Bạn đọc viết: Lời xin lỗi của học trò trước ngày kiểm tra
Trời đã vào đêm, tôi vẫn thao thức vì tin nhắn qua zalo của cô bé học trò lớp 9 mà tôi rất mực yêu thương. Em gửi lời xin lỗi cô giáo cùng với lời nhắc nhở khéo léo về tiết kiểm tra ngày mai ở lớp. Lòng tôi buồn vu vơ, niềm tin vào sự trung thực của học sinh có phần vụn vỡ.
Ảnh minh họa
Mấy hôm trước, tôi vừa hoàn thành việc chấm điểm và trả bài kiểm tra tập làm văn số 1 cho hai lớp 9. Toàn bộ sức học của học sinh tôi đã nắm khá rõ bởi đã theo sát các em từ mấy năm nay. Em nào diễn đạt tốt, viết sáng tạo, có cá tính hoặc sai lỗi chính tả, diện đạt vụng về… tôi đều nắm chắc.
Và trong khi chấm bài, tôi phát hiện bài làm của em B. hơi khác thường. Em có sức học suýt soát mức trung bình và thường ngày hơi lười làm bài, học bài cũ. Vậy mà, mở đầu bài văn thuyết minh của mình, em viện dẫn bốn câu lục bát mượt mà cùng cách hành văn nhập đề mạch lạc.
Tôi đem nghi vấn ấy đến tiết tra bài xác minh. B. vẫn khẳng định rằng bài ấy do chính em làm chứ không hề quay cóp. Tôi yêu cầu em đọc lại bốn câu thơ thì em không đọc được với lời bao biện rằng trong nhất thời em quên mất. Tôi muốn cho em một cơ hội bằng cách đặt câu hỏi: “Các bạn trong lớp có niềm tin với câu trả lời của B. không?”.
Nhiều cánh tay giơ lên khẳng định với cô giáo rằng các em tin tưởng điều đó. Tôi mời N., cô bé trong đội tuyển bồi dưỡng ngồi cùng bàn với B. trả lời. Sau tích tắc ngần ngừ và nhìn một vòng quanh lớp, N. vẫn khẳng định là tin B. Điểm số trên bài kiểm tra ấy được chấp nhận. Có lẽ tôi hơi khắt khe với học sinh hoặc là B. đã tiến bộ? Tôi cũng dần quên lãng chuyện ngày hôm ấy.
Video đang HOT
Ngay mai, lớp có bài viết tập làm văn số 2 trong hai tiết học. Tối muộn, N. nhắn tin xin lỗi tôi vì hôm trước đã nói dối. Em mong tôi bỏ qua bởi em không thể đi ngược lại với tập thể lớp. Cả lớp đã bao che cho lỗi lầm của B. và em đã lặng im, đồng lõa vì em sợ… bị các bạn tẩy chay.
Lời xin lỗi của cô bé, tôi đã nhận được và chẳng thể trách em. Chính tôi đã lơ là trong khi bao quát lớp kiểm tra. Chính tôi đã tạo cho các em cơ hội nói dối trắng trợn và đinh ninh rằng lời nói dối ấy đã thành công khi lừa cô giáo tin tưởng. Chính tôi đã vô tình gieo vào lòng suy nghĩ sai lầm rằng bao che cho sai trái của bạn bè là tốt.
Em còn khéo léo nhắc tôi ngày mai coi kiểm tra cẩn thận hơn và nhớ theo dõi một số bạn hay sử dụng điện thoại chép bài văn mẫu. Vì một chút lơ là, tôi đã làm lung lay phần nào niềm tin về sự công bằng trong những học sinh không hề sử dụng tài liệu để quay cóp. Tôi mới là người phải xin lỗi các em!
Đây là lớp học mà tôi gần gũi và đặt niềm tin vào các em rất nhiều. Chính vì tin tưởng các em quá nhiều nên giờ đây lòng tôi hụt hẫng vô cùng…
Sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử vốn là “bệnh mãn tính” của mấy cô cậu học trò lười học và thiếu ý thức. Tài liệu không còn đơn thuần là mấy mẩu giấy phô tô nhỏ xíu xiu nhét đầy túi áo, lưng quần… Giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có nối mạng là y như rằng học sinh đã nắm trong tay một “phao thi đa năng”!
Văn mẫu bạt ngàn trên mạng là kho tài liệu khiến người thầy khó lòng nhận ra đâu là văn trò viết và đâu là “đạo văn”. Chỉ cần một chút lơ đãng của người thầy, chiếc điện thoại bé tí ấy nhanh chóng biến thành “phao cứu sinh” của các em, và dần dà khiến các em vốn lười học lại càng lười hơn.
Điểm số ảo kéo theo chất lượng ảo vô tình biến học sinh thành những kẻ nói dối chuyện nghiệp. Và nguy hiểm hơn nữa là uy tín của người thầy sụt giảm một cách nghiêm trọng trong lòng học sinh.
Bởi vậy, tôi mong rằng mỗi người thầy hãy cẩn trọng trong hành trình gieo chữ. Đừng chủ quan, lơ là, xuề xòa trong kiểm tra, thi cử để rồi lòng nặng trĩu nỗi buồn như tôi bây giờ! Và tôi tha thiết mong chờ quy định cấm sử dụng điện thoại trong trường học được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành để tách biệt học trò với sự gian dối trong kiểm tra, thi cử…
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Giữa tâm bão bất thường thăng hạng giáo viên: Giám đốc Sở GD&ĐT nói gì
Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế đã nhận được thông tin phản ánh về tỷ lệ chênh lệch thăng hạng giáo viên giữa các trường khá lớn. Để đảm bảo khách quan, Sở gửi giấy triệu tập thủ trưởng các đơn vị tham dự cuộc họp vào chiều 24/10 để rà soát bàn kế hoạch giải quyết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế, cho hay, việc xét thăng hạng giáo viên THPT từ hạng 3 lên hạng 2 của tỉnh năm 2018 được Sở chỉ đạo các trường làm dân chủ, công khai, minh bạch; có sự tham gia của Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh vào hội đồng xét thăng hạng GV.
"Sở GD&ĐT tỉnh có hệ thống văn bản đầy đủ, tỉ mỉ, cụ thể. Hội đồng đã bám sát các văn bản chỉ đạo của bộ ngành, trung ương, UBND tỉnh và không có bất cứ một sự vận dụng nào. Khi làm quy trình, mỗi hồ sơ của GV phải đầy đủ 4 lời khai, đánh giá của cá nhân GV đó, của tổ trưởng chuyên môn, công đoàn và hiệu trưởng. Nếu không có đủ chữ ký thì không được công nhận", ông Hùng phân tích.
Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế (bên phải) trao đổi với phóng viên.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT TT-Huế cho biết thêm, tổng cộng hội đồng xét thăng hạng phải thực hiện đến 26 đầu việc, kéo dài trong thời gian 8 tháng, qua 5 lần họp.
"Về chấm điểm thì hội đồng đã thành lập thêm tổ giúp việc và chấm điểm qua 2 đợt, đợt 1 từ 18-26/7 và đợt 2 từ 17/9-1/10, nên có thể nói việc xét thăng hạng quá chi tiết", ông Hùng thông tin.
Trước phản ứng của giáo viên, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh TT-Huế cho biết, hiện Sở đã có kết quả chấm điểm danh sách GV xét thăng hạng, tuy nhiên, đây không phải là kết quả cuối cùng. "Chiếu theo quy định, kết quả điểm chấm cho các hồ sơ xét thăng hạng phải được thông báo để GV liên quan có ý kiến và xin phúc khảo (nếu thấy cần).
Thời gian vừa qua, Sở đã nhận được một số thông tin phản ánh, băn khoăn của giáo viên về tỷ lệ chênh lệch giữa các trường khá lớn. Để đảm bảo khách quan, chính xác, giải quyết tốt vấn đề trên, Sở đã gửi giấy triệu tập thủ trưởng các đơn vị tham dự cuộc họp vào chiều 24/10 sắp tới về nội dung xét thăng hạng để rà soát bàn kế hoạch giải quyết", ông Hùng thông tin thêm.
Như đã đưa tin, những ngày gần đây, dư luận tại TT-Huế xôn xao nghi vấn về những bất thường trong xét thăng hạng giáo viên THPT năm 2018, khi một nhóm thầy cô giáo cho rằng, trường trung bình khá lại có số người được thăng hạng mức 3 lên mức 2 "áp đảo" nhóm trường tốp đầu.
Cụ thể, dẫn đầu về tỷ lệ GV được xét thăng từ hạng 3 lên hạng 2 là Trường THPT Thừa Lưu (huyện Phú Lộc). Đây là một trường vùng nông thôn, thuộc nhóm trường trung bình về chất lượng học sinh cũng như đội ngũ GV, nhưng tổng số GV thăng hạng lại chiếm đến 45% số GV toàn trường.
Trong nhóm dẫn đầu tỷ lệ GV thăng hạng trong một trường còn có THPT An Lương Đông (huyện Phú Lộc), THPT Cao Thắng, Đặng Trần Côn (Huế), THPT Phú Bài (thị xã Hương Thủy)... Đây là những trường ở tốp trung bình, khá của tỉnh...
Theo Tiền phong
Cô giáo Mỹ được khen ngợi vì dùng ảnh chế để chấm điểm Sự sáng tạo của Ainee Fatima khiến mối quan hệ cô trò trở nên gần gũi hơn. Hôm thứ tư, Ainee Fatima, cô giáo tiếng Anh và nghiên cứu truyền thông 27 tuổi ở Franklin Park, Illinois (Mỹ) chia sẻ video dài 6 giây lên Twitter, nhận được gần 6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn bình luận tích cực chỉ sau...