt sẽ xác định rõ mục tiêu là giúp mỗi học sinh sau khi ra trường có đạo đức tốt, nền tảng trí tuệ đầy đặn, có nghị lực để vượt qua thử thách của cuộc sống, có sức khoẻ thật tốt và kĩ năng sống giỏi để tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
NGƯT Trần Đức Huyên chia sẻ tại Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, đặt ra được mục tiêu là một chuyện, có đạt được mục tiêu đó hay không còn là chuyện khác. Thầy có niềm tin ngôi trường này sẽ đạt được các mục tiêu vừa nêu?
NGƯT Trần Đức Huyên: Đúng vậy, khoảng cách giữa chuyện nói và chuyện làm là rất xa, cần một quá trình. Nhưng khi tiếp xúc với các thầy cô Trường Hoàng Việt, tôi nhận thấy sự tươi trẻ và giàu nhiệt huyết. Rõ ràng, nhà trường đã có quá trình xây dựng đội ngũ khá tốt nên mới tạo ra được tập thể trẻ trung và giàu sức sống như vậy. Tôi không còn trẻ nhưng lại rất thích làm việc với những người giàu năng lượng. Tôi có niềm tin rằng, với kiến thức và kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề giáo, tôi sẽ góp phần giúp tập thể Hoàng Việt mạnh thêm và cùng nhau đạt được từng mục tiêu giáo dục.
Giờ học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ theo phương pháp sinh động, tạo cho học sinh không gian thể hiện bản thân ở Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, điều thầy kì vọng lớn nhất khi bắt tay vào quản lý Trường Hoàng Việt là gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Khi còn làm việc ở trường công, tôi đã rất chú trọng yếu tố khai phóng trong giáo dục. Bây giờ làm việc ở trường tư, cơ chế quản lý thoáng hơn giúp tôi và đội ngũ giáo viên của mình được thực hiện giáo dục khai phóng nhiều hơn.
Tôi và tập thể giáo viên sẽ tạo ra cơ chế học tập chủ động cho học sinh, giúp mỗi em tự nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và phát triển tối đa thế mạnh của mình. Đó chính là điểm cốt yếu của giáo dục khai phóng.
Bao nhiêu năm nay, tôi đau đáu về tâm huyết giáo dục khai phóng thực sự, nay có duyên gặp một ngôi trường đồng triết lý với mình, tôi nghĩ rằng, đây là thời điểm chín muồi để làm một điều đặc biệt cho giáo dục.
Xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện thú vị này.
Trần Triều (thực hiện)
Theo Dân trí
Giáo dục hướng nghiệp: Đòi hỏi tất yếu phải đổi mới Nhiều năm trước đây, các trường THPT đã có nhiều cố gắng triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và bước đầu đạt được thành tựu nhất định. Ảnh minh họa/ Internet Tuy nhiên, đứng trước quá trình đổi mới căn bản toàn diện GD; thực hiện đổi mới chương trình GDPT... thì công tác GDHN cần được các trường THPT...