Bạn đọc viết: Làm thế nào để môn Sử “hồi sinh”?
Để làm sống lại môn Lịch sử, điều đơn giản là bồi đắp tình yêu môn Sử cho học sinh. Các em phải được học sử thông qua các câu chuyện bổ ích, các chuyến tham quan, thực tế ý nghĩa, các buổi sinh hoạt ngoại khóa lịch sử thú vị…
Ảnh minh họa
Đọc bài viết “Lịch sử khó hay chúng ta thực dụng với lịch sử” của tác giả Minh Thu trên báo Dân trí, tôi rất đồng cảm với nỗi lòng cả một người yêu sử. Học Lịch sử không khó, quan trọng nhất vẫn là niềm yêu thích bộ môn vun bồi niềm hăng say đọc sách sử, nhớ sự kiện sử. Và tôi chợt nhớ về cô cháu gái của mình đã tỉ tê khóc vì không được học lớp chuyên sử yêu thích vào hai năm trước.
Số là cô bé cực kì yêu thích môn Lịch sử và tất nhiên khi thi vào trường chuyên của tỉnh, cháu phải đăng ký hai môn chuyên là Ngữ văn và Lịch sử. Thế rồi kết quả thi ở hai môn đều cao và cháu được nhà trường ưu tiên xếp vào lớp chuyên văn. Vậy là suốt mấy tuần cháu đầm đìa nước mắt, mếu máo “Con muốn học chuyên Sử…”.
Bao nhiêu người vẫn mơ ước vào lớp chuyên Văn thay vì Sử, cháu thì ngược lại. Môn Sử có một sức hút kỳ lạ với cháu đến mức cháu có thể nói suốt cả buổi về một đề tài lịch sử nào đó nếu mọi người “rà trúng đài”.
Và trong khi tôi chứng kiến những giọt nước mắt rơi vì không được vào lớp chuyên Sử của cháu thì ngoài kia cả xã hội đang trăn trở về sự tụt dốc thảm hại của môn lịch sử.
Câu chuyện này không mới, nó đã lên tiếng đánh động từ mấy năm trước. Nhiều hội thảo, chuyên đề, giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn đã được đề ra nhằm cứu chất lượng môn học. Bộ GD-ĐT cũng đã khẳng định đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra thi cử, tránh nhồi nhét kiến thức cũng như hướng đến kiểm tra năng lực thông hiểu sự kiện, lý giải ý nghĩa và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nhưng kết quả kỳ thi THPT quốc 2019 với điểm trung bình môn Sử “đội sổ” dường như đã minh chứng điều ngược lại, môn Sử đã và đang tiếp tục bị ngó lơ.
Bên cạnh nhiều góc nhìn lý giải về sự tụt dốc của môn Sử so với các môn học khác như: học lệch vì… thị trường lao động, chọn môn thi để xét tuyển tốt nghiệp, cách dạy và học chưa hấp dẫn…, tôi quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho học sinh.
Video đang HOT
Quá khó để học sinh bồi đắp tình yêu môn học khi mà khối lượng kiến thức quá nhiều, quá dài. Từng là một thí sinh chọn khối C thi đại học với 3 môn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, thú thật tôi vẫn sợ nhất là môn sử. Nếu môn Văn cần nhiều hơn năng lực cảm thụ và kỹ năng viết bài, Địa lý với kiến thức có hạn và một phần điểm dành cho việc vẽ biểu đồ thì Lịch sử lại tràn lan kiến thức.
Dẫu siêng “gạo” bài thế nào đi nữa thì tôi cũng thật sự rối với hàng loạt sự kiện, ngày tháng, con số,… Càng cố nhớ lại càng lẫn lộn sự kiện này với sự kiện khác nhưng không thể bỏ qua bất cứ trang sách nào bởi kiến thức thi không giới hạn. Học sử vì nhiệm vụ thi đại học chứ soi kỹ lòng mình, hồi ấy tôi không hề yêu thích môn Sử chút nào.
Tuy nhiên, khi theo học chuyên ngành Sư phạm Văn, có dịp tiếp xúc với lịch sử ở một góc cạnh khác, tôi lại thấy yêu thích hơn những câu chuyện quá khứ. Trong chuyến đi thực tế đến địa danh ngã ba Đồng Lộc, lắng nghe lời thuyết trình của hướng dẫn viên, chúng tôi đã khóc ròng vì thương, vì tự hào trước sự hy sinh quả cảm của mười bông hoa bất tử.
Rồi những chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh, viếng thăm đền Huyền Trân Công Chúa, khám phá khu di tích Chín Hầm… đã đọng lại trong tôi nhiều rung cảm và dư âm khó phai về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Lịch sử được tái hiện ở đây không phải bằng những sự kiện, con số khô khan mà thông qua những câu chuyện cảm động.
Và những câu chuyện ấy được tôi lồng ghép, tích hợp khéo léo trong giờ giảng văn đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Các em chăm chú lắng nghe, phản biện và ghi nhớ một cách tự nguyện những câu chuyện lịch sử được nghe. Rồi chính các em yêu cầu cô giáo kể chuyện lịch sử mỗi lúc rảnh rỗi.
Tôi nghĩ làm sống lại môn Lịch sử không nhất thiết phải là nâng cao vị thế môn học để học sinh tranh đua chọn lịch sử làm môn xét tuyển đại học. Bởi thực tế thị trường lao động đã chuyển hướng ưu tiên các môn khoa học tự nhiên, chúng ta không thể đi ngược lại xu thế hiện đại.
Để làm sống lại môn Lịch sử, điều đơn giản là bồi đắp tình yêu môn Sử cho học sinh. Các em phải được học sử thông qua các câu chuyện bổ ích, các chuyến tham quan, thực tế ý nghĩa, các buổi sinh hoạt ngoại khóa lịch sử thú vị… Có hứng thú với môn học làm nền tảng, hiểu biết lịch sử trong thế hệ trẻ sẽ tự nhiên nâng cao!
Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần hoàn thiện và các nhà biên soạn sách giáo khoa chú trọng nhiều hơn đến việc bồi đắp tình yêu môn sử cho học sinh. Để những giọt nước mắt vì lỡ nguyện vọng chuyên sử như cháu tôi không còn là cá biệt…
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Xúc động "chuyến tàu trưởng thành" của HS trường THPT Gia Định: Ra đi để trở về!
Ngày 15/6, trường THPT Gia Định (TP.HCM) tổ chức buổi lễ tri ân thầy cô và đánh dấu bước ngoặt tuổi 18 cho học sinh khối 12. Buổi lễ đầy xúc động với chủ đề "Chuyến tàu trưởng thành"...
Học sinh dành tặng những bó hoa tươi thắm để cảm ơn cha mẹ.
"Các học sinh khối 12 thân yêu của cô, vậy là một lứa học trò của cô lại sắp ra trường, cô bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm của ba năm về trước... Ngày đầu tiên cô đón các con vào trường, nhớ những ánh mắt ngây thơ lạ lẫm khi mới bước vào Gia Định, nhớ những thứ hai hằng tuần được tâm tình cùng các con, nhớ những buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhớ chuyến du lịch Đà Lạt xa nhà...
Nhớ lắm những buồn vui của cô trò mình... Mong các con sẽ tiếp tục duy trì một nét đẹp của các thế hệ cựu học sinh Gia Định: Ra đi là để trở về... trở về để cùng chung tay san sẻ yêu thương và tiếp tục đem lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho mái nhà chung Gia Định.
Hãy tự tin bước vào đời các con nhé, chúc các con thành nhân và thành công!" - là những lời cô Nguyễn Thị Thu Cúc - nguyên hiệu trưởng THPT Gia Định đã gửi gắm đến những học sinh thân yêu tại trường.
Đáp lại những tình cảm của thầy cô, ông Võ Văn Hiên - phụ huynh của em Võ Kim Ngân đã chia sẻ với toàn trường: "Thay mặt gia đình và toàn thể học sinh lớp 12, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô và cán bộ công nhân viên của trường THPT Gia Định. Thầy cô đã dạy dỗ con em của chúng tôi trong suốt 3 năm tại trường, xin cám ơn thầy cô rất nhiều...".
Nhiều phụ huynh đã không cầm được nước mắt sau những lời chia sẻ mộc mạc nhưng chân thật của ông Hiên.
Cũng trong buổi lễ, cán bộ giáo viên đã tổ chức một hoạt động ý nghĩa đó là "chuyến tàu trưởng thành" cho học sinh. Cha mẹ và các em học sinh khối 12 sẽ viết những ước mơ vào vé tàu. Nhà trường sẽ lưu giữ những "vé tàu mơ ước" của em các em để làm hành trang và kỉ niệm cho những "cựu học sinh Gia Định" mang đến tương lai.
"Đoàn tàu" tại trường Gia Định rời ga vào lúc 21h, sau những tiết mục văn nghệ, những lời chia sẻ, sân trường đọng lại những giọt nước mắt và những cái ôm chia tay của hàng trăm học sinh khối 12.
H ọ c sinh kh ố i 12 bi ể u di ễ n t ố p ca dành t ặ ng cha m ẹ và th ầ y cô t ạ i trư ờ ng.
H ọ c sinh quay v ề phía ph ụ huynh, đ ọ c nh ữ ng l ờ i cám ơn đ ầ y xúc đ ộ ng.
Ph ụ huynh h ọ c sinh cùng vi ế t ước mơ lên chi ế c vé tàu trư ở ng thành c ủ a con.
Ông Võ Văn Hiên chia s ẻ l ờ i c ả m ơn c ủ a ph ụ huynh h ọ c sinh v ớ i toàn trư ờ ng.
C ả gia đình cùng chung ni ề m vui trư ở ng thành cùng con.
Tuấn Anh
Theo giaoducthoidai
Cầm mic trổ tài hát hò xuất sắc, thầy giáo trẻ khiến cả trăm học sinh đồng thanh hát theo Chỉ sau thời gian ngắn xuất hiện, clip đã nhận về gần 100 nghìn lượt xem, kèm theo đó là rất nhiều bình luận, chia sẻ. Từ xưa đến nay nhiều bạn trẻ quan niệm giữa thầy và trò thường có một khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, nếu xem xong clip dưới đây, chắc chắn không ít người sẽ phải thay đổi...