Bạn đọc viết: Khi bố mẹ “được voi đòi tiên”
Kết thúc học kì 1, con hớn hở về thông báo cho mẹ biết điểm kiểm tra tất cả các môn phụ của con đều đạt 9, 10. Nghe vậy, tất nhiên tôi rất vui nhưng đến khi biết kết quả 3 môn chính Toán, Văn, Ngoại ngữ chỉ được 8 thì tôi lập tức chuyển thái độ ngay.
Ảnh minh họa
Nhìn mặt mẹ đanh lại, con vội xịu ánh mắt vui vẻ xuống, sợ sệt, miệng ấp úng nói lời xin lỗi. Chỉ chờ có thế là tôi tuôn ra một tràng: nào là thế mà hôm đi thi về con bảo đề dễ lắm, con làm được hết, nào là vì chủ quan, cẩu thả cho rằng đề dễ nên mới bị điểm thấp như thế, rồi thừa thời gian làm bài tại sao không xem lại cho thật kĩ… Tất nhiên con chỉ biết đứng im chịu trận vì tất cả những điều mẹ nói đều không sai.
Sau khi trút giận lên con, tôi kết lại một câu như đinh đóng cột: “Thà tất cả các môn phụ bị điểm 8, còn 3 môn chính đạt điểm 9, 10 còn tốt hơn”. Lúc này, con mới thốt lên khe khẽ: “Sao lần thi giữa kì con được điểm 2 điểm 8, 1 điểm 6 thì mẹ lại bảo “Giá mà cả 3 môn đều được 8 thì tốt quá, mẹ sẽ chẳng phàn nàn làm gì”.
Nghe con nói vậy, tôi giật mình nhớ ra, tuy đuối lý nhưng lúc ấy ngoài mặt tôi vẫn giả bộ như mình rất đúng. Chỉ đến khi con đã đi chơi với bạn, tôi mới tự ngẫm nghĩ và chất vấn bản thân, chắc chắn mình đã sai ở đâu đó rồi.
Nếu nhìn lại toàn bộ hành trình học tập của con suốt 6 năm qua thì quả thực tôi là một người mẹ luôn “được voi đòi tiên”. Nhớ hồi tiểu học, bài thi nào mà con được 9 thì mẹ muốn 10, bài thi nào được 10 thì mẹ bảo chẳng qua là bài dễ, phải thi học sinh giỏi đoạt giải mới biết mình có giỏi thật không; khi con có giải khuyến khích cấp quận thì mẹ mong giải Ba, năm sau con đạt giải Ba thì mẹ lại tiếc nuối thế mà không phải là giải Nhì. Hết tiểu học, con trúng tuyển vào một trường THCS có tiếng của quận nhưng mẹ cũng thấy bình thường vì đó chưa phải là trường nổi bật ở thành phố.
Tóm lại, con cứ luôn phải chạy sau những ước muốn của mẹ mà những ước muốn ấy thì hình như chẳng có điểm dừng. Tự nhiên tôi thấy mình thật bất công, vô lý với con. Lúc nào cũng rao giảng là học được thì tốt cho con chứ đâu phải cho mẹ nhưng cứ theo cái đà này, có lẽ việc học của con là đang thỏa mãn mong muốn của mẹ thì đúng hơn.
Thêm một ví dụ nữa về hội chứng “được voi đòi tiên” của cha mẹ. Đó là gia đình hàng xóm của tôi, bé bên đó không học giỏi bằng con tôi nhưng bù lại bé rất nhanh nhẹn, chịu khó làm việc nhà, bằng tuổi con tôi mà bé đã tự làm được bao nhiêu việc như lau nhà, giặt giũ, nấu nướng, trông em. Không chỉ thế, bé còn rất tâm lý, tình cảm, vào các ngày lễ như 8/3, 20/10, sinh nhật, ngày cưới bố mẹ…, bé đều tự tay làm bưu thiếp chúc mừng. Vậy mà bé vẫn thường xuyên bị chì chiết, mắng nhiếc vì cái tội học dốt, có nhiều lần bé rơm rớm nước mắt kể bố mẹ cháu chỉ ước có con như bạn T. nhà cô thôi.
Một người bạn thân của tôi cũng thường hay than thở về con. Ví như bé hiếu động quá, nghịch ngợm quá, hay nói, chỉ thích các môn thể thao không thích học, ngồi học thì không tập trung chỉ vẽ vời linh tinh. Nhưng đến khi tôi nhìn những điều bé làm được thì lại chỉ mong con mình cũng được như thế.
Ngoài ra còn biết bao nhiêu dẫn chứng khác về cái tật “đứng núi này trông núi nọ” của cha mẹ. Ai cũng mong con giỏi và không ai bằng lòng với cái sự giỏi của con trong hiện tại, đó là một thực tế khá phổ biến. Quả thật, nhiều đứa trẻ không biết phải làm sao để “gọt” mình cho vừa ý bố mẹ nữa. Làm cha mẹ đã khó nhưng làm con trong thời đại cha mẹ có quá nhiều đòi hỏi này dường như cũng khó không kém.
Video đang HOT
Đó là còn chưa kể đến việc: Liệu có khi nào những đứa trẻ đặt ra cho bố mẹ yêu cầu phải thế này, thế kia không. Hình như không hoặc rất hiếm dù trong lòng chúng chắc hẳn đôi lúc cũng mong muốn ở bố mẹ nhiều hơn những gì đang có. Vậy mà người lớn – những người luôn tự nhận mình khôn ngoan hiểu biết hơn lại cứ đặt lên vai trẻ hết gánh nặng này đến gánh nặng khác là sao?
Hà Đông
Theo Dân trí
Học trò chưa kịp hồi sức lại... thi
Học trò ở TPHCM đang miệt mài cho đợt thi học kỳ 1 với các môn dồn dập. Sau kỳ thi này, các em sẽ bắt đầu học kỳ 2 và sau Tết lại chuẩn bị... thi giữa học kỳ.
Căng thẳng thi học kỳ, lo sợ điểm thấp
Chị Nguyễn Thị Thúy, có con học tại một trường THCS điểm ở quận 1. TPHCM cho biết, thời điểm tuần này và tuần tới, con trai chị đang "vật lộn" với kỳ thi học kỳ 1 với 8 môn thi dày đặc. Lẽ ra không quá căng thẳng nhưng con chị gánh áp lực khi mọi người xung quanh "nghiêm trọng" chuyện điểm số.
Như đợt vừa rồi, chỉ một bài điểm tra tiếng Anh, con chị đạt 6,5 điểm mà giáo viên cùng nhóm trong Ban đại diện phụ huynh đã đưa ra bàn luận, phân tích, rút kinh nghiệm vì số điểm đó ảnh hưởng đến kết quả chung của cả lớp.
Học sinh các bậc học đang dồn dập cho kỳ thi học kỳ (ảnh minh họa)
Trước kỳ thi học kỳ, giáo viên cùng Ban đại diện phụ huynh họp trao đổi và công khai thông báo học sinh (HS) phải đạt điểm thi thật tốt, đặc biệt là môn Toán - cô chủ nhiệm dạy Toán - tuyệt đối không được đạt dưới điểm 8.
"Áp lực từ giáo viên, từ Ban đại diện phụ huynh như vậy nên con tôi dù biết cha mẹ không quan trọng điểm số nhưng cháu vẫn rất lo lắng. Những ngày qua, tôi rủ con xuống tầng đi dạo, đọc sách... con không chịu, chỉ ôm lấy bài vở. Cháu lo không đạt điểm tốt sẽ bị mắng trước lớp", người mẹ kể.
Theo chị Thúy, sau khi thi học kỳ 1, các con nghỉ Tết xong thì lại chuẩn bị thi giữa kỳ. Dồn dập, dồn dập với việc thi cử như vậy gần như các con không kịp thời gian để cân bằng, xả hơi...
Là một người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cũng là một phụ huynh, chị Vũ Quỳnh Giang, có con học tại Trường THCS Trần Văn Ơn,TPHCM cho hay, con chị cũng đang chạy đua với lịch thi học kỳ.
Với thực tế thi cử, chị nói rõ với con thi cử là sẽ căng, cần nhất là con hãy ôn tập kỹ, làm bài hết sức mình nhưng đừng quá xem trọng kết quả.
Chị Giang đánh giá những năm gần đây bài vở các em học không quá nhiều mà đòi hỏi HS phải hiểu để vận dụng kiến thức. Nhưng có điều, thầy cô không có nhiều thời gian, lại phải hoàn thành giáo án theo chương trình nên họ cũng khó trong việc cho HS bài vận dụng thực tiễn nên đến khi thi thì các em lúng túng.
Theo chị Giang, mọi việc vẫn nằm ở chỗ, chương trình hiện nay rất nặng, nhất là môn Toán. Với lượng kiến thức đòi hỏi thì dù đổi mới phương pháp dạy học, học 2 buổi/ngày vẫn là nặng với các em, hạn chế việc học vận dụng. Áp lực chỉ giảm khi chương trình thay đổi.
"Tuy nhiên, ở một số trường, nhất là các trường điểm, nhà trường, giáo viên cũng gây áp lực điểm số một cách quá đáng lên HS, phụ huynh. Chúng ta nói thay đổi nhưng thật ra vẫn rất quan trọng điểm số", chị Giang bộc bạch.
Quay cuồng vì thi
Theo hướng dẫn thi học kỳ 1 năm học 2018-2019 của TPHCM, các trường THCS - THPT sẽ thi học kỳ 1 trong khoảng thời gian từ 10 - 22/12/2018.
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu, các nội dung của đề kiểm tra phải bảo đảm đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các cấp học theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Học sinh TPHCM tranh thủ ăn cơm trên đường đến lớp.
Nội dung kiểm tra phải bảo đảm tính chính xác, câu hỏi rõ ràng; nội dung các câu hỏi phải theo tiến độ bài dạy ở kỳ kiểm tra và sát với chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình. Đặc biệt, Sở chỉ đạo phải tăng cường các câu hỏi vận dụng, câu hỏi liên hệ với thực tiễn cuộc sống nhưng cần tránh khiên cưỡng, gượng ép. Sau kỳ thi, các đơn vị phải gửi đề vào đáp án về để Sở kiểm tra.
Việc thi học kỳ, nghe có vẻ đơn giản nhưng với các em HS, vừa kết thúc đợt thi này lại nối tiếp đợt thi khác với những áp lực điểm số bủa vây thì các em rất khó tránh được sự căng thẳng.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Cẩm Vân, việc lo lắng trước kỳ thi là bình thường nhưng tâm lý căng thẳng, lo sợ ảnh hưởng đến chất lượng bài thi dẫn đến suy giảm thể chất, tinh thần thì cần được chú ý để tránh rối loạn tâm lý. Vào mùa thi, rất nhiều HS có biểu hiện rối loạn tâm lý, tâm thần, trong là các em trong độ tuổi 10 - 19.
Các em gánh nhiều áp lực về lứa tuổi, áp lực từ nhà trường, gia đình và từ chính bản thân. Việc trải qua nhiều kỳ thi nối tiếp cũng dễ làm các em đuối sức khi tâm lý của đợt thi cũ chưa hồi phục lại chuẩn bị đối diện với kỳ thi khác.
Phải nói, mọi đánh giá, chất lượng trong giáo dục của chúng ta vẫn đang quy hết vào các kỳ thi, điểm số. Nhiều lần, chính những người trong ngành cũng phải thừa nhận, nếu không có các kỳ thi, HS sẽ không có động lực để học tập. Và học trò đã quen với việc học để thi đến độ nếu không thi... các em không học để làm gì.
Học trò Việt Nam mỗi năm có ít nhất 4 kỳ thi trong trường học, gồm 2 kỳ thi giữa kỳ và 2 kỳ thi cuối kỳ, chưa kể vô số bài kiểm tra, đánh giá. Hình ảnh học trò chúng ta miệt mài vì thi hoàn toàn đối ngược với giáo dục Phần Lan - được xem là đất nước có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới.
Bà Anna Mari Jaatinen, hiệu trưởng Trường Tiểu học Siltamki, Phần Lan - người có 22 năm làm công việc hiệu trưởng cho biết, giáo dục Phần Lan có rất nhiều mục tiêu như kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập, kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ, năng lực về mặt xã hội, thấu hiểu về văn hóa, bản thân, khởi nghiệp...
Nhưng suốt 16 năm ở phổ thông, học sinh ở Phần Lan không trải qua một kỳ thi quốc gia nào. Hàng năm, các em chỉ trải qua các bài test và quan trọng nhất là các bài test về hạnh phúc, về niềm vui đi học...
Hoài Nam
Theo Dân trí
Nhà trường phải vì học sinh Nhiều người nước ngoài chọn nghề giáo đã nhấn mạnh như vậy sau các vụ giáo viên hành xử không đúng chuẩn mực, thậm chí phản giáo dục, gây tổn thương nặng nề cho học sinh. Học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM) tặng hoa cho cô giáo nhân Ngày nhà giáo Việt Nam - Ảnh: NHƯ HÙNG Cô MEREDITH M....