Bạn đọc viết: Không học trước lớp 1, con tôi vẫn tự tin học tốt
Sau một năm học kiên trì với phương châm “ không học trước”, “ không học thêm”, tôi cũng đã có được được câu trả lời cho câu hỏi: Có nên cho con học trước lớp 1 không?
Ảnh minh họa
Mùa hè đến cũng là thời điểm nhiều phụ huynh băn khoăn với vấn đề tuyển sinh đầu cấp, nhất là bố mẹ có con sắp vào lớp 1. Câu chuyện học trước lớp 1, tìm lớp luyện chữ để các bé làm quen với cách học lớp 1 cũng đang nóng dần.
Bé nhà tôi sinh cuối tháng 12 nên khi đi học khá “non” so với các bạn cùng độ tuổi. Cho đến khi học xong mẫu giáo, con cũng chưa thuộc lòng được bảng chữ cái. Bố mẹ thấy con bé bỏng, ngây thơ nên cũng không đành lòng ép con học chữ trong khi nhiều bạn đã được bố mẹ cho đi học chữ từ lúc còn học mẫu giáo.
Nhớ lại mùa hè năm trước khi vào lớp 1, lúc ấy con tôi chưa thuộc các chữ cái, các con số nhớ lộn xộn, nét chữ thì quá xấu, hơn thế con còn rất lười học, cứ nói đến học lại kêu mệt, đau bụng… Ông bà, các cô, bác thấy thế sốt ruột giục giã: Mẹ nó tìm lớp ôn luyện ngay cho con chứ chẳng biết chữ nào thế này đến lúc đi học làm sao theo được các bạn.
Bố cháu vốn không ép con học hành cũng thay đổi suy nghĩ: Còn mấy tháng nữa là khai giảng năm học mới rồi, em cho con đi luyện chữ, học dần cho quen chứ “đuối” quá thì “đội sổ” à? Bản thân tôi cũng không khỏi lo lắng bởi rất nhiều bạn trong lớp mẫu giáo của con đều thuộc lòng bảng chữ cái và số đếm từ 1 đến 10, có bạn còn cộng trừ rất “siêu”.
Song tôi nghĩ cho con đi học trước, luyện chữ không phải giải pháp tối ưu vì bố mẹ phải căn ke thời gian đưa đón rất vất vả còn con thì phải chịu áp lực sớm. Thay vì tìm lớp học thêm, hàng ngày tôi dành thời gian trò chuyện, khơi gợi cho con niềm đam mê học tập, yêu thích môi trường học ở tiểu học. Tôi hiểu rõ con vốn không có sự tập trung, cũng không thích học chữ nên việc dạy con phải rất từ từ theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, bắt đầu từ những việc nhỏ như cách ngồi bàn học, cách cầm bút. Khi bé cảm thấy việc đi học lớp 1 rất thú vị, có thể đọc sách báo, đọc chữ trên ti vi,… việc học chữ trở nên dễ dàng hơn, con có ý thức chăm học và nhớ bài tốt.
Trong khoảng 2 tháng trước thềm khai giảng, về cơ bản con cũng nhớ hết mặt chữ và những vần đơn giản, biết tính toán. Cũng phải thừa nhận trong quá trình đó không phải lúc nào việc học của hai mẹ con cũng êm đềm. Có lúc con mãi không nhớ được một vần mới học, hay học được vần này thì quên vần trước, nhìn chữ này lại đọc thành chữ khác… khiến mẹ bị “stress”, không kiềm chế được nên con bị mắng tơi bời.
Khi con chính thức vào lớp 1, bé rất hào hứng, thích học vì thấy cái gì cũng mới mẻ, từ cách ngồi học, các loại sách vở, đến cách giảng bài của cô giáo, sinh hoạt bán trú… Qua vài buổi học, cô giáo đánh giá con vẫn chậm hơn các bạn trong lớp nhưng được cái thích học, chăm chú nghe giảng.
Tôi được biết nhiều bạn trong lớp con cũng ở tình trạng tương tự và nhiều mẹ tha thiết nhờ cô giáo kèm cặp thêm vì không đủ kiên nhẫn để dạy con học. Tôi cũng nghĩ nhờ cô giáo kèm con sẽ hiệu quả hơn vì cô có kinh nghiệm, nghiệp vụ sư phạm, hiểu tâm lý học sinh lớp 1 hơn. Song cô chủ nhiệm lại khuyên tôi tiếp tục kèm con học ở nhà, vì học một mẹ một con sẽ hiệu quả hơn là cô dạy một nhóm. Cô chỉ nhận kèm thêm cho những bạn chậm tiến bộ mà bố mẹ lại quá bận rộn, không có thời gian dạy con ở nhà.
Video đang HOT
Cứ như vậy, trong suốt một học kỳ đầu, tôi thường xuyên gặp gỡ cô giáo chủ nhiệm để biết con đã có tiến bộ gì và còn yếu ở đâu để kèm sâu hơn. Từ một cậu bé nhút nhát, chữ viết nguệch ngoạc, học vần chậm, đọc ngọng, con dần tiến bộ rõ rệt, đọc thông, viết thạo. Cuối học kỳ 1, cô giáo chủ nhiệm cho biết con dạo này tiến bộ hẳn, học tốt hơn và đã vươn lên tốp khá của lớp rồi. Cô cũng dành cho phụ huynh một lời khen: Mẹ kèm con tốt đấy!
Tổng kết năm học lớp 1 vừa rồi, điểm thi môn Toán và Tiếng Việt của con đều được 9. Mặc dù vẫn còn thấp hơn so với đa số các bạn trong lớp nhưng tôi cảm thấy vui vì đằng sau số điểm đó con đã trải qua một năm học thực sự vất vả với rất nhiều cố gắng của cả cô giáo, bố mẹ và chính con. Đáng kể hơn là con đã có một năm học khởi đầu thành công dù không vất vả ôn luyện, học trước lớp 1.
Như vậy, nếu các bố mẹ muốn con không bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1, chỉ cần dành một ít thời gian mỗi ngày để cùng con làm quen với chữ cái, con số, giới thiệu để con làm quen với môi trường tiểu học thì các con sẽ dễ dàng bắt kịp chương trình. Việc tự kèm con học cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhất là con sẽ giữ được sự háo hức, tò mò đón chờ năm học mới và những cách học hoàn toàn mới khi vào lớp 1. Thế nên, các phụ huynh không cần thiết phải sốt ruột cho con học trước chương trình.
Đỗ Quyên
Theo Dân trí
Hải Phòng: Không áp lực tuyển sinh đầu cấp
Tại Hải Phòng, tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6 và lớp 10) tăng từ trên 3.000 đến gần 6.000 tùy cấp. Ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng - cho biết đây là số tăng không lớn nên không gây áp lực cho địa phương.
- Ông có thể chia sẻ cụ thể số lượng học sinh đầu cấp năm nay của Hải Phòng? Số lượng này có tăng nhiều so với năm trước?
Số lượng học sinh các lớp đầu cấp năm học 2018 - 2019 trên địa bàn Hải Phòng như sau: Lớp 1 có 44.235 học sinh, tăng 5832 học sinh so với năm học 2017 -2018;
Lớp 6 có 31.904 học sinh, so với năm học 2017 - 2018 tăng 3.603 học sinh. Lớp 10: 22.600 học sinh, tăng khoảng 3.600 học sinh so với năm học trước (sau phân luồng).
- Số học sinh tăng khiến kỳ công tác tuyển sinh đầu cấp sẽ căng thẳng hơn. Hải Phòng đã chuẩn bị như thế nào cho việc này?
Ngoài nguồn ngân sách của thành phố phân cấp cho quận/huyện để đầu tư xây mới và mua sắm trang thiết bị, ngành GD&ĐT Hải Phòng cũng tập trung đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục nhà lớp học và các công trình phụ trợ 17 tỉ đồng. Mua sắm trang thiết bị dạy học khoảng 10 tỉ đồng.
Về đội ngũ, Sở GD&ĐT đã tập huấn công tác đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT cho 534 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, 472 CBQL và giáo viên tiểu học, 420 CBQL và giáo viên THCS, 114 CBQL và giáo viên THPT.
Sở GD&ĐT đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho 100 giáo viên tiếng Anh; bồi dưỡng chính trị cho 84 giáo viên dạy Giáo dục công dân; tập huấn phương pháp dạy học các môn học và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học cho 2643 giáo viên ở tất cả các môn; tập huấn chương trình tiếng Anh mới cho 316 giáo viên;
Bồi dưỡng chuyên đề Áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình VNEN trong dạy học và nâng cao kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT cho 1414 CBQL, giáo viên.
Trước mỗi nội dung đổi mới trong công tác quản lý, điều hành, Sở GD&ĐT luôn cầu thị xin ý kiến và lắng nghe góp ý của các nhà quản lý, nhà giáo lão thành, cựu giáo chức, cán bộ quản lý đương nhiệm, cán bộ, giáo viên, học sinh.
Mọi chủ trương, chính sách đều được công khai hóa bằng nhiều hình thức, vừa là cung cấp thông tin đến người dân, vừa là để nhận lại những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng. Nhờ đó luôn tạo được tâm lý vàng và sự đồng thuận trong học sinh và phụ huynh học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng
- Kỳ thi vào lớp 10, số lượng học sinh sinh năm 2003 tăng, trong khi cơ cấu tuyển học sinh vào trường công lập không tăng tương ứng, như vậy sẽ có số lượng lớn học sinh sẽ phải sang học trường NCL, dạy nghề. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để áp dụng triển khai các giải pháp trong Đề án phân luồng cho học sinh sau THCS mà Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành. Với giáo dục Hải Phòng thì sao, ông có thể chia sẻ?
Hải Phòng với dân số gần 2 triệu người nên năm 2018 số lượng học sinh lớp 9 dự thi vào lớp 10 THPT có tăng song số lượng không lớn. Giai đoạn trước đây có những năm số lượng học sinh lớp 9 là 34.000 em; năm học 2017 - 2018 số lượng học sinh lớp 9 là 25.000 em. Vì vậy, cơ sở vật chất ở các trường THPT công lập vẫn đủ đáp ứng để đón các em vào học.
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2018 - 2019, Hải phòng có tỷ lệ phân luồng là 12%. Số học sinh còn lại là 75% học công lập, 25% học ngoài công lập. Số các trường nghề cà các trung tâm GDNN&GDTX của Hải Phòng đủ điều kiện để học sinh vào học sau phân ban.
- Sức ép tuyển sinh năm nay không chỉ đối với các nhà trường mà đối với học sinh, phụ huynh có con chuyển cấp cũng rất lớn. Tâm lý cha mẹ đa số vẫn muốn con em vào được trường công lập, nên thường ép con học thêm nhiều hơn để hy vọng vượt qua đợt kiểm tra/kỳ thi của các trường công. Điều này tạo mảnh đất màu mỡ cho dạy học thêm... Sở GD&ĐT Hải Phòng đã có cách xử lý như thế nào cho vấn đề này?
Sở GD&ĐT Hải Phòng chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn thành phố thực hiện việc dạy thêm học thêm đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT và UBND thành phố không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
Học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Bộ GD&ĐT đề nghị Hà Nội điều chỉnh một số bất cập trong tuyển sinh đầu cấp Ngày 8/5, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị chỉ đạo Sở GD&ĐT Hà Nội thực hiện đúng chủ trương của Bộ về tuyển sinh đầu cấp. Ảnh minh họa/internet Công văn nêu rõ: Nhằm tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công...